Bốn là, hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch, phải coi du lịch là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh do đó phải được chú trọng quy hoạch và đầu tư
Năm là, hỗ trợ kinh tế địa phương nơi có DLST phát triển, bởi sự hỗ trợ đảm bảo cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa địa phương và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Sáu là, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương đó vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của DLST.
Bảy là, lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan khi đầu tư phát triển DLST ở một địa điểm cụ thể. Những ý kiến đó vừa góp phần cho DLST phát triển đúng với tôn chỉ mà nó đề ra đồng thời đảm bảo lợi ích của các đối tượng khác nhau.
Tám là, đào tạo nguồn nhân lực vì nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của DLST.
Chín là, tiếp thị du lịch có trách nhiệm, không khoa trương quá mức những tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của điểm du lịch, việc tiếp thị phải làm cho du khách và các tổ chức, cá nhân làm du lịch hiểu rõ DLST và ý nghĩa của nó.
Mười là, tiếp tục nghiên cứu và giám sát, nghiên cứu tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn của điểm DLST đồng thời giám sát các hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu dùng sản phẩm DLST của du khách.
Bốn yêu cầu chủ yếu để phát triển sản phẩm DLST:
Thứ nhất, phải đảm bảo sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Tức là hoạt động DLST luôn gắn với khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt là ở các vườn quốc gia.
Thứ hai, người hướng dẫn viên ngoài kỹ năng giao tiếp tốt (văn hoá ngôn ngữ) phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá bản địa.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Về Du Khách Từ Năm 1995 - 2005 [41]
- Nhận Xét Chung Về Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh
- Phương Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
- Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 12
- Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Thứ ba, người điều hành DLST là người phải có nguyên tắc, phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng cư dân địa phương với các mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch.
Thứ tư, phát triển DLST phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa. Sức chứa bao hàm bốn khía cạnh sức chứa vật lý, sức chứa sinh học, sức chứa tâm lý và sức chứa văn hoá - xã hội.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở NINH BÌNH
3.2.1. Củng có các khu du lịch sinh thái đã có và xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái mới
Từ thực trạng về tài nguyên và cơ sở vật chất cũng như những điều kiện hiện có của DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tôi xin đưa ra những định hướng theo không gian phát triển DLST của Ninh Bình như sau: DLST Ninh Bình nên phân chia theo bảy cụm du lịch chính để đầu tư và hướng dẫn đầu tư cho phù hợp với cảnh quan môi trường và những điều kiện cụ thể để tạo ra cho du khách những tuyến du lịch phù hợp
* Cụm lịch Tam Cốc - Bích Động - Hang động Tràng An và cố đô Hoa Lư:
Là cụm du lịch có giá trị nhất với việc phát triển du lịch Ninh Bình. Về không gian, cụm du lịch tương đối tập trung, với trung tâm là Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động - Tràng An. Hiện tại các điểm du lịch này đang tách rời nhau nhưng trong thời gian tới khi hoàn thành khu DLST hang động Tràng An các điểm này sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm tăng thêm thời gian lưu trú của du khách, đây sẽ là khu du lịch hàng đầu của Ninh Bình. Tài nguyên du lịch của khu du lịch này tương đối đa dạng và độc đáo. Về tài nguyên tự nhiên, đó là hệ thống hang động karst với nhiều hang đẹp, xuyên thuỷ và cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục. Về tài nguyên nhân văn, đó là hàng loạt du tích có giá trị gắn với cố đô Hoa Lư - nơi đang xúc tiến các thủ tục đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
- Sản phẩm du lịch tiêu biểu: Văn hoá lễ hội, tín ngưỡng; thăm quan nghiên cứu lịch sử di tích thời Đinh - Lê; Thăm quan các danh thắng hang động karst, leo núi, đi bộ trong rừng, thăm quan làng nghề, và du lịch thể thao (Sau khi dự án sân gold Gia Sinh hoàn thành đi vào hoạt động)
- Khả năng thu hút khách du lịch: Thời kỳ trước năm 2006 khách đến du lịch Ninh Bình tập trung chủ yếu ở cụm này. Sau 2006, số lượng khách tăng lên nhưng tỷ trọng của
cụm so với tổng số khách đến Ninh Bình có thể giảm chút ít, nhưng vẫn chiếm tới 70 - 80%.
Ngoài việc củng cố các sản phẩm đã có theo hướng du lịch cần tập trung vào phát triển sản phẩm DLST ở thung Động Long với diện tích 20 ha Bãi Tiên với diện tích 45 ha vì hai điểm này có nhiều giá trị tiềm năng thu hút khách DLST với diện tích rộng và sức chứa lớn cả về vật lý, sinh học và văn hoá xã hội.
* Cụm rừng quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương:
- Cụm này trải dài trên địa bàn huyện Nho Quan, hạt nhân của cụm này là điểm du lịch rừng quốc gia Cúc Phương và điểm nước khoáng mới phát hiện Kỳ Phú. Tài nguyên du lịch của cụm chủ yếu là tài nguyên rừng nguyên sinh và suối nước khoáng.
- Sản phẩm tiêu biểu: Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh; thể thao leo núi; nghỉ dưỡng; chữa bệnh bằng suối nước khoáng.
- Khả năng thu hút khách: thời kỳ trước 2007 khách đến cụm này chủ yếu là tới Cúc Phương và suối khoáng Kỳ Phú; Sau 2007 cả Cúc Phương, Kỳ Phú và hồ Đồng Chương đều có sức thu hút khách khi hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch ở khu tắm ngâm Kỳ Phú. Quy hoạch và hoàn thành xây dựng khu DLST Hồ Đồng Chương bao gồm hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, các công trình vui chơi giải trí và các công trình dịch vụ thể dục thể thao như lướt ván đua thuyền, công viên nước.
- Phân đợt phát triển: Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng khu DLST hồ Đồng Chương và hoàn thành khu nước khoáng Kỳ Phú cần phối hợp với Bộ NN&PTNT để có hướng đầu tư khai thác mức độ cao hơn vào Cúc Phương.
* Cụm nhà thờ đá Phát Diệm và vùng bãi bồi, rừng ngập mặn Cồn Thoi:
- Cụm này nằm trọn trong huyện Kim Sơn. Nhà thờ đá Phát Diệm hiện tại là hạt nhân của cụm này. Trong tương lai, khi Cồn Thoi được đầu tư để trở thành điểm du lịch nối thông với Hòn Nẹ thì đây sẽ có sức hút rất lớn đối với khách du lịch, lấy điểm xuất phát từ thị trấn Phát Diệm. Tài nguyên du lịch của cụm cũng đa dạng và rất độc đáo. Về tài nguyên nhân văn, đó là nhà thờ Phát Diệm, đền thờ Nguyễn Công Trứ, một số đền chùa, các lễ hội và làng nghề dệt cói truyền thống. Tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu là bãi bồi Cồn Thoi và Hòn Nẹ, vườn chim, du lich biển và bãi tắm Cồn Thoi là những tài nguyên có thể tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dưỡng độc đáo hấp dẫn khách bốn phương.
- Sản phẩm tiêu biểu: Văn hoá tín ngưỡng, tham quan làng nghề truyền thống, thăm quan nghiên cứu rừng ngập mặn và vườn cây ăn quản, săn bắn, nghiên cứu biển và nghiên cứu vườn chim vào mùa chim di cư về.
- Khả năng thu hút khách du lịch: Trước năm 2006 khách tập trung vào tham quan điểm nhà thờ đá; sau năm 2008 khách sẽ tới cả Phát Diệm và Cồn Thoi và vùng biển, bãi bồi…
- Phân đợt phát triển: Trước năm 2007 khai thác điểm du lịch nhà thờ Phát Diệm; sau 2007 đầu tư vào Cồn Thoi để biến nơi đây thành điểm thăm quan, nghiên cứu và thể thao, săn bắn và du lịch biển.
* Cụm suối nước khoáng nóng Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn Vân Long - chùa Địch Lộng:
- Cụm này nằm trên địa bàn huyện Gia Viễn. Đây là tuyến du lịch hấp dẫn và có thể khai thác bằng hình thức kết hợp giữa tham quan, nghiên cứu, thể thao và nghỉ dưỡng. Tài nguyên du lịch ở khu vực này cũng rất đa dạng cả về tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên. Đặc biệt khu vực Vân Long với quần thể voọc quần đùi trắng lớn nhất Việt Nam và một hệ động, thực vật đa dạng phong phú cùng với các làng sinh thái đang được quy hoạch và đầu tư xây dựng ở vùng đệm của Vân Long.
- Sản phẩm du lịch chủ yếu: Thăm quan, nghiên cứu hang động tự nhiên, leo núi, nghiên cứu hệ động thực vật và tín ngưỡng, chữa bệnh bằng nước khoáng nóng.
- Khả năng thu hút khách: Trước năm 2006 lượng khách đến khu vực này không nhiều chủ yếu tập trung vào khu vực Vân Long. Từ sau năm 2006 sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu Vân Long và các làng sinh thái vùng đệm và khu vực suối khoáng Kênh Gà thì đây sẽ là khu du lịch rất hấp dẫn.
- Phân đợt phát triển: trước năm 2007 gấp rút hoàn thành việc quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó tiếp tục đầu tư, quảng bá và khai thác ở mức cao hơn. Nếu quy hoạch cụ thể, kịp thời và triển khai thực hiện sớm thì các sản phẩm DLST tạo ra từ các điểm du lịch này liên kết với nhau thành chương trình DLST trọn gói lý tưởng cho khách đến Ninh Bình. Với hệ sinh thái đặc biệt đa dạng mang đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, kết hợp với Vân Long vùng đất đầy huyền thoại gắn với lịch sử dân tộc từ những ngày đầu dựng nước.
* Cụm hồ Đồng Thái - Đoòng Đèn- phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và thị xã Tam Điệp:
Với diện tích rộng lớn nằm ở hai địa phương là huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp với khu vực hạt nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ và các dịch vụ liên quan là khu vực hồ Đồng Thái - Đoòng Đèn với diện tích khoảng hơn 1.900ha và diện tích rừng tự nhiên là 1.527ha là khu vực được quy hoạch, bảo vệ rừng và động vật hoang dã như khỉ, trăn, rắn, cò, bìm bịp, bói cá… cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao xen lẫn thảm thực vật, cây cảnh như đào, nhãn, hồng… cùng với hệ thống phòng tuyến Tam Điệp, đèo Tam Điệp, (Ba dội), và thị xã Tam Điệp, các nông trường của thị xã Tam Điệp.
Sản phẩm du lịch: Đua thuyền, lướt ván, kayak, leo núi, nghỉ dưỡng,chữa bệnh, thăm quan làng nghề truyền thống.
Khả năng thu hút khách: Hiện tại lượng khách đến với cụm du lịch này chưa nhiều do chưa được đầu tư xây dựng, quảng bá nhưng nếu được quy hoạch và đầu tư xây dựng một cách khoa học đây sẽ là một khu DLST gắn với lịch sử - văn hoá, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao và nghỉ dưỡng cuối tuần với chất lượng cao chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch nhất là khách du lịch quốc tế.
Phân đợt phát triển: Hiện tại đây là cụm du lịch có nhiều tiềm năng phát triển do đó có nhiều đơn vị, cá nhân muốn được đầu tư khai thác tuy nhiên, các cơ quan quản lý du lịch hết sức thận trọng trong phê duyệt quy hoạch và lựa chọn đối tác đầu tư.
Phát triển khu du lịch này là một điểm nhấn cho DLST của Ninh Bình, có thể nói đây là khu du lịch đa chức năng và tạo cho du khách một chương trình sinh động hấp dẫn với nhiều hình thức, hoạt động khác nhau. Với diện tích lớn nằm ở hai địa phương của Ninh Bình là huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp, với khu vực hạt nhân đầu tư xây dựng khu trung tâm du lịch, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ và các dịch vụ là khu vực
Xây dựng tuyến DLST điển hình:
Tuyến DLST điển hình của Ninh Bình là: Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn Vân Long - vườn quốc gia Cúc Phương. Với tuyến DLST này dựa trên bốn trụ cột chính là trung tâm truyền thông của vườn quốc gia Cúc Phương, hệ thống đường mòn vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn Vân Long cùng với hướng dẫn viên DLST là người Ninh Bình và các dịch vụ, hàng hóa dịch vụ mang bản sắc của Cố Đô Hoa Lư. Các hoạt động chính trên
tuyến này là tuyến đường mòn đi bộ trong rừng, thăm quan nghiên cứu rừng nguyên sinh, xem động thực vật quý hiếm ở rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn Vân Long, đi xe trâu trên đê Vân Long, đi thuyền trên sông Hoàng Long và đầm Kênh Gà, tắm nước khoáng Kênh Gà, thăm động Vân Trình, leo núi Vân Long, thăm bản Khanh dân tộc Mường nằm ở phía Bắc vườn quốc gia Cúc Phương. Tất cả các hoạt động này phải tạo ra sức hấp dẫn để khách chủ động tích cực tham gia. Có nghĩa là các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo sự độc đáo, đặc sắc. Một mặt giúp cho khách có được các trải nghiệm trong điều kiện môi trường sinh thái. Mặt khách tập đóng vai trò là người dân địa phương nơi đến du lịch thông qua hoạt động giao tiếp thân mật, thoải mái với cư dân, với người phục vụ du lịch. Trong DLST, kiến thức về các hệ sinh thái tự nhiên không yêu cầu những khách du lịch phải là những chuyên gia môi trường hay tự nhiên. Những kiến thức đó được cung cấp cho du khách du lịch thông qua chính việc khách đi du lịch được trực tiếp quan sát, cảm thụ môi trường tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của người dân địa phương. Nó giống với nội dung trong câu thành ngữ được nhắc đến: “nghe thì quên, nhìn thì nhớ, mà làm thì hiểu” hoặc trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần có sự tham gia của tất cả các hoạt động tâm lý. Như vậy, muốn những kiến thức về sinh thái và văn hoá của người dân địa phương khách có thể cảm nhận và tiếp thu và có được những kiến thức đó như những người dân địa phương thì phương pháp tốt nhất là hãy tạo điều kiện để khách du lịch trong chuyến đi của mình được trở thành những người dân địa phương thực sự.
Việc thiết kế chương trình chi tiết trên tuyến du lịch này cần thiết phải có sự tham gia của các hãng lữ hành có thị trường mục tiêu là khách DLST. Vì vậy để các sản phẩm DLST của Ninh Bình phù hợp với với mong muốn của người tiêu dùng việc tìm kiếm các đối tác, các nhà phân phối sản phẩm là các hãng lữ hành và các công ty lữ hành DLST có vai trò quyết định đến sự phát triển của DLST của Ninh Bình. Để làm tốt điều này, cơ chế phân phối lợi ích với các hãng lữ hành DLST phải đặt lên hàng đầu và là cốt lõi của mối quan hệ giữa các nhà cung ứng sản phẩm DLST với các hãng lữ hành.
3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách là một trong những nhân tố quan trọng để DLST của Ninh Bình phát triển. Do vậy các cơ quan ban ngành liên quan của Trung ương và địa phương phải bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách đồng bộ và thống nhất theo hướng:
- Ưu tiên, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST, đặc biệt đối với vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long khu Tam Cốc - Bích Động, khu hang động Tràng An... Điều quan trọng ở đây là cần có chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư của tỉnh, của Tổng Cục Du lịch, Bộ NN&PTNT.
- Hiện nay DLST ở Ninh Bình đã hấp dẫn và thu hút khá nhiều thành phần xã hội tham gia tuy nhiên, cần tạo môi trường thuận lợi hơn nữa với những cơ chế có tính khuyến khích để các thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển các khu DLST điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường dài và khả năng rủi ro cao.
- Phải có quy định và chế tài để đảm bảo các chủ thể tham gia vào hoạt động DLST có sự cam kết trong việc quản lý, điều hành hoạt động DLST đúng với nguyên tắc của loại hình du lịch này và đảm bảo đúng với những quan điểm và mục tiêu định hướng của Nhà nước và của tỉnh Ninh Bình đã đề ra. Phải có cơ chế lợi ích và chế tài đủ mạnh để ràng buộc và nâng cao chất lượng trong phối hợp và thống nhất hành động của các công ty điều hành hướng dẫn du lịch; người quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia; Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư.
3.2.3. Nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái
Để nâng cao nhận thức để về DLST cần phải chú trọng đến các nhà quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở Ninh Bình và khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở Ninh Bình và khách du lịch. Đối với từng đối tượng phải vận dụng các hình thức, nội dung khác nhau để tuyên truyền và giáo dục về DLST cho thích hợp. Cần thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng tham gia vào hoạt động DLST ở Ninh Bình hiểu và nâng cao nhận thức về loại hình du lịch này, các yêu cầu của DLST, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành phần tham gia vào kinh doanh sản phẩm DLST, lợi ích của DLST cho mỗi thành phần tham gia vào nó. Chúng tôi đề xuất hình thức và nội dung chủ yếu để nâng cao nhận thức về DLST cho các đối tượng tham gia vào kinh doanh DLST ở Ninh Bình như sau:
Đối với nhà quản lý, hoạch định chính sách. Cần nâng cao nhận thức về lợi ích của DLST; nguyên tắc của DLST. Hình thức đào tạo: Bồi dưỡng tập trung, tham quan, thông qua các phương tiện truyền thông.
Đối với Nhà kinh doanh du lịch. Cần nâng cao nhận thức về Bản chất và các yếu tố cấu thành DLST, các nguyên tắc và yêu cầu của DLST. Hình thức áp dụng là Bồi dưỡng tập trung, đi thăm quan và thông qua các phương tiện truyền thông.
Đối với khách du lịch. Giảng giải về lợi ích của DLST và trách nhiệm của du khách. Hình thức áp dụng là thông tin được truyền cho du khách và thông qua các phương tiện truyền thông.
Đối với dân cư tại điểm du lịch. Nâng cao nhận thức về lợi ích của DLST và trách nhiệm đối với tài nguyên, môi trường và văn hóa bản địa. Hình thức đào tạo là bồi dưỡng tập trung và thông qua các phương tiện truyền thông.
Đối với hướng dẫn viên du lịch. Cần được đào tạo mang tính chuyên nghiệp và trách nhiệm đối với hoạt động mà mình tham gia làm việc. Hình thức đào tạo là bồi dưỡng tập trung, tự bồi dưỡng và thông qua các phương tiện truyền thông.
Đối với học sinh, sinh viên. Cần phải hiểu được Bản chất và lợi ích của DLST. Hình thức đào tạo là lồng ghép trong các môn học và thông qua các phương tiện truyền thông
Phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về tự nhiên, quan hệ trao đổi giữa tự nhiên và con người cho cư dân địa phương tại các điểm DLST của Ninh Bình bắt đầu từ nhóm nhỏ theo cách đơn giản. Có một thức tế mà chúng ta phải thừa nhận là trình độ học vấn của cộng đồng dân cư địa phương, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa thường thấp hơn so với mặt bằng xã hội và so với những người dân ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, khi xây dựng các chương trình giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng cư dân địa phương về bảo vệ môi trường chúng ta cần phải có những phương pháp phù hợp để vừa đạt hiệu quả trong công tác giáo dục vừa tiết kiệm chi phí. Các khóa giáo dục cho cộng đồng địa phương cần phải được tiến hành trước khi họ tham gia vào hoạt động DLST
3.2.4. Giải pháp về quy hoạch
Một điểm tích cực cho du lịch ở Ninh Bình là bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 của tỉnh đã được phê duyệt từ năm 1995 tuy nhiên cho đến nay có rất nhiều biến động về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước nhưng bản quy hoạch vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung do đó, cần thiết phải có bản quy hoạch có tầm nhìn rộng hơn cả về không gian và thời gian. Trong những năm trước mắt, ngành du lịch Ninh Bình cần tiến hành phối hợp với Tổng Cục Du Lịch, viện Nghiên