Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 13

- Khi đầu tư kinh doanh loại hình du lịch này nhất thiết phải quan tâm và mang lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương nơi có giá trị tài nguyên sinh thái. Các nhà quản lý, kinh doanh và du khách đều có sự nhất trí thống nhất trong nhận thức tư duy và hành động đó là: không thể cứu thiên nhiên, không thể bảo vệ và tôn tạo các giá trị tài nguyên cho việc phát triển du lịchNinh Bình khi mà không quan tâm đến lợi ích của chính người dân Ninh Bình.

- Bảo đảm chất lượng các dịch vụ, hàng hoá tương xứng với giá cả mà khách phải chi trả, phối hợp chặt chẽ với sở du lịch Ninh Bình có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực cho kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riêng.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở phân chia lợi ích để tạo động lực cho các nhà kinh doanh lữ hành thu hút du khách và tiêu thụ sản phẩm DLST cho Ninh Bình

3.2.4. Với nhân dân tỉnh Ninh Bình (Thông qua Mặt trận tổ quốc, Sở Văn hoá thông tin, các Đoàn thể và chính quyền địa phương...)

Thứ nhất, nêu cao tinh thần truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp và phục vụ du khách. Nâng cao kiến thức về kinh doanh du lịch, tự hào, sẵn sàng và nhiệt tình hướng dẫn khách tiêu dùng các sản phẩm du lịch của quê hương Cố đô.

Thứ hai, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống của mình như thêu ren, chạm khắc đá, gỗ, mỹ nghệ cói, trồng thảo quả để khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi, mua các sản phẩm do chính cư dân làm ra. Kết hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành tổ chức cho khách tham quan làng nghề, giới thiệu với khách về quy trình và phương pháp tạo ra sản phẩm, nâng cao nghệ thuật bán hàng, không nói giá quá cao và cần có sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn để tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán và vận chuyển sản phẩm. Nên cử đại diện của các làng nghề thành đoàn khách đi thăm quan và học tập kinh nghiệm cách bán hàng lưu niệm và đặc sản của người Trung Quốc.

Thứ ba, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt của vùng quê Ninh Bình thông qua việc tổ chức các lễ hội, các nghi lễ trong giao tiếp, trong thức ăn, đồ uống, trong trang phục và sinh hoạt thường ngày. Đây là các tài sản vô giá tạo ra điểm nhấn của DLST Ninh Bình để thu hút khách thăm quan.

Thứ tư, tôn trong luật pháp và chỉ làm những gì mà pháp luật không cấm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở quê hương mình.

Kết luận chương 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả phân tích ở chương 2, chương 3 đã thực hiện các nội dung sau đây:

Đưa ra những quan điểm của Đảng, Chính phủ và của tỉnh Ninh Bình về phát triển DLST của đất nước nói chung và của Ninh Bình nói riêng. nêu 10 nguyên tắc và 4 yêu cầu đối với phát triển DLST ở Ninh Bình.

Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp - 13

Thứ hai, đưa ra các định hướng quy hoạch phát triển DLST cả về không gian và thời gian trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thứ ba, trình bày các giải pháp để phát triển DLST và các giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm DLST Ninh Bình. Đây được xác định là một trong những đóng góp mới về mặt khoa học cho phát triển DLST ở Ninh Bình

Thư tư, đưa ra các kiến nghị với các chủ thể để phát triển DLST ở Ninh Bình trong thời gian tới.

KẾT LUẬN


Đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu về DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ít nhiều góp phần làm cho những người quan tâm đến DLST có thêm căn cứ để nâng cao sự hiểu biết về loại hình du lịch này và phát triển nó ở Ninh Bình. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đạt được một số kết quả sau đây:

Trước hết đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về DLST, phân biệt DLST với một số loại hình du lịch tương tự, các loại hình DLST chủ yếu trên thế giới và Việt Nam. Từ đó đưa ra ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch này. Phân tích 4 đặc điểm cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DLST; kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch này ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, giới thiệu, đánh giá và tập trung làm rõ tiềm năng bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLST trên địa bàn

tỉnh Ninh Bình. Thông qua việc giới thiệu khái quát các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, các điều kiện đặc trưng khác để khẳng định Ninh Bình có tiềm năng to lớn để phát triển DLST. Một mặt phân tích các mặt tổ chức quản lý và kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Mặt khác phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành sản phẩm DLST của Ninh Bình, đưa ra những nhận xét về thực trạng DLST trên địa bàn Ninh Bình.Phân tích các yếu tố về sản DLST, những cái được và những cái chưa được, điểm mạnh, điểm yếu đối với sự phát triển DLST Ninh Bình trong thời gian tới.

Thứ ba, đưa ra các giải pháp và kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính khả thi để phát triển DLST ở Ninh Bình trong thời gian tới. Trình bày các giải pháp để phát triển DLST và các giải pháp để phát triển thị trường cho DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nêu 10 nguyên tắc và 4 yêu cầu đối với việc phát triển DLST, các kiến nghị với các chủ thể để phát triển DLST ở Ninh Bình trong thời gian tới. Đây được xác định là một trong những thành công quan trọng nhất của việc nghiên cứu đề tài.

