Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại:
- Vẫn chưa có chiến lược đúng đắn để phát huy những nguồn lực sẵn có để DLST thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Chưa có chiến lược phát triển là DLST và du lịch bền vững. Du khách đến thăm quan Quảng Bình chủ yếu là thăm khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và tắm biển không có nhiều các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, mua sắm và đặc biệt là hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương do đó thời gian lưu trú của du khách ngắn do không có sản phẩm du lịch độc đáo, không có những tour du lịch sinh thái thực sự mà chỉ là sự tự phát từ du khách.
- Đội ngũ nhân lực làm du lịch sinh thái chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là người dân địa phương chưa được trang bị nhiều kiến thức về môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững và hơn thế nữa là kiến thức về du lịch sinh thái.
1.4.2. Một số quốc gia trên thế giới
* Thái Lan: Xây dựng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:
Thái Lan một quốc gia Đông Nam Á có nền du lịch phát triển mạnh, nó đã đem lại một nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. ngoài những hình thức du lịch thông thường thì DLST của Thái Lan cũng rất phát triển. Họ xây dựng chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển DLST cộng đồng. Khái niệm DLST cộng đồng đã được sử dụng để đề cao sự tham gia của người địa phương vào phát triển và quản lý du lịch. Nếu không có sự tham gia của người dân địa phương thì việc kiểm soát sử dụng tài nguyên rất khó khăn. Ở Thái Lan, một số chương trình DLST do người ngoài địa phương khởi xướng đã không thành công trong công tác bảo tồn do quy hoạch không thích hợp. Từ quan điểm môi trường và kinh tế, nếu người dân địa phương không tham gia thì khu vực có tài nguyên du lịch có thể bị khai thác quá mức, các nguồn tài nguyên mà du lịch dựa vào để khai thác cho hoạt động kinh doanh sẽ bị tàn phá. Bằng cách để người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch có trách nhiệm và bền vững hơn về lâu dài.
Hiến pháp của Thái Lan công nhận sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình hơn là cho người ngoài tất cả các lợi ích và lợi thế. Điều này tạo cơ sở cho
người địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng vào bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Malaysia: Tăng cường đầu tư và chú trọng phát triển DLST:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 2
- Ý Nghĩa Của Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Một Số Địa Phương Trong Nước Và Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
- Diện Tích Rừng Tự Nhiên Ở Ninh Bình [39]
- Thực Trạng Du Lịch Sinh Thái Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
- Tình Hình Phát Triển Về Du Khách Từ Năm 1995 - 2005 [41]
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam á. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, nên đã đi trước một bước dài trong công tác phát triển du lịch. Chỉ trong vài năm, với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực với việc thu hút trung bình từ 14 - 15 triệu lượt khách quốc tế/năm, với thời gian lưu trú của mỗi du khách từ 5 - 7 ngày. Ngân sách của cơ quan du lịch quốc gia khoảng trên 40 triệu USD mỗi năm, hàng không quốc gia Malaysia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, phát triển nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao đã tạo điều kiện thuân lợi cho ngành du lịch phát triển. Malaysia rất chú trọng phát triển DLST, họ liên tục đưa ra những sản phẩm mới cũng như chú trọng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn. Họ coi trọng công tác quảng bá sản phẩm DLST trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch đặc biệt là DLST (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho công tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy, chỉ sau 5 năm Malaysia đã tăng gấp đôi lượng khách quốc tế từ 7,93 triệu lượt người năm 1999 lên 15,7 triệu lượt người năm 2004 doanh thu từ du lịch đạt 12 tỷ USD, tỷ trọng GDP là 5,6%, xếp hàng thứ hai trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất nước.
Bài học kinh nghiệm: Nghiên cứu về sự phát triển DLST của một số địa phương trong nước cũng như ở các quốc gia trên thế giới chúng ta nhận thấy để phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững cần chú trọng những điểm sau đây:
- Phải nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loại hình DLST từ đó dành sự ưu tiên đầu tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển DLST.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ ngành hữu quan và ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch.
- Có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động và phát triển DLST: quốc doanh, tư nhân, liên doanh trong nước, liên doanh với nước ngoài… đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động loại hình du lịch này.
- Chú trọng khai thác nét độc đáo, hấp dẫn của tài nguyên, nhất là những tài nguyên sinh thái hấp dẫn lại "độc nhất vô nhị" là tiền đề vô cùng quan trọng cho phát triển DLST. Nếu biết khai thác tốt điểm hấp dẫn, độc đáo này để tạo ra sản phẩm DLST mang tính độc quyền thì đây là điểm đến lý thú cho nhiều du khách, là cơ hội kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Về giải pháp thực hiện chiến lược quốc gia về DLST thì giải pháp chung được áp dụng là:
+ Coi trọng công tác quy hoạch cho phát triển DLST để có kế hoạch đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch dựa các nghiên cứu cơ bản và có hệ thống, từ đó đề ra các chương trình phù hợp.
+ Có những cơ chế chính sách phù hợp, phát triển đồng bộ, đồng thời có các định hướng ưu tiên, đặc biệt chú ý đến việc chia xẻ lợi ích với cộng đồng, gắn quyền lợi với nghĩa vụ.
+ Đề cao sự hợp tác liên ngành, liên vùng để có những biện pháp phối hợp quản lý cùng giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
+ Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng và cho khách du lịch bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện các phương pháp tiếp thị có trách nhiệm.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm DLST
Kết luận chương 1
Với mục tiên làm rõ hệ thống cơ sở lý luận ở chương I làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển DLST ở Ninh Bình, chương này đã thể hiện được một số nội dung sau đây:
1. Làm rõ một số khái niệm của các tổ chức chuyên ngành trong nước và quốc tế về DLST, phân tích những đặc điểm của DLST, phân biệt DLST với một số loại hình du lịch tương tự, sự cần thiết phải phát triển loại hình du lịch này, các loại hình du lịch phổ biến trong nước và trên thế giới.
2. Trên cơ sở tiếp cận những khái niệm về sản phẩm du lịch nói chung và bản chất của DSLT nói riêng, chương này còn khái quát hoá được các khái niệm tổng quát về DLST và phân tích bốn đặc điểm của DLST
3. Ngoài ra chương I còn phân tích 6 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển
DLST
4. Bên cạnh đó chương I đã đi vào tìm hiểu kinh nghiệm phát triển DLST của một số địa
phương trong nước và trên thế giới từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển DLST nói chung và phát triển DLST ở NB nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
2.1. THỰC TRẠNG TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
[47]
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lý từ 19o50’ đến 20o27’ vĩ độ bắc và từ 105o32’ đến 106o33’ kinh độ đông. Phía bắc giáp Hà Nam và Nam Định, phía đông giáp biển, phía nam giáp Thanh Hoá. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.420km2, dân số 902.000 người (năm 2004). Ninh Bình nằm trên địa bàn trung chuyển của các hệ thống tự nhiên, lãnh thổ của tỉnh ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã (Thanh Hoá) qua vùng núi Tam Điệp là phần cuối cùng phía Tây Nam của vùng núi Tây Bắc trong khu đệm Hoà Bình-Thanh Hoá và tiếp giáp với biển Đông. 16Km vùng ven biển Kim Sơn - Cồn Thoi hàng năm vẫn tiến ra biển với tốc độ 80-100m.
Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hoá, trải qua nhiều thời đại lịch sử, mảnh đất con người Ninh Bình đã vượt qua mọi thử thách gian nan để cùng cả nước làm
nên những trang sử hào hùng của dân tộc trong đấu tranh và xây dựng đất nước mà đỉnh cao là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngoài ra Ninh Bình còn là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch. Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sự phát triển du lịch Ninh Bình sẽ tạo thành một tam giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 10 với hai sân bay quan trọng Nội Bài và Cát Bi và hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khách với nhiều phương tiện khác nhau.
Sau ngày được tái lập tỉnh (04/1992) Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình hoà nhập với công cuộc đổi mới chung của cả nước cùng với sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, tỉnh Ninh Bình đã vượt lên trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, bình quân đầu người hàng năm (từ 1992-2005).
- GDP tăng 10,4%, riêng thời kỳ 1995-2005 tăng 8,1%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 8,4%.
- Giá trị sản xuất Công nghiệp tăng 10,25%.
- Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 13,7%.
- GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 2.233.000 đồng, gấp 4,5 lần năm 1992, gấp 1,5 lần năm 1995.
- Cơ cấu kinh tế về cơ bản có sự dịch chuyển đúng hướng: Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp dịch vụ tăng lên, tỷ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm. Nhiều công trình quan trọng đang được xây dựng như: nhà máy Xi măng Tam Điệp, Kênh 12B, hồ Yên Thắng, cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu bảo tồn sinh thái Vân Long, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng khu du lịch hang động Tràng An...
Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng cao và ổn định, các hoạt động văn hoá, giáo dục, thể thao có sự chuyển biến tích cực. An ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững....
Thời kỳ từ 1986-1991 khi còn tỉnh Hà - Nam - Ninh thì nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội vào Ninh Bình là rất nhỏ bé và cũng chỉ tập trung vào nông nghiệp. Từ
khi tái lập tỉnh (1992) việc đầu tư vào một số ngành trong đó đầu tư vào du lịch, dịch vụ được cải thiện hơn. Tuy nhiên điều kiện về cơ sở hạ tầng vẫn còn kém, cùng với thực lực kinh tế còn yếu, môi trường đầu tư chưa thuận lợi, nên so với tiềm năng và lợi thế của mình thì Ninh Bình chưa phát triển tương xứng, còn gặp không ít khó khăn. Đặc biệt đối với ngành du lịch tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, du lịch chưa trở thành là ngành kinh tế mũi nhọn.
2.1.2. Thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.1.2.1. Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên của Ninh Bình có ba đặc điểm rất quan trọng là:
- Hầu hết các tài nguyên tự nhiên của Ninh Bình không chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần tuý mà còn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chuyên đề. Điển hình trong số đó là Vườn quốc gia Cúc Phương và rừng đặc dụng đất ngập nước Vân Long.
- Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn quyện với các giá trị văn hoá, lịch sử điển hình trong nó.
- Các điểm tài nguyên của Ninh Bình có mật độ tương đối dày nhưng giá trị của nó không mang tính loại trừ nhau. Điều này cho phép kết nối các điểm thành chuyến du lịch thuận tiện mà không làm giảm tính hấp dẫn của mỗi điểm.
* Khu bảo tồn thiên nhiên:
Vùng đất ngập nước Vân Long ở phía Đông - Bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, thuộc địa phận của bảy xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Tân, Gia Vân, Gia Lập, Gia Thanh. Diện tích dự kiến quy hoach toàn khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước này là 2.643ha.
Sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho xây dựng dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên từ tháng 8 năm 1999, đến tháng 10 năm 2000 Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp với chi cục kiểm lâm và sở khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình, Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương đã nghiên cứu về Vân Long khẳng định Vân Long là khu vực có diện tích đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái đất ngập nước với diện tích lớn nhất Đồng bằng Bắc bộ, có hệ sinh thái núi đá vôi là nơi sinh sống của quần thể Voọc quần đùi lớn nhất ở Việt Nam, với khoảng trên 40 cá thể.
Về Rừng: Khu vực Vân Long có khoảng 457 loại thực vật bậc cao thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt có tám loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) là: Kiêng, Lát hoa, Tuế lá rộng, Cốt toái bổ, Sắng bách bộ, Mã tiền, Hoa tán, Bò cạp núi...
Về động vật: có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú, có 12 động vật quý hiếm như: Voọc quần đùi chiếm số lượng lớn nhất Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, chiết bụng vằn, cày vằn, báo gấm, báo hoa mai... Trong các loại động vật có 9 loài bò sát được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè, rắn ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang...Vân Long cũng có khả năng hình thành được một khu vườn chim vì có 62 loài, 32 họ, 12 bộ chim. Hiện nay ở đây có khoảng 250 con cò bợ, cò ruồi, cò trắng... thường xuyên kiếm ăn ở bãi sình lầy và ruộng lúa.
Không chỉ là khu vực bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long còn là nơi có cảnh quan và di tích lịch sử văn hoá. Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động lớn có giá trị về du lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh... Riêng hang Cá là hang xuyên thùng dài 250m, cao 8m, rộng 10m là một hang động rất đẹp. Khu Vân Long và vùng phụ cận còn có nhiều di tích lịch sử và văn hoá nổi tiếng đã được công nhận như: Di tích lịch sử đền Đức Thánh Nguyễn, khu danh thắng chùa và động Địch Lộng, di tích lịch sử đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, di tích lịch sử động Hoa Lư...
Vân Long mới được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1997-1998 Các nhà khoa học thuộc viện điều tra quy hoạch rừng phát hiện đây là nơi có giá trị đa dạng sinh học và đã được ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước của Việt Nam.
Qua điều tra đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước Vân Long đã xác định được đây là một khu vực đa dạng về sinh thái. Tại Vân long ngoài hai hệ sinh thái chủ yếu là đất ngập nước và rừng trên núi đá vôi còn có cả hệ sinh thái đồng ruộng, rừng trồng, bãi cỏ, nương rẫy và hệ sinh thái làng bản. Đây sẽ là hiện trường nghiên cứu đa dạng sinh học rất quý của hệ sinh thái này. Đặc biệt ở đây sẽ là hiện trường để nghiên cứu loài voọc quần đùi tốt nhất của Việt Nam, vì số lượng cá thể lớn, dễ quan sát nhất so với các sinh cảnh của Voọc quần đùi ở nơi khác.
Ngoài giá trị đa dạng sinh học. Vân Long còn có cả một quần thể di tích lịch sử - văn hoá lâu đời và hệ thống hang động đẹp nếu được bảo vệ và đầu tư, với sự quan tâm đầu tư của Nhà