Các Công Trình Nghiên Cứu Về Liên Kết Vùng Du Lịch


hiệu cho du lịch Hải Phòng. Đây là những cơ sở quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng thương hiệu” [61].

Về vấn đề thương hiệu du lịch Hải Phòng, tác giả đưa ra các điểm chính của điểm đến Hải Ph ng là đô thị; cảng, biển Đồ Sơn, Cát Bà; lễ hội Chọi trâu để làm căn cứ xây dựng thương hiệu của thành phố này [61].

Bên cạnh đó là các nghiên cứu nhưng trên một thành tố nào đó về du lịch Hải Ph ng như xúc tiến, thị trường, nguồn nhân lực…v.v…

Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu một cách đầy đủ và bài bản về sự phát triển du lịch Hải Ph ng không thực sự nhiều. Đồng thời, chưa có nghiên cứu nào trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 như mốc thời gian mà luận án đề ra. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên là nguồn tư liệu giá trị, cung cấp nguồn số liệu thứ cấp cần thiết cho những phân tích của luận án.

1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch trên thế giới và ở Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề liên kết vùng, liên kết du lịch. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như Tourism planning (Anh); The geography of tourism and recreation xuất bản tại London (Anh); Tourism management, The geography of travel and tourism của đại học Oxford…Và trên thực tế, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch các quốc gia trên thế giới như ở Châu Âu và một số nước Châu Á (Thái Lan, Malaysia,…) luôn gắn liền với sự liên kết làm du lịch.

Một số nghiên cứu cụ thể của các học giả nước ngoài như:

Lindemberg Medeiros de Araujo - Federal University of Alagoas, Brazil, Bill Bramwell - Sheffield Hallam University, UK, “Partnership and regional tourism in Brazil”, Annals of Tourism Research, Vol.29, No.4, pp.1138 - 1164, 2002 [110].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Bài viết này đề cập đến vấn đề phát triển du lịch ở một khu vực gắn với quan hệ đối tác giữa các thành phần: Chính quyền, các nhà đầu tư, doanh nghiệp…Đông Bắc Brazil là khu vực được nghiên cứu. Đây là vùng nghèo nhất của Brazil và du lịch được xem là một trong những hướng đi vực dậy nền kinh tế.

Bài viết chỉ ra rằng việc liên kết trong phát triển du lịch ở một khu vực có thể tận dụng lẫn nhau vốn kiến thức, kinh nghiệm, nguồn vốn hay sự phối hợp các

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 4


chính sách liên quan có thể tốt hơn…Sự ra đời của những liên hiệp phát triển du lịch có thể thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. Tuy nhiên, bài viết cũng e ngại rằng vấn đề liên kết sẽ trở nên khó hơn ở những khu vực đang phát triển như Đông Bắc Brazil.

Các tác giả đã diễn giải và chứng minh vấn đề nghiên cứu bằng rất nhiều ý kiến của các học giả khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy, những đánh giá gắn với thực tế c n mờ nhạt.

Ellingsen & Peters, “Building capability for regional collaboration: A success story from South Australia supported by Norwegian evidence” [101].

Các tác giả của nghiên cứu này đồng tình rằng việc hình thành cụm là một phương pháp phổ biến để kích thích sự hợp tác và đổi mới. Đồng thời, việc liên kết này sẽ đem lại những hiệu quả cho hoạt động du lịch.

Họ cũng đưa ra quan điểm về sự tin tưởng lẫn nhau với ba khía cạnh: Yếu tố phát luật, hợp đồng và kinh nghiệm cá nhân, được xem là cần thiết để thiết lập một cơ sở tin cậy cho sự hợp tác hiệu quả.

Cathy Hsu, Zheng Gu, “Regional tourism collaboratinon in the Pearl river delta,China”, The Hong Kong Polytechnic University, International CHRIE conference - refereed track, July 29, 2009, Page 12 [95].

Bài viết khẳng định rằng 3 trong số các điểm đến để phát triển du lịch hiện nay của Trung Quốc là Macao, Hồng Kông và Chu Hải. Đây là những địa danh đã phát triển hoặc rất có tiềm năng để thúc đẩy hoạt động du lịch. Các tác giả của bài viết cũng nhận định rằng việc phát triển du lịch mà không cần sự phối hợp và hợp tác khu vực có thể dẫn đến tình trạng dư thừa, cạnh tranh và phát triển không lành mạnh của ngành Du lịch trong khu vực.

Nghiên cứu này điều tra các vấn đề hợp tác du lịch của 3 điểm đến bằng cách phỏng vấn sâu với các quan chức chính phủ, các học viên ngành công nghiệp và các nhà nghiên cứu du lịch. Các câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề là làm thế nào để 3 điểm đến cùng chung tay hợp tác phát triển du lịch? Dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT).

Trong bài viết, các tác giả cũng đưa ra nhiều quan điểm của các học giả về liên kết, hợp tác du lịch. Hợp tác du lịch được đề xuất như một phương tiện để giải


quyết các cuộc xung đột chính trị trong khu vực như trường hợp của các phân vùng đảo Cyprus (theo Sonmez và Apostolopoulos, 2000). Mục đích chính của hợp tác du lịch khu vực là để tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế (theo tờ Du lịch tình báo quốc tế, 2008). Theo Megwi (2003), du lịch hợp tác khu vực là một chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp du lịch và hướng đến một số mục tiêu. Trước hết, mục tiêu là thúc đẩy các khu vực như một điểm đến tích hợp bằng cách tận dụng những thế mạnh của du lịch kết hợp, đồng thời không quên nhấn mạnh sự độc đáo của từng khu vực riêng biệt. Thứ hai, sự hợp tác nên cố gắng phối hợp các nỗ lực trong việc tạo việc làm và đào tạo lao động để cải thiện các tiêu chuẩn dịch vụ du lịch của toàn khu vực. Thứ ba, nỗ lực hợp tác khu vực để phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực thông qua các nỗ lực chung từ các điểm đến cá nhân v.v…Pretty (1995) cho rằng du lịch hợp tác khu vực tạo điều kiện phối hợp các chính sách, làm tăng sự chấp nhận các kết quả và bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách.

Tuy nhiên, các học giả cũng cho rằng rào cản đối với hợp tác du lịch trong khu vực vẫn tồn tại. Đặc biệt, mức độ phát triển không đồng đều của cac điểm đến có thể ngăn cản sự hợp tác này. Thompson (1997) đã chỉ ra rằng, sự phát triển không đồng đều tạo ra thái độ liên kết nhóm giữa các đối tác. Một địa điểm phát triển hơn có thể không muốn cộng tác với một nơi ít phát triển hơn bởi vì đôi khi trong nhận thức của chính quyền và những người làm du lịch ở đó thì hợp tác có thể chỉ có lợi cho các nơi kém phát triển. Hơn nữa, các điểm đến cũng có thể miễn cưỡng làm việc với nhau vì sự thiếu tự tin hoặc không tin tưởng đối tác (Aranjo và Bramwell, 2002; Hall và Jenkins, 1995). Một rào cản lớn nữa để hợp tác là theo đuổi từng quan điểm cá nhân của các bên tham gia, trong khi hợp tác du lịch khu vực là để mang lại lợi ích chung của địa phương, khu vực và quốc gia và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong khu vực. Điều này cần phải được cân bằng lợi ích và quyền lợi, và đ i hỏi sự hy sinh cái tôi cá nhân của các bên tham gia (Aranjo và Bramwell, 2002; Gunn và Var, 1994; Inskeep, 1994; Tosun và Jenkins, 1996).

Nghiên cứu trên đã tổng hợp được nhiều quan điểm hữu ích về vấn đề liên kết du lịch khu vực.


Lesley Williams, Jutamas Jantarat, “Interorganisational Collaboration in Tourism”, Đại học Lincoln Canterbury, tháng 2, năm 1998 [109].

Bài viết đưa ra một minh chứng về “Chiến dịch Mùa Đông” trong nội thành Christchurch năm 1996, đề xuất bởi Hội đồng du lịch Canterbury - New Zealand, được dùng để khám phá ra động lực lập kế hoạch của các sự kiện hợp tác du lịch. Mục tiêu của Hội đồng cho sáng kiến trên là gia tăng khách du lịch nội địa của thành phố và khu vực Canterbury. Tại cuộc họp đầu tiên giữa 35 nhà quản lí, với phạm vi đa dạng của các công ty du lịch địa phương đã đưa ra cái nhìn tổng quát về sự kiện được đề xuất. Những người có mặt bao gồm: Các quan chức chính phủ, các nhà quản lý của các tổ chức vận tải, công ty lữ hành, các nhà quản lý công ty chỗ ở, quản lý các điểm tham quan trong khu vực và các cán bộ của công ty thuê xe. Tổng cộng có hai mươi bảy tổ chức cam kết sẽ tham gia vào chiến dịch cuối buổi họp đầu tiên này.

Các chi tiết về chiến dịch Mùa Đông đã được thảo luận tại cuộc họp lần thứ hai. Nội dung bao gồm việc tái cơ cấu kế hoạch ban đầu, cũng như tổ chức các cuộc thảo luận chính thức về vấn đề thực hiện cụ thể. Trong cuộc phỏng vấn sâu tiến hành tiếp theo cùng sự tham gia của các nhà quản lý từ mười tổ chức tham gia, các nhà quản lý này đã được lựa chọn hết sức cẩn thận để đảm bảo một loạt các doanh nghiệp và quan điểm được đại diện. Những buổi phỏng vấn tập trung vào lý do tại sao được chọn để tham gia chiến dịch.

Và bài viết cũng đi đến kết luận, có nhiều giả thiết rằng những kết quả hợp tác sẽ có năng suất và hiệu quả cao hơn.

Krishna B Ghimire, “Regional Tourism and South - South Economic Cooperation”, The Geographical Journal, Vol.167, No.2, Jun., 2001, PP.99 - 100 [107].

Bài viết đề cập đến sự hợp tác khu vực giữa các nước đang phát triển. Cũng như những nhận định của các tác giả khác, tác giả bài viết này đã viết: Hợp tác khu vực mãi và là một phần thiết yếu trong quy hoạch phát triển ở các nước đang phát triển. Trong một số trường hợp, du lịch đã được xem như một vị cứu cho các nước đó. Đặc biệt, các lĩnh vực kinh doanh của ngành như chỗ ở, ăn uống, các hoạt động vui chơi giải trí, điều hành tour du lịch, vận chuyển, sản xuất đồ lưu niệm, bán hàng đã mở rộng quy mô việc làm và thu nhập cho người dân. Chính phủ và các nhóm


doanh nghiệp liên quan, các tổ chức tài chính quốc tế có xu hướng coi du lịch là một ngành công nghiệp không khói.

Trong bài, tác giả phân tích: Hợp tác du lịch khu vực được coi là lĩnh vực quan trọng ngay sau khi thành lập ASEAN vào năm 1967. Trong những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, khi thương mại và đầu tư kinh tế là khu vực chính của hợp tác khu vực, phát triển du lịch đã được công nhận là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động này. Năm 1967, tổ chức này đã tạo ra một Tiểu ban về du lịch để phát triển các dự án du lịch phối hợp tăng cường tiếp thị của họ. Năm 1981, diễn đàn du lịch ASEAN được thành lập như là một sự kiện hàng năm. Các khía cạnh khác nhau liên quan đến xúc tiến du lịch, tiếp thị, nghiên cứu và đào tạo được thảo luận và đề ra kế hoạch hành động thông qua diễn đàn này. Năm 1992, đề xuất các biện pháp khác nhau để thúc đẩy du lịch trong khu vực. Năm 1998, ASEAN đã đề xuất để tập trung các hoạt động du lịch của mình vào các chủ đề chiến lược sau: Tiếp thị khu vực ASEAN là mục tiêu, điểm đến đầu tiên; khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch, đầu tư cho du lịch, du lịch với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch. Trong những năm gần đây, các tổ chức du lịch ASEAN vẫn rất tích cực trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động du lịch quốc gia và khu vực.

Bên cạnh đó, một hoạt động khác ở Châu Phi mang tên gọi là Hội nghị điều phối phát triển miền Nam Châu Phi đã thành lập năm 1980. Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi mang lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo trong khu vực. v.v…

Bài viết trên cho thấy, sự ra đời và hoạt động của các tổ chức nhằm kết nối các địa điểm du lịch là cần thiết và mang lại hiệu quả cho hoạt động liên kết.

Ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn về liên kết vùng trong lĩnh vực du lịch c n mới mẻ nên không tránh khỏi hạn chế.

Vấn đề liên kết vùng trong lĩnh vực du lịch mới chỉ chủ yếu được đề cập đến trong các đề án như “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [63]; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [65]. Trong đó, chỉ rõ giải pháp chú trọng, tăng


cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương, hướng tới cho ra đời các sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.

Một số nghiên cứu khác về liên kết vùng trong phát triển du lịch như:

- Tác giả Lê Văn Minh (2015), “Liên kết hợp tác trong phát triển du lịch vùng Tây Nguyên”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [33]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng, trong xu thế phát triển hiện nay,

đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của WTO, vấn đề “Liên kết, Hợp tác và Hội nhập” có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của cả quốc gia, của mỗi vùng và của mỗi địa phương. Đối với sự phát triển của du lịch vùng Tây Nguyên cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Để liên kết đạt hiệu quả thì trước hết phải liên kết giữa các tỉnh trong vùng, phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương. Đối với vùng Tây Nguyên, nơi mà các giá trị về tài nguyên (nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên các sản phẩm du lịch) và các điều kiện khác trong phát triển du lịch giữa các tỉnh là tương đối tương đồng, do vậy việc liên kết hợp tác này càng có ý nghĩa trong việc thực hiện tốt những mục tiêu phát triển chung của toàn vùng. [33]

Việc liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch vùng Tây Nguyên phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: Tự nguyện, bình đẳng, mang lại hiệu quả và cùng có lợi; bổ sung khắc phục những tồn tại, phát huy những điểm mạnh về du lịch của mỗi địa phương trong vùng…[33]

Tác giả đã đi sâu và phân tích nội dung liên kết nội vùng và liên vùng, cụ thể:

+ Liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên [33]:

Liên kết, hợp tác trong xây dựng các chương trình du lịch (tour du lịch) chung của toàn vùng; trong đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng. Cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm du lịch (du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ, du lịch chữa bệnh phục hồi sức khỏe; du lịch tham quan, thắng cảnh…) cần liên kết hợp tác giữa các địa phương. Ví dụ như đối với du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ, du lịch chữa bệnh phục hồi sức khỏe: Một số tỉnh trong vùng Tây Nguyên có lợi thế để phát triển như Lâm Đồng với các khu du lịch Đan Kia Suối Vàng, Tuyền Lâm; Kon Tum với khu du lịch Măng Đen…Tuy nhiên, đây là những khu du lịch có các giá trị tài nguyên tương đồng, do vậy cần phải có sự liên kết, hợp tác giữa Lâm Đồng và Kon Tum trong việc xây dựng quy hoạch, mô hình kiến trúc xây dựng, quy mô đầu tư,


phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng để tránh trùng lặp…, có như vậy thì mới tạo ra được tính hấp dẫn du lịch và khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó là liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao; xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn.

Trong các nội dung và hình thức hợp tác trên, tỉnh Lâm Đồng với thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch của vùng cần đóng vai tr tiên phong, thường xuyên chủ trì và hỗ trợ các tỉnh c n lại trong phát triển, mặc dù nguyên tắc của quan hệ liên kết hợp tác giữa các địa phương là bình đẳng và cùng có lợi. [33]

+ Liên kết, hợp tác giữa vùng Tây Nguyên với các vùng du lịch khác, đặc biệt là hướng ra biển [33]:

Sự phát triển của du lịch Tây Nguyên không thể tách rời với sự phát triển của du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh Tây Nguyên không có biển, trong khi đó các tỉnh ven biển nước ta (29 tỉnh, thành phố/63 tỉnh, thành phố cả nước) chiếm tới trên 70% số lượt khách du lịch cũng như các chỉ tiêu chủ yếu khác (thu nhập, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, đầu tư…) của toàn ngành Du lịch. Qua đó thấy được vị trí và vai tr to lớn của du lịch biển đối với sự phát triển du lịch cả nước. Việc đẩy mạnh mối liên kết liên vùng và hợp tác hướng ra biển, trước hết các tỉnh Tây Nguyên có điều kiện và cơ hội tổ chức cho người dân trên địa bàn đi du lịch và nghỉ dưỡng tham quan vùng ven biển; xa hơn nữa là địa bàn trung chuyển để các nước bạn Lào, Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan - nơi cách xa biển có điều kiện tổ chức cho người dân và khách du lịch đến với vùng biển Nam Trung Bộ nước ta.

Việc đẩy mạnh mối liên kết hợp tác liên vùng, hướng ra biển của du lịch vùng Tây Nguyên một mặt sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Tây Nguyên, mặt khác góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động du lịch, đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh đó, phát triển du lịch vùng Tây Nguyên cũng không thể tách rời sự phát triển du lịch của các vùng khác, trước hết là vùng Đông Nam Bộ gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, xa hơn là với vùng ĐBSCL, vùng Bắc Trung Bộ…v.v…[33]


- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội (2015), “Tăng cường liên kết vùng

- Giải pháp trọng yếu phát triển du lịch Hà Nội”, Hội thảo Phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kì mới [47].

Theo bài viết, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, vấn đề liên kết phát triển các ngành kinh tế giữa các vùng, miền ngày càng trở thành nhu cầu tự nhiên và tất yếu ở bất cứ quốc gia nào. Dựa trên lợi thế so sánh về các nguồn lực và đặc biệt tiềm năng nổi trội của mỗi địa phương, thông qua quá trình liên kết, các địa phương có thể khắc phục những khiếm khuyết, để bổ trợ cho nhau, dần thu hẹp khoảng cách khác biệt, hướng tới sự tăng trưởng và phát triển đồng đều. Tăng trưởng và phát triển sẽ tập trung và xuất phát ở một số điểm có lợi thế phát triển hơn, từ đó sẽ lan tỏa qua nhiều kênh. Du lịch là một ngành mang tính “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” và du lịch Hà Nội là một trong những điển hình của mối liên hệ tương tác trên.

Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra những hạn chế của thực tế liên kết vùng trong phát triển du lịch tại Hà Nội, đó là:

+ Chưa có sự liên kết trong công tác xây dựng và triển khai quy hoạch, xúc tiếc quảng bá sản phẩm du lịch giữa các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Việc liên kết giữa các địa phương trong vùng đối với công tác trên c n manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, tự phát và mang nặng lợi ích cục bộ địa phương.

+ Về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư chưa đồng đều, c n thiếu và nếu được đầu tư thì hiệu quả chưa cao, vì c n nặng tính thời vụ.

+ Đối với nguồn nhân lực: C n hạn chế nhiều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ...chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành Du lịch.

+ Về sản phẩm du lịch: Việc liên kết giữa các cấp chính quyền ở cấp vĩ mô trong việc chỉ đạo định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ở mỗi địa phương gần như c n thiếu, chưa thực sự gắn kết với sản phẩm của các địa phương liên quan; vai tr của các Hiệp hội cũng chưa có sự phối hợp trong việc tổ chức, liên kết phát triển các chương trình du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch... [47]

Trước thực trạng đó, bài viết tập trung chỉ ra những giải pháp đẩy mạnh liên kết vùng như đầu tư phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023