Chắc chắn các vấn đề nghiên cứu trên chưa thể phản ánh hết nội dung phong phú và đa dạng của DLST cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là thực trạng về khách DLST ở Ninh Bình, không thống kê cụ thể các đối tượng khách theo mục đích và động cơ chính của chuyến đi. Trong khi nguồn lực có hạn không thể thu thập bằng cách khảo sát khách du lịch đến Ninh Bình trong năm vừa qua. Tác giả hy vọng trong quá trình nghiên cứu sau này chắc chắn những vấn đề được nêu ra trong công trình sẽ được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn.

Danh mục Tài liệu tham khảo


1. Phạm Đức ánh (2002), Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.17.

2. Ban Th-ờng vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình (2001), Nghị quyết số 03-NQ/TƯ về phát triển du lịch từ nay đến 2010, Ninh Bình.

3. Nguyễn Thái Bình (2003), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”,

Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.64.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, Ninh Bình.

9. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Ninh Bình.

10. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

11. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), “Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi tr-ờng”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.17.

12. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (3), tr.11.

13. Phan Quang Huy (2002), “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.29.

14. Đinh Trung Kiên (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tr-ớc yêu cầu mới, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.75.

15. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.16.

16. Kreg Lindberg và Donald E.Hawkins (1999), Du lịch sinh thái: H-ớng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý.

17. Phạm Trung L-ơng, Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam (2002) Nxb Giáo dục, Hà Nội

18. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các v-ờn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam", Tạp chí Kinh tế phát triển, (4).

19. Lê Văn Minh (2005), ”Đa dạng sinh học với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (11), tr.24.

20. Bùi Xuân Nhàn (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến l-ợc phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.37.

21. Bích Nhung (2003), “Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Th-ơng nghiệp thị tr-ờng Việt Nam, (6), tr.34 - 35.

22. “Nghị quyết JAKARTA về phát triển bền vững” (1987), Mạng Internet.

23. “Nghị quyết số 41-NQ/TƯ Bộ Chính trị về bảo vệ môi tr-ờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất n-ớc”

24. Trần Ph-ơng (2003), “Bảo tồn văn hoá duyên hải để phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (6), tr. 41- 44

25. Quốc hội n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2005), kỳ họp thứ 7, Luật du lịch, Hà Nội.

26. Quyết định của Thủ t-ớng Chính phủ (2004), Về việc ban hành Định h-ớng chiến l-ợc phát triển bền vững ở Việt Nam (ch-ơng trình nghị sự 21 của Việt Nam) (153), Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), “Du lịch Ninh Bình: phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (382), tr.70.

28. Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Liêng Viễn (2002), “Phát triển bền vững ở đô thị - một yêu cầu tất yếu”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.74-75.

29. Nguyễn Văn Thanh (2005), “Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi tr-ờng” (11) tr. 21.

30. Nguyễn Xuân Thảo - Lã Đăng Bật (2005), Xây dựng thành phố Hoa L- du lịch, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

31. Doãn Quang Thiện (1993), Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch n-ớc ta trong giai

đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sỹ khoa học Kinh tế, Tr-ờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

32. Thông t- của Bộ Kế hoạch và Đầu t- (2005), H-ớng dẫn việc Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ t-ớng Chính phủ về Định h-ớng chiến l-ợc phát triển bền vững ở Việt Nam (Ch-ơng trình nghị sự 21 của Việt Nam), (01), Hà Nội.

33. Stephanie Thullen (SNV - Việt Nam) (2006), "Du lịch sinh thái không đơn thuần chỉ là du lịch thiên nhiên”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (3), tr.34.

34. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay h-ớng dẫn đánh giá tác động môi tr-ờng cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội.

35. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án

Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam”.

36. Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi tr-ờng du lịch, Hà Nội.

37. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng luật du lịch Việt Nam, Hà Nội.

38. Tổng cục Du lịch - IUCN - ESCAP, Tuyển tập báo cáo hội thảo “Xây dựng chiến l-ợc quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”, Hà Nội 7-9/9/1999.

39. Sở Du lịch Ninh Bình - Viện Nghiên cứu Quy hoạch phát triển Du lịch (1995), Đề án quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Ninh Bình đến 2010, Ninh Bình.

40. Sở Du lịch Ninh Bình, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh Bình các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, và 2005.

41. Sở Du lịch Ninh Bình (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh bình năm 2004 - nhiệm vụ năm 2005. Hoạt động 10 năm du lịch Ninh Bình và ph-ơng h-ớng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch 2005 - 201, Ninh Bình.

42. Sở Du lịch Ninh Bình, (2003) Báo cáo dự án tổ chức tour du lịch sinh thái núi chùa Bái Đính Gia Sinh - Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

43. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Tóm tắt báo cáo quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch Tràng An.

44. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Thuyết minh quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái, hồ Đoòng Đèn, huyện Yên Mô, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

45. Sở Du lịch Ninh Bình (2001), Ch-ơng trình phát triển du lịch Ninh Bình 2001 - 2005.

46. Sở Du lịch Ninh Bình (2005), Thông tin du lịch Ninh Bình, (02).

47. Sở Du lịch Ninh Bình (2006), Thông tin du lịch Ninh Bình, (03).

48. Sở Du lịch Ninh Bình (2002), Kỷ yếu hội thảo phát triển du lịch Ninh Bình bền vững trong t-ơng quan hợp tác - hỗ trợ của các tỉnh bạn.

49. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2002), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến 2010, Ninh Bình.

50. Uỷ ban Th-ờng vụ Quốc hội (1999), Pháp Lệnh Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

51. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (1998), Tuyển tập báo cáo “Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội 22-23/4/1998.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí