Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam


Hồng và duyên hải Đông Bắc.

b. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung giải quyết những nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịchphát triển du lịch trong liên kết vùng (liên kết nội vùng); các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH; thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng (theo ngành: Khách du lịch, tổng thu du lịch, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lĩnh vực kinh doanh du lịch và theo lãnh thổ: Sản phẩm du lịch, điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch); liên kết trong phát triển du lịch giữa thành phố Hải Phòng với một số địa phương trong vùng ĐBSH; định hướng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH.

- Về thời gian: Tập trung trong giai đoạn 2005 - 2015 và định hướng đến năm 2030.

- Về không gian: Toàn bộ thành phố Hải Ph ng đặt trong liên kết với các tỉnh, thành phố c n lại thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (gọi chung là vùng ĐBSH); gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Quảng Ninh (tập trung vào các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Ph ng, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình).

4. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp nghiên cứu thực địa

Là phương pháp khảo sát ngoài thực địa để thẩm nhận những giá trị của tài nguyên, hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi cho vấn đề nghiên cứu. Quá trình điền dã là điều kiện đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết mà các phương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp chưa chính xác. Đây là phương pháp quan trọng để nghiên cứu du lịch nhằm góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực hơn.

Phương pháp này được tiến hành tại điểm đến du lịch Hải Ph ng và vùng ĐBSH, nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

b. Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 3


Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập thông tin, số liệu sơ cấp liên quan đến luận án. Các bước điều tra được tác giả thực hiện như sau:

+ Nội dung điều tra:

* Mục đích: Nghiên cứu về khách du lịch và quan điểm của họ về du lịch Hải Ph ng, sản phẩm liên kết của Hải Ph ng nhằm định hướng liên kết du lịch giữa Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố khác trong vùng ĐBSH. Những số liệu sơ cấp thu thập được sẽ thực sự cần thiết và ý nghĩa cho quá trình nghiên cứu của luận án.

* Đối tượng: Khách du lịch (nội địa và quốc tế) đến Hải Ph ng.

* Nội dung phiếu điều tra: Những thông tin về khách, về chuyến đi; những đánh giá của khách về chuyến đi và ý kiến đóng góp của họ về du lịch Hải Ph ng.

* Chọn mẫu: Ngẫu nhiên, đảm bảo tính đại diện của mẫu, sai số cho phép +-7%. Khách du lịch quốc tế là 250 khách (250 phiếu), khách du lịch nội địa là 370 khách (370 phiếu).

* Địa điểm điều tra: Các điểm đến du lịch và các cơ sở lưu trú tại thành phố Hải Ph ng - nơi du khách đến tham quan và lưu trú.

* Thời gian: Các bảng hỏi được tiến hành điều tra tại Hải Ph ng từ năm 2015 đến năm 2016.

+ Xây dựng phiếu điều tra: Xem phụ lục 1.

+ Xử lý kết quả: Từ các phiếu điều tra đã thu thập được, tác giả xử lý bằng phần mềm Excel, từ đó đánh giá và phân tích phục vụ luận án.

- Phương pháp phỏng vấn

Đây là phương pháp hiệu quả nhằm thu thập những thông tin mong muốn cũng như một số thông tin c n thiếu mà bảng hỏi chưa đáp ứng được.

Phương pháp này được sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch nhằm lĩnh hội ý kiến của họ về phát triển du lịch và liên kết vùng du lịch.

c. Phương pháp bản đồ

Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các bước nghiên cứu của luận án:

- Khai thác bản đồ do các cơ quan chuyên ngành nghiên cứu để tìm kiếm thông tin;

- Thể hiện kết quả nghiên cứu trên bản đồ, xây dựng hệ thống bản đồ (bằng phần mềm Map Info) nhằm trực quan hóa kết quả nghiên cứu của luận án (bản đồ: hành chính thành phố Hải Ph ng, tài nguyên du lịch Hải Ph ng, thực trạng du lịch


thành phố Hải Phòng, liên kết giữa du lịch Hải Ph ng với vùng ĐBSH, định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng và các bản đồ liên quan đến vùng ĐBSH).

d. Phương pháp thang điểm tổng hợp

Là phương pháp định lượng. Luận án sử dụng phương pháp này nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng theo lãnh thổ: Điểm, khu, tuyến du lịch. Mỗi tiêu chí bao gồm 5 nội dung tương ứng với 5 mức độ được xếp hạng từ cao đến thấp và tương ứng với đó là 5 mức điểm từ 5 → 1. Đây là một phương pháp hữu ích giúp luận án đưa ra những kết quả nghiên cứu cụ thể, sát thực.

e. Phương pháp chuyên gia

- Mục đích: Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án nhằm tận dụng sự hiểu biết sâu, rộng của các chuyên gia trong lĩnh vực địa lý và du lịch để đưa ra dự báo, đánh giá về đối tượng nghiên cứu; nhằm tiếp thu những phương pháp nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, vận dụng cho thành phố Hải Ph ng.

