Lịch Sử Phát Triển Và Mục Đích Hoạt Động Của Ngân Hàng Phát Triển


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu, các hình vẽ minh hoạ và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận án được chia làm 3 chương như sau:

o Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển

o Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

o Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN


1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

1.1.1. Lịch sử phát triển và mục đích hoạt động của Ngân hàng Phát triển

Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ II, các NHPT đã tồn tại song song với các ngân hàng khác nhưng ở các hình thức và tên gọi khác. Hơn 100 năm trước đây, ở thế kỷ 19, nước Mỹ đã hoàn thành công nghiệp hoá, nước Anh và một số các nước ở Trung Âu đã phát triển nền tảng công nghiệp cơ bản. Những quốc gia công nghiệp này đã thực hiện công nghiệp hoá nhờ hoạt động tài trợ dài hạn của các ngân hàng dưới tên gọi là “Ngân hàng Công nghiệp” [31]. Những ngân hàng công nghiệp cung cấp vốn trung – dài hạn và chấp nhận rủi ro để tài trợ cho các dự án hứa hẹn sẽ đem lại tỷ lệ sinh lời lớn do khai thác vào các lĩnh vực sản xuất mới. Như vậy, các ngân hàng công nghiệp đã thực hiện vai trò quan trọng mà ngày nay đang được tiến hành bởi các NHPT. Cho đến cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới từ năm 1929 đến năm 1932, các hoạt động tài trợ trên mới bị thu hẹp lại do rủi ro đối với các dự án vượt quá khả năng chịu đựng của các ngân hàng công nghiệp này và do khả năng huy động vốn của ngân hàng trên thị trường bị hạn chế. Các loại chứng khoán do ngân hàng phát hành không bán được trên thị trường; đồng thời các tổ chức và cá nhân cũng không gửi tiền vào ngân hàng nữa. Trong hoàn cảnh đó, để lấp đầy sự thiếu hụt về vốn trong các quỹ dài hạn để tài trợ cho đầu tư, các Chính phủ cũng như các tổ chức tài chính của Chính phủ đã cam kết sử dụng các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để tài trợ. Kết quả là trong những năm 1930, các NHPT thuộc sở hữu của Chính phủ đầu tiên đã được thành lập, như là các NHPT ở Bán cầu Tây, Nacional Finaciera ở Mê Hi Cô, CORFO ở Chile và CAVENDES ở Vê-nê-zuê- na. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Kế hoạch Marshall được triển khai để tài

Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - 3


trợ cho công cuộc tái thiết công nghiệp hoá và nền kinh tế Châu Âu. Và cũng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 một nền kinh tế thế giới mới xuất hiện. Đó là sự ra đời của Liên hiệp quốc – tổ chức kế tiếp của Liên đoàn Quốc gia – là tổ chức cộng đồng thế giới đầu tiên được hình thành kết nối các quốc gia trên thế giới với 150 nước thành viên. Tiếp theo đó, trong những năm 1980, Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) ra đời, đại diện cho các quốc gia công nghiệp phương tây có tổng số 17 thành viên (nếu không bao gồm Ai-len, Luc-xem-bua và Ai-xơ-len). Bằng việc tính thêm các nước Đông Âu và Liên Khu vực Nga, trừ Trung Quốc, đến các quốc gia công nghiệp, khoảng 25 quốc gia được phân loại là “đã công nghiệp hoá”. Để lại con số các quốc gia đang phát triển là khoảng 125, trong đó 100 quốc gia có dân số trên 1 triệu [31]. Trong thời gian này, một trong các vấn đề nghiêm trọng là nhiều quốc gia là thiếu vốn để tài trợ cho các mục tiêu phát triển. Nguồn ngân sách hạn hẹp cũng như khả năng huy động tiết kiệm không hiệu quả không đủ để áp ứng nhu cầu vốn khổng lồ của các ngành công nghiệp mới. Một trong những giải pháp quan trọng là tìm cách thu hút vốn từ các nước có nguồn tiết kiệm dồi dào vào những nước khan hiếm vốn. Để giải quyết vấn đề này, ý tưởng về việc thành lập NHPT nhằm tạo kênh thu hút và luân chuyển vốn từ nước ngoài cho các dự án công nghiệp trong nước được đề xuất và được Chính phủ ra quyết định thành lập tại các nước này. Nó cũng tương tự như NHPT ở các quốc gia như Mê Hi Cô, Chi-lê, Vê-nê-zuê-la và các quốc gia khác đã được thành lập trong những năm 1930.

Nhìn khái quát lịch sử phát triển của NHPT có thể nhận thấy trong bất kỳ nền kinh tế nào, dù là nền kinh tế phát triển, đang phát triển hay kém phát triển, luôn tồn tại các đối tượng khó có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng thương mại do một số nguyên nhân, chẳng hạn nhu cầu vốn tài trợ lớn, thời gian hoàn vốn dài, rủi ro lớn do đầu tư vào lĩnh sản phẩm mới hay vào các vùng khó khăn…Tuy nhiên, các đối tượng này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đấy sự phát triển của nền kinh tế và xã hội nên không thể không được đầu tư. Do


vậy, đòi hỏi nền kinh tế phải có một loại hình trung gian tài chính chuyên tài trợ cho các đối tượng này, đó là NHPT. Vấn đề mà tất cả các NHPT thời kỳ này phải quan tâm là hình thành và triển khai một chính sách tài trợ và đầu tư hiệu quả để thúc đẩy quá trình tài trợ phát triển tại các nước có ngân hàng. Trong mỗi thời kỳ khác nhau của nền kinh tế NHTM sẽ tập trung tài trợ cho những ngành, vùng, đối tượng nhất định phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ đó. Theo đó, chính sách tín dụng đầu tư phát triển - được ban hành theo sự chỉ đạo của Chính phủ ở các nước - chính là “kim chỉ nam” cho hoạt động của các ngân hàng này. Do vậy, mục đích hoạt động của NHPT là tài trợ cho các đối tượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia với định hướng là chính sách tín dụng đầu tư phát triển của quốc gia trong từng thời kỳ.

1.1.2. Lý do ra đời và khái niệm về Ngân hàng Phát triển

Một cách khái quát, sự ra đời của NHPT ở các quốc gia do các nguyên nhân sau đây:

o Cần có một tổ chức tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DAPT [10]

Dự án phát triển kinh tế (dự án phát triển) là các dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các ngành, vùng và thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư. Đó là các dự án (i) có quy mô lớn và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia; (ii) nhằm tới hai mục tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội và (iii) nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước.

Để tài trợ cho DAPT có nhiều nguồn vốn khác nhau như: nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN, vốn từ phát hành giấy tờ có giá trên thị trường tài chính, vốn tài trợ của các NHTM, vốn từ các Chính phủ hoặc tổ chức tài chính quốc tế…Tuy nhiên, mỗi nguồn vốn trên đều có những hạn chế nhất định và không phù hợp với tất cả các DAPT có nhu cầu vốn. Các DAPT cần lượng vốn lớn do các dự án này thường đầu tư vào các lĩnh vực mới, sản xuất hoặc nhập khẩu các sản phẩm mới chưa từng có mặt trong nền kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng


cho nền kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc xóa đói giảm nghèo… Do vậy, các sản phẩm của dự án có độ rủi ro cao, thời gian thực hiện đầu tư dài, thời gian hoàn vốn rất lớn nên thường ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư không sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn. Mặt khác, các DAPT nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tại nhiều nước đang và kém phát triển, DAPT do Quốc hội và Chính phủ phê duyệt, vì vậy nó mang tính chất là các dự án công. Vì vậy, đối với nhiều dự án, mục tiệu hiệu quả tài chính của dự án có thể bị “hy sinh” để dự án đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội. Điều này hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của các trung gian tài chính hay các nhà đầu tư trên thị trường tài chính – những đối tượng mà mục tiêu đầu tư là sinh lời và an toàn vốn. Trong số các nguồn vốn có thể tài trợ cho các DAPT có nguồn từ các Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế là nguồn có nhiều đặc điểm phù hợp với DAPT như thời gian sử dụng vốn dài, thời gian ân hạn lớn, vốn lớn, lãi suất thấp…Tuy nhiên để nhận được nguồn này thường kèm theo các điều kiện về chính trị, điều kiện chỉ định trước hay điều kiện đối ứng nên nhiều trường hợp sau khi cân nhắc các điều kiện thì không còn phù hợp với các DAPT nữa.

Xuất phát từ tầm quan trọng của các DAPT đối với nền kinh tế và từ nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn trung và dài cho các dự án này nên cần có một tổ chức đứng ra huy động vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các DAPT.

o Cần một tổ chức tài trợ có ưu đãi cho một số đối tượng đặc biệt trong nền kinh tế

Trong một nền kinh tế dù mức độ phát triển đến đâu thì cũng luôn luôn tồn tại bộ phận cần vốn nhưng không thể tiếp cận với các nguồn tài trợ trên thị trường, trong trường hợp này được gọi là các đối tượng đặc biệt.

Đó có thể là những người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo do không thể thoát khỏi “vòng luẩn quẩn của đói nghèo” từ đời này sang đời khác. Đối với đối tượng này, tăng vốn là cách hữu hiệu để tăng khả năng đầu tư, từ đó năng suất lao động được tăng lên, đây là điều kiện tiên quyết để vòng đói nghèo được xóa


bỏ và cũng là mục tiêu chính của xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đối tượng này thường không có tài sản thế chấp khi muốn vay vốn NHTM, do vậy sẽ tăng rủi ro đối với ngân hàng. Thêm nữa, quy mô trung bình của món vay có thể từ rất nhỏ đến lớn cùng với sự phân tán về địa lý, trình độ hiểu biết hạn chế…đã làm giảm sự hấp dẫn của các khoản vay đối với những cá nhân và tổ chức kinh doanh tín dụng.

Đó cũng có thể là những ngành, lĩnh vực mới, tạo ra các sản phẩm chưa từng xuất hiện trong nền kinh tế. Vốn đầu tư thường rất lớn vì các ngành này sử dụng công nghệ mới, thường phải nhập khẩu từ nước ngoài nên khi đưa vào sử dụng trong nước, rủi ro rất cao do người sử dụng phải mất thời gian học để làm quen với công nghệ mới, sự không phù hợp về nguồn nguyên liệu tương xứng với năng suất của công nghệ mới, thị trường phải làm quen với sản phẩm mới…Đó cũng là những ngành đã tồn tại lâu đời trong nền kinh tế, các sản phẩm của những ngành này là “đầu vào” quan trọng cho nhiều ngành khác hoặc sản xuất ra các loại “hàng hóa công cộng” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh lời của các ngành này thường không lớn nên cũng không hấp dẫn các nhà đầu tư thông thường.

Một nền kinh tế sẽ không thể phát triển bền vững nếu vẫn còn tồn tại những đối tượng trên. Chính phủ các nước nhận thức được vấn đề quan trọng này nên đã bằng nhiều con đường hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong số con đường đó là thành lập ra một tổ chức thay mặt mình quản lý và tài trợ có ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ về vốn cho các đối tượng đó. Đó là tổ chức mà mục tiêu chính là hướng tới đạt được lợi ích kinh tế - xã hội.

o Tổ chức tài trợ cần là ngân hàng để vốn được bảo toàn, quay vòng và sinh lời

Xuất phát từ hai lý do trên cho thấy vốn cần phải có để tài trợ cho nền kinh tế là rất lớn. Trong khi đó, các nguồn vốn thì có hạn và phải trả chi phí vốn


theo các lãi suất thị trường nên vấn đề vốn tài trợ cho các đối tượng được sử dụng một cách hiệu quả là cần thiết, đặc biệt ở các nước đang và kém phát triển.

Ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính mà sự tồn tại của nó tùy thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng mà ngân hàng tài trợ. Các khoản tín dụng của ngân hàng được thẩm định kỹ bởi những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và đảm bảo các nguyên tắc tín dụng cơ bản. Bằng kinh nghiệm của mình, ngân hàng còn có thể hỗ trợ và tư vấn để khách hàng hạn chế được những rủi ro trong quá trình sử dụng vốn của mình. Đồng thời, ngân hàng có cơ chế quản lý vốn giải ngân chặt chẽ.

Như vậy, tổ chức tài trợ vốn cho các DAPT, các đối tượng đặc biệt trong nền kinh tế nên được thành lập là một ngân hàng để đảm bảo (i) tập trung các nguồn vốn cho phát triển kinh tế; (ii) thu hồi được nguồn tài trợ bao gồm cả gốc và lãi; (iii) quay vòng vốn để tài trợ cho nhiều dự án và (iv) tự trang trải được chi phí và có lợi nhuận. Xuất phát từ các lý do trên, sự ra đời của NHPT là cần thiết ở tất cả các nước. Tóm lại,

Ngân hàng phát triển là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển và các đối tượng đặc biệt trong nền kinh tế.[10]

NHPT là một công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức này sẽ đứng ra tập hợp các khoản vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước, sau đó tài trợ có trọng điểm và ưu đãi cho các đối tượng nhất định trong nền kinh tế để đạt được một cách có hiệu quả các mục tiêu Chính phủ đề ra trong từng thời kỳ nhất định.

Cũng giống như các ngân hàng khác, NHPT là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, vì NHPT cũng là một


công cụ của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô nên nó cũng mang một số nét khác biệt so với các trung gian tài chính khác.

1.1.3. Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển

o NHPT thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ

Đặc điểm này cho thấy sự ra đời của NHPT có tính chất lịch sử, nó phụ thuộc vào sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Tính chất các khoản tài trợ của NHPT đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ cho ngân hàng. Đồng thời, vì là một công cụ của Chính phủ nên ngân hàng và các hoạt động của nó phải đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước mà đứng đầu là Chính phủ.

Thuộc sở hữu của Chính phủ cũng là một lợi thế của NHPT trong việc nhận được các nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN với lãi suất thấp hoặc nhận được sự bảo lãnh của Chính phủ trong huy động vốn trong và ngoài nước.

o Mục tiêu tối cao/cuối cùng của NHPT là hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia

Đây là đặc điểm phản ánh sự khác biệt giữa NHPT với các trung gian tài chính khác. NHPT luôn hướng tới mục tiêu duy trì hiệu quả kinh tế - xã hội cho các DAPT nên đôi khi mục tiêu này mâu thuẫn với mục tiêu hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, các DAPT mà NHPT chấp nhận tài trợ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc tín dụng cơ bản thông qua hoạt động thẩm định và tư vấn kỹ càng đối với các dự án đó. NHPT cùng khách hàng kết hợp với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước tìm các biện pháp hạn chế rủi ro có thể gây ra tổn thất cho các dự án.

o NHPT tập trung huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước

Đối tượng tài trợ của ngân hàng là các dự án hình thành nên cơ sở hạ tầng, cụ thể là tăng cường đầu tư vào các tài sản cố định để phục vụ các hoạt động kinh doanh cho nền kinh tế; các dự án có thời gian hoàn vốn dài nên nguồn vốn tài trợ cho chúng cũng phải có kỳ hạn tương ứng.

Ngày đăng: 28/11/2022