Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


Tác giả luận án


Trương Thị Hoài Linh


MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, ĐỒ THỊ v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 13

1.1. Tng quan vNgân hàng Phát trin 13

1.1.1. Lch sphát trin và mc đích hot đng ca Ngân hàng Phát trin... 13

1.1.2. Lý do ra đời và khái niệm về Ngân hàng Phát triển 15

1.1.3. Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển 19

1.1.4. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển 22

1.2. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển 31

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển 31

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển 35

1.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển 43

1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số Ngân hàng Phát triển trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 61

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số Ngân hàng Phát triển trên thế giới 61

1.3.2. Bài học đối với Việt Nam 63

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 67

2.1. Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam 67

2.1.1. Quá trình hình thành và mô hình tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 67

2.1.2. Chính sách tín dụng Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua 71

2.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 75

2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2010 87

2.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng 87

2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng 95

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 135

3.1. Định hướng về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian tới 135

3.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 .136

3.3. Quan điểm về hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 138

3.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 142

3.4.1. Nâng cao năng lực huy động vốn của ngân hàng 142

3.4.2. Cải thiện năng lực thẩm định dự án tại ngân hàng 151

3.4.3. Cải thiện năng lực quản lý rủi ro tại ngân hàng 166

3.4.4. Bổ sung thêm một số hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng 178

3.4.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng, trong đó trọng tâm là cán bộ thẩm định và cán bộ quản lý tín dụng 181

3.5. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 185

KẾT LUẬN 194

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 196

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 197

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DAPT VDB NHPT TCTD NHTM QHTPT BKHĐT BTC NSNN ODA NHNN NHTW HĐQL TDĐT TDXK TPCP HQTC HQKTXH GTCG TSĐB LSCK TĐDA TDNN


Dự án phát triển

Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ngân hàng Phát triển

Tổ chức tín dụng

Ngân hàng Thương mại Quỹ Hỗ trợ Phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Tài chính

Ngân sách Nhà nước

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Trung ương Hội đồng quản lý

Tín dụng đầu tư Tín dụng xuất khẩu

Trái phiếu Chính phủ Hiệu quả tài chính

Hiệu quả kinh tế - xã hội Giấy tờ có giá

Tài sản đảm bảo Lãi suất chiết khấu Thẩm định dự án

Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, ĐỒ THỊ


I. SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 71

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý rủi ro tại VDB 167

Sơ đồ 3.2: Mục tiêu của hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ 171

II. BẢNG

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính để đánh giá dự án59 Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn trong nước 87

Bảng 2.2: Kết quả cho vay tín dụng đầu tư 89

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế 89

Bảng 2.4: Kết quả cho vay lại vốn ODA 91

Bảng 2.5. Kết quả cho vay tín dụng xuất khẩu 91

Bảng 2.6. Kết quả hỗ trợ sau đầu tư 93

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn hàng năm 94

Bảng 2.8: Lợi nhuận hàng năm 95

Bảng 2.9: Kết quả giải ngân vốn tài trợ qua các năm so với kế hoạch 96

Bảng 2.10: Tỷ trọng vốn giải ngân của VDB so với tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.. 98 Bảng 2.11: Kết quả đóng góp của VDB vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 104

Bảng 2.12: Cơ cấu tài sản và vốn 110

Bảng 3.1. Dự kiến nhu dư nợ và vốn của ngân hàng trong thời gian tới 138

II. ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1: Tỷ trọng TSCĐ tăng thêm từ vốn tài trợ của VDB so với tổng TSCĐ của cả nước 90

Đồ thị 2.2: Tỷ trọng vốn giải ngân của VDB so với tổng vốn đầu tư của nên kinh tế .. 99 Đồ thị 2.3: Một số chỉ tiêu xem xét rủi ro tín dụng 107

Đồ thị 2.4: Một số chỉ tiêu xem xét khả năng bền vững tài chính của ngân hàng 112