- Chọn mẫu: Trong khuôn khổ luận án này, các chuyên gia bao gồm chuyên gia thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Du lịch Hải Ph ng, Sở Du lịch Quảng Ninh, Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch Ninh Bình; chuyên gia đang công tác tại một số công ty lữ hành và khách sạn tại Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh và Ninh Bình.

- Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn: Xem phụ lục 13, 15.

g. Phương pháp dự báo

Phương pháp này nhằm nghiên cứu toàn diện các yếu tố liên quan đến sự phát triển du lịch Hải Ph ng và sự liên kết với vùng ĐBSH. Qua đó, dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, liên kết; đề xuất các trọng điểm, dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư cũng như xác định các sản phẩm du lịch, tuyến du lịch.

5. Những đóng góp mới của luận án

a. Về mặt lý luận

Đúc kết và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển du lịch, phát triển du lịch trong liên kết vùng; các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch, các nội dung và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển du lịch trong liên kết vùng; từ đó vận dụng vào thành phố Hải Ph ng. Đặc biệt, bước đầu đánh giá được mức độ liên kết du lịch cấp vùng,


từ các góc độ quản lý Nhà nước và kinh doanh du lịch. Kết quả này khá mới mẻ bởi cách tiếp cận kết hợp giữa quản lý và kinh doanh, thích hợp với phân tích của ngành Du lịch.

b. Về mặt thực tiễn

- Làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH;

- Phân tích được những thành tựu và thách thức trong phát triển du lịch Hải Ph ng giai đoạn 2005 - 2015 bằng các tiêu chí đã lựa chọn và phương pháp điều tra xã hội học;

- Đánh giá được nội dung phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch cùng các bên liên quan. Chỉ ra được hiệu quả của thực trạng trên dựa trên một số các chỉ tiêu cơ bản;

- Nêu được định hướng và các nhóm giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH đến năm 2030;

- Các kiến nghị đưa ra nhằm định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng phối hợp với yêu cầu và tầm nhìn của liên kết vùng có ý nghĩa thực tiễn;

- Luận án đã cung cấp cơ sở khoa học cho các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH; đặc biệt là thành phố Hải Ph ng, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình trong việc phối hợp, liên kết để cùng phát triển du lịch nhanh, mạnh, bền vững.

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 4 chương như sau:

Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch và liên kết vùng du lịch.

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong liên kết vùng.

Chương 3. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

Chương 4. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT VÙNG DU LỊCH

1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam

Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về du lịch và sự phát triển của du lịch trên thế giới liên quan đến các phương diện về tài nguyên du lịch, khách du lịch, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng, các điểm du lịch, sức chứa…v.v…

Những cuốn sách liên quan đến lĩnh vực du lịch ra đời sớm tại các nước phương Tây, đánh dấu mốc cho sự phát triển của ngành Du lịch như cuốn “Hướng dẫn về các đường sá ở Pháp” năm 1552, cuốn “Các cuộc du hành ở Pháp” năm 1589, cuốn “Sách tra cứu về y học, lý học và lịch sử học về Libenstain” năm 1610 (Libenstain là một trung tâm nước khoáng chữa bệnh nổi tiếng của Đức). [15]

Và những đóng góp của các học giả như L.I.Mukhina (1973) về đánh giá các tổng thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí; N.X.Kandaxkia (1973) nghiên cứu về các tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng du lịch; I.I.Piroinik (1985) nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ và các vùng du lịch [60]. Hay những nghiên cứu về khách du lịch để có cái nhìn đầy đủ nhất về đối tượng phục vụ của ngành (bắt đầu từ thế kỷ 18 tại Pháp với định nghĩa đầu tiên, đến năm 1800, đầu thế kỷ 20, năm 1937, năm 1950, năm 1963, năm 1978, năm 1989, năm 1993, năm 1999, năm 2005…). [15]

Ở Việt Nam, những vấn đề phát triển du lịch được quan tâm và nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Có nhiều sách chuyên khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch. Có thể kể đến những tác phẩm như Địa lý du lịch (năm 1996) [72] và Địa lý du lịch Việt Nam (năm 2010) [73] của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (đồng tác giả) [60], Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh [53], Kinh tế du lịch của Trần Thị Minh H a (đồng tác giả) [15], Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới của Trần Thị Minh H a (chủ biên) [17] v.v…

Vấn đề phát triển du lịch cũng thường được đặt trong các công trình nghiên cứu như một số đề tài khoa học:

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” của tác giả Đỗ Quốc Thông (2004) [57]. Đề tài phân tích đánh


giá hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận; định hướng phát triển theo ngành, theo không gian du lịch thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận; xây dựng các cụm, tuyến du lịch.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020” của tác giả Mai Thị Ánh Tuyết (2007) [76]. Đề tài cũng đi theo hướng trình bày về cơ sở lý luận, đánh giá tiềm năng và thực trạng để từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch của An Giang đến năm 2020.

Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Duy Mậu (2012) [31] đã nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn Tây Nguyên và định hướng, giải pháp phát triển du lịch của khu vực này đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” của tác giả Nguyễn Lan Anh (2014) [1] đã tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch. Theo đó, tác giả đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang).

Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” của Nguyễn Thị Phương Nga, 2016 [37]. Luận án đã đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, xác định các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch; đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập.

Tác giả Lê Văn Minh (chủ nhiệm), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển các khu du lịch”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch, 2007 [34].

Trong sự phát triển nói chung của ngành Du lịch, các điểm đến giữ một vai tr đặc biệt quan trọng. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển các khu du lịch” được tiến hành với mục tiêu “xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ban đầu để phát triển các khu du lịch (không đi sâu nghiên cứu các giai đoạn kinh doanh sau đầu tư), khai thác sử dụng có hiệu quả và bảo tồn các nguồn tài nguyên ở các khu du lịch, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng thời gian lưu trú của khách và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch” [34].


Các vấn đề được tập trung nghiên cứu trong đề tài trên là lý luận và thực tiễn về khu du lịch, về đầu tư phát triển các khu du lịch. Thực trạng các hoạt động khai thác và kinh doanh tại một số khu du lịch. Công tác đầu tư phát triển một số khu du lịch đó. Từ đó, xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm đầu tư xây dựng có hiệu quả đối với các khu du lịch. [34]

Khách du lịch là một trong những nhân tố đánh giá sự phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khách du lịch nhằm nắm bắt được nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách, qua đó có định hướng thu hút, phục vụ khách một cách tốt nhất, đóng góp cho sự tăng trưởng của ngành Du lịch. Các đề tài có thể kể đến là tác giả Trần Thị Minh H a, “Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Hà Nội”, Đề tài cấp bộ, Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006 [18]. Tác giả Nguyễn Quỳnh Nga (chủ nhiệm), “Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việ Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch, 2001 [38].

Những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên sẽ được tác giả kế thừa một cách chọn lọc sao cho phù hợp với định hướng nghiên cứu của luận án.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch tại Hải Phòng

Về phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng, đã có một số công trình; là đề án, tham luận, sách trên địa bàn; đề cập đến các khía cạnh khác nhau của sự phát triển du lịch thành phố như:

UBND thành phố Hải Ph ng, “Đề án đẩy mạnh phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020” [79].

Đề án đã đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Hải Ph ng. Về quan điểm phát triển, thành phố chủ trương khai thác tối đa và hiệu quả tiềm năng tự nhiên cũng như văn hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển du lịch nhưng phải đảm bảo yếu tố môi trường, trật tự an ninh xã hội. Thông qua hoạt động du lịch, sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công việc cho người dân và nâng cao dân trí…[79]


Về mục tiêu phát triển: “Từng bước xây dựng Hải Phòng thành trung tâm đón nhận và phân phối khách quốc tế, đào tạo nhân lực du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch. Phấn đấu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, là động lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ; đảo Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước” [79].

Luận án “Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững” của tác giả Lê Văn Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, năm 2009 [35].

Công trình này tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở hai địa phương Hải Ph ng và Quảng Ninh giai đoạn từ năm 1992 - năm 2007 theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở trung tâm du lịch này, về mặt kinh tế, tài nguyên - môi trường, văn hóa - xã hội.

Nghiên cứu này cũng góp phần gợi mở mối liên hệ giữa du lịch thành phố Hải Ph ng với du lịch Quảng Ninh - một điểm đến trọng yếu của vùng ĐBSH.

Đề tài “Mô hình nào cho phát triển thương hiệu du lịch Hải Phòng” của tác giả Đỗ Cẩm Thơ, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, năm 2011 [61].

Để phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển du lịch nói riêng thì vấn đề xây dựng được thương hiệu, đồng thời phát triển thương hiệu đó hết sức quan trọng.

Trong đề tài trên, tác giả khẳng định, “Hải Phòng được định hướng phát triển thành một trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ. Các trọng điểm du lịch của thành phố là Đồ Sơn và Cát Bà được Chính phủ xác định phát triển cùng Hạ Long để trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế lớn của cả nước. Bên cạnh đó, chủ trương và quan điểm của thành phố cũng tạo động lực cho du lịch phát triển. Trong những năm qua đã mở ra được nhiều tuyến du lịch, sản phẩm du lịch và có những định hướng quan trọng đối với phát triển du lịch. Đặc biệt, từ nhiều năm lãnh đạo thành phố cũng luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng thương

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí