(1) Nước ta đang trong quá trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh, việc công khai hóa các thông tin về lập quy hoạch, thay đổi hoặc điều chỉnh quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất sẽ hạn chế được tình trạng một nhóm người nắm bắt được chính xác thông tin đất đai thì có thể đón đầu quy hoạch để thu nguồn lợi lớn (đầu cơ đất trong hoặc xung quanh khu quy hoạch, mua lại đất ở những nơi đã xóa quy hoạch treo..v.v), tạo ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội và niềm tin của người dân đối với chính sách của Nhà nước.
(2) Về công khai thủ tuc đăng ký quyêǹ sử duṇ g đất , đây là một yêu
cầu cấp thiết trong quá trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh lực đất đai, theo đó, công khai rõ quy trình, trách nhiệm của từng khâu công việc là việc làm cần thiết và phải được tiến hành đồng bộ với triển khai cơ chế “một cửa”.
Khi nhữ ng thủ tuc
hành chính đươc
công khai về trình tự , thời gian thưc
hiên
và các giai đoạn thực hiện cũng như thẩm quyền của các cơ quan sẽ tạo cho
người dân hiểu đươc
những quy điṇ h của pháp luât
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Pháp Luật Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất
- Lịch Sử Hình Thành, Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất
- Pháp Luật Hiện Hành Về Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Ở Việt Nam
- Quy Định Về Tổ Chức, Hoạt Động Của Cơ Quan Đăng Ký [6]
- Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam - 8
- Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
về trình tự , yêu cầu của
pháp luât
để người dân sẽ có những chuẩn bi ̣kĩ từ giai đoan
nôp
hồ sơ , những
yêu cầu về hồ sơ , cơ quan có thẩm quyền , thẩm quyền của cán bô ̣thưc
thi ,
thời gian thưc
hiên
. Từ những công khai này dân
đến han
chế đươc
những
sách nhiêu
của cán bô ̣đối với người dân do không hiểu biết pháp luât
, góp
phần han
chế sự lam
quyền của bô ̣phân
cán bô ̣công chứ c .
Thứ tư, nguyên tắc đơn giản
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức chú trọng. Những thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch không chỉ hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động quản lý của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân mà còn tạo ra sức hút lớn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần vào tiến trình hội
nhập quốc tế. Theo đó, đơn giản hóa thủ tục hành chính với cơ chế „„một cửa liên thông” trở thành nguyên tắc quan trọng trong hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
Thứ năm, nguyên tắc kịp thời
Để đảm bảo thông tin đăng ký về đất đai được cập nhật một cách liên tục và kịp thời, đòi hỏi người sử dụng đất ngay từ khi bắt đầu sử dụng đất hay có những biến động trong quá trình sử dụng đất phải kịp thời đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động này không chỉ là nghĩa vụ của người sử dụng đất mà nó chính là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, Tuy nhiên, để nguyên tắc này thực sự có hiệu quả thì không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc đất đai, xác định giá trị đất đai và bất động sản trong mối liên hệ với giá thị trường, hoàn tất quy hoạch sử dụng đất để định hướng cho việc sử dụng đất và những biến động trong quá trình sử dụng đất.
2.1.4 Quy định về trình tự, thủ tục đăng ký
Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng đối với Nhà nước và cả với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đăng ký quyền sử dụng đất là bắt buộc, còn cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất khi chủ sở hữu các loại tài sản này có yêu cầu. Khi thực hiện hoạt động này, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hoạt động này thực sự có hiệu quả khi được thực hiện liên tục đối với cả trường hợp đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu và chỉnh lý các biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Vì vậy, các thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
cũng được chia thành hai loại thủ tục: đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [8,32].
* Đăng ký quyền sử dun
- Trường hợp đăng ký
g đấ t lần đầu
Đăng ký quyền sử duṇ g đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợ:p
+ Thứ nhất, Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng: Đăng ký quyền sử duṇ g đất trong trường hợp Nhà nước giao đất , cho thuê đất để sử dụng. Giao đất, cho thuê đất có các trường hợp: giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình cá nhân; Giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; Giao đất, cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài,…
+ Thứ hai, người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký và trao giấy chứng nhận [12]
Theo quy định mới tại Điều 11 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP thì nơi nộp hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định cụ thể và tập trung tại một cơ quan là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Cụ thể:
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện), trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Nghị định này). Trong thời gian không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại các Điều 14, 15, 16 và 17 của Nghị định này và chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Thời gian thực hiện thủ tục [12]
Điều 12 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thời gian cụ thể do Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định nhưng không được vượt quá quy định sau:
+ Không quá năm mươi (50) ngày làm việc đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
+ Không quá ba mươi (30) ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có nhu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
+ Không quá hai mươi (20) ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Thời gian nêu trên được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trích đo địa chính thửa đất.
- Trình tự thủ tục
Sau khi nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác định điều kiện để được đăng ký ; lấy kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã về hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp... (nếu chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn). Sau đó, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất ghi ý kiến đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất và đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , các kiến này sẽ được gửi đến cơ quan tài nguyên môi trường cùng cấp.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục số liệu địa chính, gửi đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đó là tiền sử dụng hoặc tiền thuê đất, lệ phí trước bạ hay thuế thu nhập. Sau đó Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ gửi thông báo thuế của cơ quan thuế cho người sử dụng đất.
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trên
cơ sở ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất , trình ủy ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nếu có đủ điều kiện, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường chuyển các quyết định giao đất và cho thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi người sử dụng đất nộp hồ sơ để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giao lại cho người sử dụng đất đã nộp xong nghĩa vụ tài chính.
Người sử dụng đất chỉ nộp và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc các cơ quan Tài nguyên và Môi trường hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính. Khi hồ sơ có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện và đã có kết quả thì nơi tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm thông báo, trả hồ sơ hoặc trao quyết định và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc.(Theo quy định tại Điều 122 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Điều 11 Nghị định 88/2009/NĐ-CP).
Đăng ký quyền sử duṇ g đất là trách nhiệm của người sử dụng đất và của cơ quan quản lí nhà nước về đất đai . Đăng ký quyền sử duṇ g đất lần đầu
thưc
hiên
khi người sử duṇ g đất đươc
nhà nước giao đất cho thuê đất để sư
dụng và tr ong trường hơp
người sử duṇ g đất mà thử a đất đó chưa đươc
cấp
giấy chứ ng nhân quyêǹ sử duṇ g đất . Cơ quan tiêń hành đăng ký đất đai là Văn
phòng Đăng kí quyền sử dụng đất . Tuy nhiên trên thưc
tế thì ít người đăng ký
sử dun
g đất trong các trường hơp
trên , măc
dù nhà nước đã có quy điṇ h bắt
buôc
đăng ký quyền sử duṇ g đất trong các trường hơp
trên .
Đăng ký quyến sử duṇ g đất lần đầu trong trường hơp
giao đất , cho thuê
đất, cấp giấy chứ ng nhân q uyêǹ sử duṇ g đất mới . Trong quá trinh̀ giao đất ,
cho thuê đất , cấp giấy chứ ng nhân
quyền sử duṇ g đất đã có môt
trình tự , thủ
tục được quy định chặt chẽ trong luật . Khi tiến hành những giai đoan này cơ
quan quản lý các cấ p đã biết đươc cu ̣thể những thông tin về chủ sử duṇ g đất ,
hạng đất , mục đích sử dụng đất , loại, hạng, diên
tích đất , kích thước, hình thể
của thửa đất , giá đất , ... Tất cả những thông tin mà người sử duṇ g đất phải đăng ký quyền sử duṇ g đất lần đầu , các cơ quan này có thể tự đăng ký vào sổ
đia
chính để quản lí mà không cần bắt chủ sử duṇ g đất đến để đăng ký .
* Thủ tục đăng ký biến động về quyền sử dun
- Trường hợp đăng ký
g đấ t
Theo quy đinh tại điều 38 Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau: Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất người sử dụng đất được phép đổi tên; có thay đổi về hình dạng, kích thước thửa đất; chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi về thời hạn sử dụng đất; chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; có thay đỏi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất; Nhà nước thu hồi đất.
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký
Điều 20 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định cụ thể nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động như sau:
+ Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Thời gian thực hiện thủ tục
Điều 21 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định thời gian thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động sau khi cấp giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động về quyền sử duṇ g đất mà phải trích đo địa chính thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá hai mươi (20) ngày làm việc ; trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử duṇ g đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính