Bảng 2.11. Bảng phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu | 2018 | 2019 | 2020 | So sánh 2019/2018 | So sánh 2020/2019 | |
1 | TÀI SẢN NGẮN HẠN | 85.268.385.291 | 91.538.613.476 | 116.301.118.742 | 24.762.505.266 | 31.032.733.451 |
2 | Tiền và tương đương tiền | 924.654.981 | 197.705.149 | 11.635.409.386 | (726.949.832) | 11.437.704.237 |
3 | Nợ ngắn hạn | 26.230.935.684 | 23.259.930.433 | 46.976.668.612 | 23.716.738.179 | 20.745.732.928 |
4 | Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = (1)/(3) | 3,25 | 3,94 | 2,48 | (1,46) | (0,77) |
5 | Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (2)/(3) | 0,04 | 0,01 | 0,25 | (0,03) | 0,15 |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Tài Sản Dài Hạn Với Tài Sản Ngắn Hạn 2018-2020
- Phân Tích Tình Hình Và Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty
- So Sánh Hệ Số Ros Của Công Ty Tân Trường Sơn Với Một Số Công Ty Cùng Ngành Năm 2020
- So Sánh Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Của Công Ty Tân Trường Sơn Với Một Số Công Ty Cùng Ngành Năm 2020
- Hệ Số Roi, Roa, Roe Giữa Công Ty Tân Trường Sơn Và Một Số Công Ty Cùng Ngành Khác
- Định Hướng Phát Triền Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Tân Trường Sơn
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Bảng 2.12. So sánh khả năng thanh toán của Công ty Tân Trường Sơn với một số công ty cùng ngành năm 2020
Chỉ tiêu | Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Xây dựng Tân Trường Sơn | Công ty cổ phần kim khí KKC | Công ty Cổ phần đầu tư vây dựng và công nghệ Tiến Trung | Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Trang trí nội thất Thành phố Hồ Chí Minh. | |
1 | Tài sản ngắn hạn | 116.301.118.742 | 115.395.183.773 | 19.307.464.704 | 390.618.189.209 |
2 | Hàng tồn kho | 27.160.512.295 | 47.088.461.550 | 7.680.632.968 | 1.984.478.500 |
3 | Nợ ngắn hạn | 46.976.668.612 | 51.520.089.926 | 11.267.697.139 | 193.705.152.695 |
4 | Hệ số thanh toán ngắn hạn | 2,48 | 2,24 | 1,71 | 2,02 |
5 | Hệ số thanh toán nhanh | 1,90 | 1,33 | 3,78 | 2,01 |
HỆ SỐ THANH TOÁN TỨC THỜI (TIỀN / NỢ NH) |
Biểu đồ 2.5. So sánh giữa hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của Công ty Tân Trường Sơn và các Công ty cùng ngành khác năm 2020
4.00
3.50
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50
-
Công ty Cổ phần Xuất Công ty cổ phần kim khí Công ty Cổ phần đầu Công ty Cổ phần Vật liệu
Nhập Khẩu và Xây KKC tư vây dựng và công Xây dựng và Trang trí nội
dựng Tân Trường Sơn nghệ Tiến Trung thất Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh
Qua bảng 2.11 và 2.12, biểu đồ 2.5 có thể thấy tổng số tài sản ngắn hạn hiện có của Công ty có đảm bảo để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm có biến động tăng, giảm nhưng tất cả đều lớn hơn 1 (năm 2018 là 3,25 lần; năm 2019 là 3,94 lần và năm 2020 là 2,48 lần). Năm 2020 giảm 1,46 lần tương ứng 44,19% so với năm 2019 và giảm 0,77 lần tương ứng với 19,69% so với năm 2018. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty ở mức cao, hoạt động tài chính diễn ra thuận lợi, Nhưng qua các năm lại cho thấy dấu hiệu về khả năng thanh toán của công ty đang tăng. Nhìn chung qui hệ số này vẫn khá hợp lý và khá an toàn do đặc thù của ngành xây dựng, tài sản ngắn hạn vẫn đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn. Điều đó cũng chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định và có tính tự chủ trong hoạt động tài chính
Vậy công ty sau khi loại trừ ảnh hưởng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn hay được gọi là hệ số thanh toán nhanh của Công ty. Hệ số thanh toán nhanh, đây là hệ số đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp. Theo dữ liệu trên, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty cũng ở mức rất thấp năm 2018 là 0,04 và năm 2019 là 0,01. Trong cả 2 năm chỉ tiêu này đều rất thấp, dấu hiệu rủi ro tài chính đã xuất hiện. Nhưng đến năm 2020 có khởi sắc hơn khi chỉ số về 0,25
So với một số công ty trong ngành xây dựng, chỉ số thanh toán ngắn hạn đạt mức cao nhất trong các công ty cùng ngành. Nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh lại gần như thấp nhất chứng tỏ vốn đã không bị tồn đọng mà được đưa vào quay vòng trong kinh doanh, nhưng khả năng thanh toán nhanh lại gặp rủi ro khi cần thanh toán. Hệ sô này tại Công ty đang ở mức quá thấp, do đó nhà quản trị Công ty cần có những biện pháp thích hợp để vốn bằng tiền ở mức hợp lý sao cho phù hợp với khả năng thanh toán mà vốn lại không bị ứ đọng.
Nhìn tổng thể, có thể thấy đây là khó khăn chung của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Vì hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán nợ ngắn hạn nhiều nhưng tài sản ngắn hạn phụ thuộc khá nhiều vào hàng tồn kho, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn tương đối thấp. Công ty cần có chính sách bán hàng hợp lý, thu hồi công nợ, xử lý hàng tồn kho để kịp thời thanh toán các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Công ty cần có những biện pháp để tăng hệ số thanh toán tức thời phòng trừ rủi ro và các chính sách trả nợ tích cực kịp thời.
2.2.2.5. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
Để giúp cho chủ thể quản lý đủ dữ liệu để phân tích mức độ tạo tiền và từ đó thấy được bức tranh toàn cảnh vê dòng lưu chuyển tiền của công ty trong kỳ từ đó để đưa ra các quyết đinh điều chỉnh kịp thời.
Bảng 2.13. Bảng phân tích khả năng tạo tiền và lưu chuyển tiền tệ
2020 | 2019 | 2018 | 2019/2018 | 2020/2019 | |||
Chênh lệch | Tỷ lệ (%) | Chênh lệch | Tỷ lệ (%) | ||||
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh | |||||||
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác | 41.438.200.552 | 6.369.974.114 | 8.436.199.721 | (2.066.225.607) | (24,492) | 35.068.226.438 | 550,524 |
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ | (29.066.672.731) | (14.475.893.912) | (7.852.446.181) | (6.623.447.731) | 84,3488 | (14.590.778.819) | 100,794 |
Tiền chi trả cho người lao động | (1.199.070.185) | (952.900.000) | (533.067.000) | (419.833.000) | 78,758 | (246.170.185) | 25,8338 |
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp đã nộp | (79.145.682) | (120.577.136) | 137.980.296 | (258.557.432) | (187,39) | 41.431.454 | (34,361) |
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh | 338.990.188 | 154.934.935 | 89.900.592 | 65.034.343 | 72,3403 | 184.055.253 | 118,795 |
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh | (4.000.000) | (4.000.000) | (4.000.000) | 0 | 0 | 0 | 0 |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (20=01+02+03+04+05+06+07) | 11.428.302.142 | (9.028.461.999) | 274.567.428 | (9.303.029.427) | (3388,2) | 20.456.764.141 | (226,58) |
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư | |||||||
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia | 9.402.095 | 1.512.167 | 2.628.823 | (1.116.656) | (42,477) | 7.889.928 | 521,763 |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (30=21+22+23+24+25) | 9.402.095 | 1.512.167 | 2.628.823 | (1.116.656) | (42,477) | 7.889.928 | 521,763 |
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu | 0 | 8.300.000.000 | 8.300.000.000 | (8.300.000,000) | |||
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (40=31+32+33+34+35) | 0 | 8.300.000.000 | 0 | ||||
Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40) | 11.437.704.237 | (726.949.832) | 277.196.251 | (1.004.146.083) | (362,25) | 12.164.654.069 | (1673,4) |
Tiền và tương đương tiền đầu năm | 197.705.149 | 924.654.981 | 647.458.730 | 277.196.251 | 42,813 | (726.949.832) | 78,618) |
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ | |||||||
Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50 + 60 + 61) | 11.635.409.386 | 197.705.149 | 924.654.981 | (726.949.832) | (78,618) | 11.437.704.237 | 5785,23 |
Qua bảng số liệu 2.13 trên ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2020 so với năm 2019 tăng 20.456.764.141 đồng tương ứng tăng 226,58%, dòng lưu chuyển của năm 2020 đã đạt số dương chứng tỏ khả năng thanh toán của hoạt động kinh doanh là đã được cải thiện so với năm 2019, không phải lấy dòng tiền khác để bù đắp. Ngoài ra, năm 2018, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mang số dương, đạt 11.428.302.142 đồng, chứng tỏ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã được cải thiện vào năm 2018. Chỉ có năm 2019, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mang số âm, phải lấy dòng tiền khác để bù đắp do khoản ứng trước cho người bán tăng cao.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư từ năm 2018 đến 2020 đều mang giá trị dương là do Công ty thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2020 giảm so với năm 2018 nhưng lại tăng so với năm 2019. Điều đó chứng tỏ trong những năm qua công ty đang giảm đi đáng kể việc sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2018 và năm 2020 không phát sinh, năm 2019 đạt 8.300.000.000 đồng là do công ty thực hiện vay ngắn hạn. Qua đó cho thấy chính sách huy động vốn của công ty là thấp và sử dụng tiền chưa thật hiệu quả.
Lưu chuyến tiền thuần trong năm 2018 là 277.916.251 đồng, năm 2019 là (726.949.832) triệu đồng, giảm 1.004.146.083 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 362%. Năm 2020 là 11.437.704.237 tương đương với tăng lên 12.164.654.069 đồng ứng với tăng 42.813%. Tiền và tương đương tiền năm 2018 của công ty là 924.654.981 đồng, năm 2019 là 197.705.149 đồng, chênh lệch giảm 726.949.832 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 78,618%, năm 2020 là 11.635.409.386 đồng đã tăng lên 11.437.704.237 đồng. Điều đó cho thấy khả
năng thanh toán của công ty đang dần đi vào ổn định, tuy vậy công ty vẫn cần phải có những biện pháp sử dụng tiền một cách khoa học, tránh lãng phí và thiếu hụt vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường thu hồi công nợ và thu hút hơn nữa luồng vốn từ nhà đầu tư, cổ đông và tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ hơn về dòng tiền trong doanh nghiệp ta đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.14. Bảng phân tích dòng tiền trong công ty
2018 | 2019 | 2020 | |
Tỷ trọng dòng tiền thu vào của hoạt động kinh doanh | 3041,96 | -875,71 | 362,26 |
Tỷ trọng dòng tiền thu vào của hoạt động đầu tư | 0 | 0 | 0 |
Tỷ trọng dòng tiền thu vào của hoạt động tài chính | 0 | -1141,8 | 0 |
Hc | -103,36 | -95,326 | -137,69 |
Qua bảng 2.14 ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018 là 3041% thể hiện hoạt động kinh doanh tạo nên sự gia tăng tiền mặt cho doanh nghiệp an toàn và hiệu quả. Nhưng đến năm 2019 thì tỷ trọng này mang giá trị âm -875,71% thể hiện được trong năm 2019 gặp khó khan trong việc tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa, ảnh hưởng dịch bệnh bắt đầu phát sinh làm hàng tồn kho bị ứ đọng. Đến năm 2020 doanh nghiệp lấy lại vị thế của mình đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giảm lượng hàng tồn ứ đọng đưa tỷ trọng về 362,26%
Về dòng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư doanh nghiệp chưa thực hiện việc đầu tư mà chỉ tập trung vào phát triển chủ yếu mảng hoạt động kinh doanh nên hoạt động chưa có gì biến động.