PHẦN MỞ ĐẦU


1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Ngân hàng Phát triển (NHPT) là trung gian tài chính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Thông qua tài trợ trung và dài hạn của NHPT cho các dự án phát triển – là các dự án tạo ra sản phẩm chiến lược, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành, vùng, lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thu nhập của một số bộ phận dân cư, tầm quan trọng của NHPT đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Cũng giống như các trung gian tài chính khác, hoạt động tín dụng của NHPT là hoạt động duy trì sự tồn tại bền vững và phát triển của NHPT. Theo đó, nguồn vốn tài trợ bởi Ngân hàng phải được thu hồi, bảo toàn và quay vòng để có thể tài trợ cho nhiều dự án phát triển khác. Tuy nhiên, mục tiêu và cách thức thực hiện hoạt động sử dụng vốn của NHPT và các trung gian tài chính khác, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại (NHTM) không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt này xuất phát từ mục tiêu thành lập của NHPT và NHTM. NHTM được thành lập nhằm mục tiêu một đồng vốn cho vay phải đem lại hơn một đồng và phần chênh lệch đó - tiền lãi - là chi phí phải trả của người đi vay đối với việc sử dụng vốn của NHTM. Trong khi đó, NHPT là công cụ của chính phủ để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội được thể hiện trong Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tại các nước phát triển cũng như đang phát triển luôn luôn tồn tại các ngành kém phát triển, những vùng sâu vùng xa khó khăn và người nghèo. Những bộ phận này rất khó thu hút đầu tư từ những nhà đầu tư thông thường bỏ vốn vì mục tiêu sinh lời, do vậy cần có sự can thiệp dưới các hình thức của chính phủ. NHPT huy động các nguồn lực trong nền kinh tế, sau đó tài trợ có trọng điểm và ưu đãi cho những đối tượng trên nhằm hai mục tiêu là hiệu quả xã


hội và hiệu quả tài chính. Một cách khái quát, các quốc gia thành lập NHPT vì muốn đạt được các mục tiêu sau:

(1) tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân;

(2) cải thiện môi trường sống;

(3) cải thiện tính công bằng trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong nền kinh tế;

(4) hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn;

(5) phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

(6) khuyến khích các hoạt động đầu tư sản phẩm mới, có hàm lượng công nghệ cao

(7) phát triển thị trường tài chính…

Vậy những mục tiêu trên đã được NHPT đáp ứng hay chưa? Câu trả lời tùy thuộc vào từng quốc gia. Có nhiều nước, NHPT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và chuyển hướng sang các hoạt động kinh doanh khác khi nền kinh tế của quốc gia đó đã đạt được sự tăng trưởng bền vững (Mỹ, Nhật Bản hay Singapo). Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của NHPT cũng gặp phải vô số hạn chế và rào cản, cụ thể như sự phụ thuộc về chính trị và chính sách, không bền vững về tài chính, tỷ lệ nợ xấu cao, quản lý tài chính yếu kém, khả năng huy động vốn trong nước nghèo nàn…Tất cả những hạn chế trên làm cho NHPT không những không đạt được các mục tiêu đề ra mà còn dẫn đến một sự tồn tại “tầm gửi” của NHPT vào sự trợ cấp của chính phủ và các nhà tài trợ nước ngoài.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Việt Nam Development Bank) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2006, tiền thân là Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam. Việc chuyển từ Quỹ sang Ngân hàng xuất phát từ nhiều lý do cả về yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế cũng như thực trạng hoạt động của Quỹ. Sau năm năm hoạt động theo hình thức một ngân hàng, VDB đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn huy động được ở trong và ngoài nước để tài trợ cho các DAPT và các đối tượng đặc biệt trong nền kinh tế. Vốn của ngân hàng góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xóa đói


giảm nghèo. Năm năm mặc dù là khoảng thời gian chưa nhiều nếu so sánh với vòng đời của các dự án VDB tài trợ với thời gian hoàn vốn trung bình từ 10 đến 20 năm, nhưng có thể nói đây là giai đoạn ngân hàng hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ để phù hợp với vai trò là công cụ của Chính phủ trong tài trợ phát triển. Do vậy, việc đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế của VDB trong hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. Điều này càng quan trọng hơn khi mà đến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, khi đó các ưu đãi về vốn từ các Chính phủ và nhà tài trợ nước ngoài sẽ suy giảm mà thay vào đó là các nguồn tài trợ theo điều kiện thị trường. Trong khi sự tài trợ từ các nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN ngày càng hạn hẹp thì đòi hỏi VDB phải tự chủ được trong cả hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng. Với kết quả về vốn giải ngân hàng năm ở mức 4,2% so với tổng nhu cầu vốn của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu (theo quy định của VDB) ở mức 15% tổng dư nợ (nếu tính theo chuẩn quốc tế thì mức này cao hơn gấp 3 lần), chênh lệch giữa doanh thu từ lãi và chi phí trả lãi luôn đạt giá trị âm ở mức khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm…cho thấy nếu không có những điều chỉnh kịp thời từ cơ chế chính sách đến hoạt động nghiệp vụ thì VDB sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào NSNN.

Xuất phát từ thực trạng hiệu quả hoạt động trên của VDB, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.

1.2. Mục đích của nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu những kinh nghiệm tốt nhất và phù hợp nhất của các nước trên thế giới trong hoạt động của NHPT để áp dụng vào NHPT Viêt nam. Đồng thời, xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm hai mặt quan trọng là hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính – đây sẽ được coi là mục tiêu quan trọng nhất mà luận án đạt được. Hệ thống chỉ tiêu này được dùng để đánh giá thực trạng hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển trước đây và NHPT Việt Nam hiện nay, đây là một vấn đề chưa có đề tài nghiên cứu nào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022