DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên
CSHK Chăm sóc khách hàng
TVC Phim quảng cáo
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích kết quả hoạt động Marketing online của công ty TNHH MTV Truyền thông và giải trí Philip Entertainment - 1
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Hành Về Hiệu Quả Hoạt Động Marketing Online Của
- Chỉ Số Đánh Giá Hoạt Động Truyền Thông Marketing Online
- Thời Gian Hằng Ngày Sử Dụng Công Cụ Truyền Thông Tại Việt Nam 1/2020
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của công nghệ, Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Theo thống kê, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam đã có hơn 60 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 60% dân số, đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet và có khoảng 55 triệu người sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nằm trong nhóm nước có lượng người dùng lớn nhất thế giới”. Trong bối cảnh đó việc tiếp xúc với khách hàng thông qua Mạng xã hội là một hình thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Marketing online là hình thức mà doanh nghiệp sử dụng các công cụ công nghệ để truyền đạt thông tin trong môi trường trực tuyến, khác với các cách thức truyền thông truyền thống như phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo dọc đường… truyền thông marketing trực tuyến thông qua kết nối Internet sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo thông tin chuyển tải tới đúng đối tượng khách hàng cụ thể từ đó giúp công ty có thể quảng bá được hình ảnh cũng như tìm kiếm lượng lớn khách hàng tiềm năng. Đây là một trong xu hướng mới trong thời đại ngày nay để doanh nghiệp đưa thương hiệu đến khách hàng một cách nhanh chóng.
Ngành truyền thông - giải trí Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Để giảm bớt áp lực cạnh tranh thì việc Marketing online cho hình ảnh doanh nghiệp hết sức quan trọng, việc đó nhằm đưa hình ảnh đến gần hơn với khách hàng. Việc truyền thông hình ảnh đóng vai trò mấu chốt đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV truyền thông và giải trí Philip Entertainment là công ty chuyên về truyền thông-giải trí và đào tạo học viên. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, nhờ có những chiến lược sáng tạo đúng đắn mà hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tăng. Tuy nhiên hiệu quả truyền thông, Marketing online của công ty đạt kết quả chưa cao, có một bộ phận lớn khách hàng tiềm năng vẫn chưa biết đến thương hiệu của công ty. Vậy nên để hiểu rò hơn về hiệu quả hoạt động truyền thông của doanh nghiệp tôi đã thực hiện đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động Marketing online của công ty TNHH MTV Truyền thông và giải trí Philip Entertainment” nhằm
tìm ra những giải pháp truyền thông tối ưu giúp doanh nghiệp đến với khách hàng của mình hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động Marketing online nhắm đưa ra các giải pháp quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động Marketing online
- Phân tích hiệu quả hoạt động Marketing online của công ty TNHH MTV Truyền thông và giải trí Philip Entertainment.
- Đưa ra giải pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt động Marketing online của công ty TNHH MTV Truyền thông và giải trí Phillip Entertainment.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Toàn bộ nhân viên, học viên tại công ty. Khách hàng đã và
đang sử dụng các dịch vụ của công ty
Đối tượng nghiên cứu: Các kênh truyền thông online của công ty: Facebook, Email, Youtube, Tư vấn trực tuyến.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi không gian: Thu thập số liệu liên quan đến công ty trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế
- Phạm vi thời gian: Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, nhằm có những dữ liệu mới nhất để phục vụ cho đề tài. Vì thời gian thực tập từ tháng 10/2020 đến tháng 1/2021, nên dữ liệu thứ cấp đc thu thập tại….
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn tại liệu thứ cấp bên trong công ty:
Các số liệu, thông tin như doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh…tại công ty TNHH MTV truyền thông và giải trí Philip Entertainment.
Các nhận xét, đánh giá của khách hàng trên các kênh truyền thông như kênh Youtube, trên trang mạng xã hội facebook, thư điện tử Email.
Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty:
Nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua sách, báo, giáo trình, các khóa luận tốt nghiệp trường đại học Kinh Tế, các tài liệu liên quan đến truyền thông, Marketing online, các công cụ truyền thông, các lí thuyết về sự tiếp nhận thông tin truyền thông của khách hàng, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi, sử dụng thang đo để tiến hành việc điều tra.
4.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu định tính: Thu thập số liệu bằng cách điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của công ty. Sử dụng các câu hỏi mở để thực hiện phỏng vấn tiến hành ghi chép các thông tin cần thiết, có giá trị nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp khảo sát khách hàng bằng cách phát phiếu khảo sát để thu thập số liệu nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi được dựa trên thang đo Liket với 5 mức độ: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Trung lập, 4 - Đồng ý, 5- Rất đồng ý.
4.1.3. Phương pháp chọn mẫu
Tính cỡ mẫu
Nguyên tắc chọn mẫu đầu tiên được tuân thủ là kích thước tối thiểu của mẫu không nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, sử dụng phép chọn mẫu không lặp, với yêu cầu mức độ
tin cậy là 95%, và sai số chọn mẫu không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Công thức tính cỡ mẫu theo Cochran, W. G. (1977) như sau:
Trong đó:
n: Kích thước mẫu.
: Z score tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn α = 0,05, thường lấy 95% - 95% CI, 2-side test Z = 1.96
: tỷ lệ tổng thể.
: sai số mẫu cho phép, ε = 0,1 (ε = 10%)
Để đảm bảo kích thước mẫu là lớn nhất và được ước lượng có độ lớn an toàn nhất thì p(1-p) phải đạt cực đại. Tức là p phải nhận giá trị mà tại đó đạo hàm riêng của p là p’ = 2p – 1= 0. Do đó ta chọn p = 0,5 thì (1-p) = 0,5.
Với đặc điểm kinh doanh của công ty hiện tại, thì cỡ mẫu mà ta quan sát là:
Để đảm bảo cho việc nghiên cứu, số mẫu đề nghị là 150% số mẫu theo công thức trên, tức là số mẫu cần thực hiện điều tra là: 97 *150%=145,5 mẫu
Vậy mẫu quan sát cho đề tài này là 146 khách hàng để phục vụ cho nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống: Là quá trình chọn lựa mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu có một cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau
Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống nó sẽ được phân bổ dàn đều trong khung mẫu (nêu các đơn vị mẫu được đánh số một cách chính xác), thực hiện một cách nhanh chóng, và phù hợp với điêu kiện của công ty tại thời điểm hiện tại.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Dữ liệu được mã hóa được xử lý với kĩ thuật Frequency của SPSS để tìm ra các đặc điểm của mẫu nghiên cứu (các thông tin cá nhân tham gia khảo sát như giới tính, độ tuổi, thu nhập,…), tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Là kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một biến tổng hợp trên cơ sở nhiều biến đơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là:
Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: hệ số tương quan cao.
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: chấp nhận được.
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: chấp nhận được nếu thang đo mới.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến quan sát. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.
Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập hợp x biến quan sát thành một tập F (với F < x) các nhân tố có ý nghĩa hơn.
Để phân tích nhân tố khám phá EFA phải đảm bảo các yếu tố sau: Hệ số (Factor loading) > 0,5
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤1 Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%
Trị số Eigenvalue ≥ 1 (Gerbing& Anderson, 1998)
Phân tích hồi quy tương quan
Phân tích hồi quy tương quan là phương pháp phân tích dựa trên mối liên hệ phụ thuộc của một biến kết quả (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến nguyên nhân (biến độc lập)
Xem xét các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF, kiểm tra giá trị Durbin Watson. Nếu các giả định trên không bị vi phạm, mô hình hồi quy được xây dựng. Hệ số số cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được bao nhiêu phần
trăm biến thiên của biến phụ thuộc.
Mô hình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 +…+ βkXi + ei
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc
β0: hệ số chặn (hằng số)
βk: hệ số hồi quy riêng phần
Xi: các biến độc lập trong mô hình ei: biến độc lập ngẫu nhiên
Dựa vào hệ số Beta chuẩn với mức ý nghĩa Sig. Tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với mức độ ra sao.
Kiểm định One-Sample T-test
Kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của một tổng thể.
Kiểm định giả thiết:
H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value)
H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)
Mức ý nghĩa: α = 0,05
Nếu:
Sig. (2-tailed) ≤ 0,05: bác bỏ giả thiết H0
Sig. (2-tailed) > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0
5. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo 7 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Việc xác định mục tiêu nghiên cứu là bước đầu cho việc thực hiện nghiên cứu một cách đúng quy trình, việc đúng mục tiêu nghiên cứu là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bước 2: Xác định mô hình nghiên cứu
Sau khi tiến hành điều tra định tính, đưa ra mô hình nghiên cứu để phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu. Lựa chọn đúng mô hình nghiên cứu thì các bước tiếp theo sẽ đi đúng với mục tiêu mà nghiên cứu đề ra.
Bước 3: Thiết kế bảng hỏi
Việc thiết kế bảng hỏi được làm một cách cẩn thận, sau khi lên bảng hỏi chi tiết phải điều tra thử, tìm ra những vấn đề còn tồn tại, chưa thực sự phù hợp sau đó điều chỉnh để phù hợp hơn. Làm như vậy mới có thể khai thác được tối đa thông tin từ khách hàng.
Bước 4: Tiến hành điều tra chính thức
Sau khi đã chỉnh sửa bảng hỏi phù hợp, tiến hành phát bảng hỏi đến khách hàng, khai thác các thông tin một cách tối đa từ khách hàng để nghiên cứu đưa ra được tối ưu nhất.
Bước 5: Thu thập thông tin
Sau khi điều tra các số liệu được thu thập thống kê lại nhằm dễ dàng trong quá trình phân tích và sử lý số liệu.
Bước 6: Xử lý, phân tích thông tin
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Bước 7: Báo cáo kết quả
Sau khi phân tích và xử lý số liệu, các kết quả thu về được thống kê lại một cách có hệ thống và tiến hành báo cáo kết quả.