Hệ Số Thanh Toán Tổng Quát Của Công Ty Giai Đoạn 2004-2008 ( Số Liệu Lấy Từ Bảng 2.8 ) 11682


( Lần )

* Về hệ số thanh toán tổng quát



3.00


2.50


2.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


1.50

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc - 11


1.00


0.50


0.00

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Biểu đồ 2.22: Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty giai đoạn 2004-2008 ( số liệu lấy từ bảng 2.8 )

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.22 ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của Công ty có sự biến động không ổn định. Cụ thể năm 2004 hệ số thanh toán tổng quát của Công ty là 2,29, năm 2005 hệ số thanh toán tổng quát là 2,24 giảm 2,27 % so với năm 2004, năm 2006 hệ số thanh toán tổng quát là 2,55 tăng 13,86 % so với năm 2005, năm 2007 hệ số thanh toán tổng quát là 1,67 giảm 34,46 % so với năm 2006, năm 2008 hệ số thanh toán tổng quát là 1,59 giảm 4,62 % so với năm 2007. Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty lớn hơn 1 nên vẫn đảm bảo trong thanh toán nhưng có xu hướng giảm, Công ty cần khắc phục tình trạng này.


( Lần )

* Về hệ số thanh toán ngắn hạn


2.00

1.80

1.60

1.40

1.20

1.00

0.80

0.60

0.40

0.20

0.00

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Biểu đồ 2.23: Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2004 - 2008 ( số liệu lấy từ bảng 2.8 )

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.23 ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng vào năm 2005 và có xu hướng giảm vào các năm sau đó. Cụ thể, năm 2004 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,33 năm 2005 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,83 tăng 38,08 % so với năm 2004, năm 2006 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,72 giảm 6,13 % so với năm 2005, năm 2007 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,07 giảm 37,61 % so với năm 2006, năm 2008 hệ số thanh toán ngắn hạn là 0,62 giảm 42,59 % so với năm 2007. Năm 2008 hệ số thanh toán ngắn hạn chỉ đạt 0,62 và nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn cho thấy Công ty không đủ khả năng thanh toán ngắn hạn. Nguyên nhân là do chính sách tài trợ mạo hiểm của Công ty gây ra.


( Lần )

* Về hệ số thanh toán nhanh


1.00

0.90

0.80

0.70

0.60

0.50

0.40

0.30

0.20

0.10

0.00

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Biểu đồ 2.24: Hệ số thanh toán nhanh của Công ty giai đoạn 2004 - 2008 ( số liệu lấy từ bảng 2.8 )

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.24 ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty thấp và biến động không ổn định. Cụ thể, năm 2004 hệ số thanh toán nhanh đạt 0,33 thì sang năm 2005 hệ số thanh toán nhanh là 0,91 tăng 172,63 % so với năm 2004, năm 2006 hệ số thanh toán nhanh là 0,41 giảm 54,85 % so với năm 2005, năm 2007 hệ số thanh toán nhanh là 0,76 tăng 85,19 % so với năm 2006, năm 2008 hệ số thanh toán nhanh là 0,20 giảm 73,22 % so với năm 2007. Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của Công ty không đảm bảo, nguyên nhân chính là do chính sách tài trợ mạo hiểm của Công ty.‌

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2.3.1. Những thành quả Công ty đạt được

Những năm qua mặc dù tính cạnh tranh trên thị trường thực phẩm và chế biến thực phẩm ngày càng khắc nghiệt, giá cả và các yếu tố đầu vào có


nhiều biến động nhưng Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vẫn đạt được một số thành tựu sau:

+ Phát triển sản xuất: Mức doanh thu và sản lượng của Công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2004 - 2008, từ 275009 triệu đồng năm 2004 lên 689338 triệu đồng năm 2008, tổng giá trị doanh thu năm 2008 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2004. Tốc độ tăng của doanh thu đạt trung bình 25,97% năm. Năm 2007 tốc độ tăng doanh thu của Công ty còn đạt 33,88 % so với năm 2006. Trong khi tốc độ tăng của ngành trung bình là 14% - 16% năm. Điều đó chứng tỏ thị phần của Công ty đang được mở rộng, Công ty đang khẳng định được vị trí và uy tín của mình trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Trong khi nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu thì kết quả mà Công ty đạt được như trên là đáng khích lệ.

+ Về quy mô nguồn vốn: Tổng vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, từ 135679 triệu đồng năm 2004 đến năm 2007 là 628508 triệu đồng, tuy có giảm xuống 585346 triệu đồng vào năm 2008 nhưng vẫn cao. Đây cũng là những nỗ lực lớn của Công ty trong việc tìm kiếm, huy động nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

+ Về cơ cấu trong tổng vốn: Vốn cố định liên tục tăng trong giai đoạn 2004 – 2008 và chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn của Công ty. Vốn cố định chiếm tỉ trọng cao là do Công ty luôn chú trọng đến đầu tư vào đổi mới dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm.

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ nêu trên, thực trạng sử dụng vốn của Công ty vẫn tồn tại nhiều bất cập. Đây là lý do gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của Công ty cũng như việc hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Những hạn chế đó là:


+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn còn thấp và nhiều chỉ tiêu có xu hướng giảm như: Chỉ tiêu như doanh lợi vốn, hiệu suất sử sụng tổng vốn, khả năng thanh toán nhanh, trong khi quy mô sản xuất của Công ty ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ các biện pháp quản lý và sử dụng vốn của Công ty chưa tốt. Công ty cần tăng cường các biện pháp quản lý sử dụng vốn để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Công ty trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt.

+ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có xu hướng ngày càng giảm do tốc độ tăng của vốn lưu động lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn lưu động bị suy giảm. Công ty cần có các biện pháp kịp thời khắc phục tình trạng trên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

+ Khả năng thanh toán của Công ty thấp, trong khi khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán ngắn hạn có xu hướng giảm thì khả năng thanh toán nhanh không đáp ứng được nhu cầu trả nợ của Công ty. Công ty cần có các biện pháp kịp thời khắc phục tình trạng trên.

2.3.3. Một số nguyên nhân chính

+ Vốn tồn đọng lớn và khả năng thu hồi vốn thấp:

Qua các số liệu phân tích ta thấy tình hình tài chính của Công ty chưa đảm bảo vững mạnh thể thiện ở các chỉ tiêu doanh lợi vốn thấp, các khoản phải thu và hàng tồn kho liên tục tăng... Điều này cho thấy lượng vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, tồn đọng tăng. Đây là nguyên nhân làm chi phí lãi vay tăng, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và doanh lợi vốn của Công ty giảm.

+ Chi phí quản lý và sản xuất cao:

Các đại lý, cửa hàng của Công ty có mặt tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, chi phí quản lý lớn. Chi phí


sản xuất cao do giá nguyên vật liệu đầu vào hay thay đổi và một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài về.

+ Tác động của yếu tố khách quan:

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trên thế giới đã tác động đến Công ty làm cho chi phí tài chính của Công ty tăng đột biến ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.


Chương 3‌‌‌

Một số gải pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc


3.1. Phương hướng và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới

3.1.1. Phương hướng phát triển của Công ty

- Phát triển thương hiệu Kinh Đô tại miền Bắc Việt nam.

- Đa dạng hoá các kênh phân phối.

- Xây dựng chính sách người lao động chính là người chủ doanh nghiệp nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên Công ty.

- Tận dụng lợi thế trong nước tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu trên thị trường nước ngoài.

- Tin học hoá hệ thống quản lý.

- Phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty

- Trở thành nhà cung cấp các sản phẩm bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Miền Bắc, đồng thời thông qua công ty Kinh Đô mẹ, xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc…

- Duy trì vị trí chiến lược là nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu tại thị trường bánh kẹo phía Bắc Việt nam, doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng trưởng từ 18 % đến 20%.

- Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm các dòng sản phẩm mới như bánh tươi, các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít đường, giàu Canxi, DHA và Vitamin,… nhằm đưa Kinh Đô thành một nhà sản xuất có tất cả các dòng sản phẩm bánh kẹo trên thị trường miền Bắc.


- Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, nâng cao công suất sản xuất hiện tại để tăng cường năng lực cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu của người tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực chiếm tỉ trọng tiêu thụ cao thông qua chiến lược đầu tư nhiều hơn vào máy móc và thiết bị sản xuất.‌

- Mở rộng mạng lưới phân phối từ khu vực miền bắc tới các khu vực vùng sâu vùng xa, phát triển mở rộng mạng lưới đại lý Kinh Đô. Phát triển hình thức mạng lưới bán hàng thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến.

- Nâng cao chất lượng lao động, kỹ năng quản lý và chú trọng phát triển nguồn nhân lực.

- Giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng cường kiểm soát chi phí.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.

Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc và định hướng phát triển của Công ty, kết hợp với những lý luận về hiệu quả sử dụng vốn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như sau:

3.2.1. Giải pháp đối với Công ty

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chung

+ Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong quản lý và đầu tư kinh doanh

Công tác kế hoạch trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành quá trình đầu tư kinh doanh của công ty được liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm của Ban Giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh nhưng để đạt hiệu quả cao hơn, Công ty nên phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ, sau đó tổng hợp, đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí