Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Lực Của Các Ngân Hàng Thương Mại


2. Phương pháp phân tích hiệu quả chi phí tiếp cận phi tham số


Phương pháp bao dữ liệu DEA là một kỹ thuật lập trình tuyến tính để kiểm tra một đơn vị (DMU hoặc ngân hàng trong nghiên cứu này) hoạt động như thế nào so sánh với các ngân hàng khác trong mẫu. Kỹ thuật này tạo ra một đường biên được thiết lập bởi các ngân hàng hiệu quả và so sánh nó với các ngân hàng kém hiệu quả. Hơn nữa, hiệu quả của các ngân hàng tiến từ 0 đến 1, với ngân hàng hoàn toàn hiệu quả có kết quả là 1. Phương pháp này cho phép xác định hiệu quả tương đối của các đơn vị hoạt động trong hệ thống phức tạp.

Một mô hình cơ bản của DEA được thể hiện tối đa hóa hiệu quả, với trọng lượng đầu ra u và đầu vào trọng lượng v, cho i đầu vào x và j kết quả đầu ra y. Nếu chúng ta thiết lập tổng trọng lượng đầu vào là 1, ký hiệu toán học, con số này cho chúng ta một yêu cầu để giải quyết bài toán:

vxi =1

với điều kiện:

uyj - vxi < 0

u, v > 0

maxuv (uyj) (1.11)


3. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại

Trên thế giới, DEA thường được áp dụng để đánh giá các NHTM. Miller và Noulas (1996) ứng dụng phương pháp phân tích DEA để tính hiệu quả của 201 ngân hàng lớn của Mỹ (các ngân hàng có tài sản có trên 1 tỷ đôla Mỹ) thời kỳ 1984-1990. Bằng việc sử dụng 4 đầu vào: Tổng tiền gửi thanh toán, tổng tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi lãi và tổng chi phi lãi và 6 đầu ra: cho vay công nghiệp và cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tư chứng khoán, thu lãi, thu phi lãi. Kết quả cho thấy phi hiệu quả trung bình (bao gồm phi hiệu quả thuần và phi hiệu quả quy mô) của 201 ngân hàng khoảng trên 5%. Đồng thời tác giả kết luận đa số các ngân hàng có quy mô


quá lớn và đang rơi vào vùng hiệu quả giảm dần theo quy mô. Ferrier và Lovel (1990) sử dụng cả phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả của 575 ngân hàng hoạt động trong năm 1984, tác giả đã sử dụng 3 đầu vào (tổng số nhân viên; chi cho nhân viên, chi về trang thiết bị máy móc và chi mua nguyên, vật liệu) và 5 đầu ra (số lượng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, số lượng các món cho vay bất động sản, số lượng các món cho vay trả góp và số lượng các các món cho vay công nghiệp). Theo phương pháp DEA thì phi hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng khoảng 21,6%, còn theo phương pháp SFAthì phi hiệu quả kỹ thuật là 26.4%.

Sherman và Gold (1985) đã nghiên cứu hiệu quả toàn bộ của 14 chi nhánh ngân hàng ở Mỹ với kết quả, 6 trong số đó không hoạt động hiệu quả so với các chi nhánh khác. Một nghiên cứu khác phân tích hiệu quả hoạt động của 67 chi nhánh ngân hàng New Zealand năm 2003 với kết quả hiệu quả kỹ thuật đạt 0.912. Để nghiên cứu ảnh hưởng của sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng nội địa, Abraham Saka (2010) đã sử dụng phương pháp DEA để phân tích 23 ngân hàng Ghana. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng nội địa biến động trong giai đoạn nghiên cứu.

Tại châu Á, Fukuyama (1995) ) đã tiến hành đo lường hiệu quả của 143 ngân hàng Nhật Bản trong năm 1990. Kết quả của nghiên cứu này là hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình đạt 0.86 và hiệu quả quy mô đạt 0.9. Điều này có ý nghĩa việc thiếu hiệu quả toàn bộ là do hiệu quả kỹ thuật thuần thấp. Ngoài ra, Xiaoqing và Shelagh (2005) đã thực hiện nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Trung Quốc bằng DEA với 14 ngân hàng trong giai đoạn 1985-2002, kết quả cho thấy ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng thương mại nhà nước và hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 50-60%.

Tại Việt Nam, Nguyễn Việt Hùng (2007) tiến hành nghiên cứu 32 NHTM giai đoạn 2001-2005. Kết quả cho thấy ngân hàng Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả cả về kỹ


thuật lẫn phân bổ nguồn lực, trong đó việc thiếu hiệu quả kỹ thuật là đáng kể hơn. Deahoon và Ha Thu Vu (2008) phân tích 56 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2000-2006 bằng phương pháp phi tham số với kết quả hiệu quả kỹ thuật trong khoảng 0.85 - 1.0, hiệu quả phân bổ từ 0.25 đến 0.87.

Bảng 1. Tổng hợp nghiên cứu về phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM


Tác giả

Thời gian

nghiên cứu

Đầu vào

Đầu ra

Avkiran

(1999)

1986-1995

- Chi phí lãi

- Chi phí khác

- Thu nhập lãi ròng

- Thu nhập ngoài lãi

Sathye

(2001)

1996

- Chi phí nhân viên

- Vốn khả dụng

- Tiền gửi

- Dư nợ tín dụng

Neal (2004)


1996

- Số lượng chi nhánh

- Vốn khả dụng

- Tiền gửi

- Dư nợ tín dụng

- Thu nhập ngoài lãi

Sturm và Williams (2004)


1998-2001

- Số lượng nhân viên

- Tiền gửi

- Vốn chủ sở hữu

- Dư nợ tín dụng

- Khoản mục ngoại bảng


Nguyễn Việt Hùng (2008)


200-2005

- Chi phí nhân viên

- Tài sản cố định ròng

- Tiền gửi


- Thu nhập lãi ròng

- Thu nhập ngoài lãi

Deahoon và Ha Thu Vu (2008)


2000-2006

- Tài sản cố định

- Tiền gửi

- Số lượng nhân viên

- Dư nợ tín dụng

- Thu nhập ngoài lãi

- Khoản mục ngoại bảng

Ngô Đăng Thành (2010)


2008

- Chi phí nhân viên

- Chi phí lãi

- Chi phí ngoài lãi

- Thu nhập lãi ròng

- Thu nhập ngoài lãi

- Tổng tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1683995359 - 25

Nguồn: Nguyễn Minh Sáng (2015)


Ngô Đăng Thành (2010) thực hiện việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật của 22 NHTM Việt Nam trong năm 2010 và kết quả hiệu quả kỹ thuật đạt 91.7%. Tác giả cho rằng ngân hàng vẫn còn khả năng rất lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào của mình. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) cũng đo lường hiệu quả kỹ thuật của 20 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2010 bằng phương pháp phi tham số DEA. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam tăng từ 0.7 năm 2007 đến 0.818 năm 2010. Tuy nhiên, hoạt động của NHTM Việt Nam vẫn chưa hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số Malmquist tăng 8.8% trung bình mỗi năm, mặc dù có sự sụt giảm năm 2009 là 24.9%.

4. Dữ liệu nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận trung gian, NHTM được xem là đơn vị trung gian tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính, thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế nên các biến đầu vào được lựa chọn với 3 biến đầu vào: chi phí nhân viên (X1), tài sản cố định (X2); tiền gửi (X3) và các biến đầu ra bao gồm: thu nhập từ lãi (Y1); thu ngoài lãi (Y2) bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tư và thu nhập từ hoạt động khác.

Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên 34 NHTM trong mẫu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, để hỗ trợ thêm cho việc phân tích hiệu quả sử dụng chi phí nhóm tác giả bổ sung thêm 3 biến bao gồm: chi phí nhân viên bình quân (W1), chi phí tư bản bình quân (W2) và chi phí lãi bình quân (W3) (Bảng 2).


Bảng 2. Mô tả chi tiết các biến trong mô hình phân tích phi tham số


Tên biến

Ý nghĩa

Dữ liệu thu thập

Đơn vị tính


Y1


Thu lãi

Doanh thu thuần từ lãi vay


Triệu đồng

Y2

Thu ngoài lãi

Doanh thu ngoài lãi

Triệu đồng

X1

Chi cho nhân viên

Chi phí nhân viên

Triệu đồng


X2


Tài sản cố định ròng

Giá trị tài sản cố định ròng


Triệu đồng


X3


Tiền gửi khách hàng

Số dư tiền gửi khách hàng


Triệu đồng


W1

Chi phí nhân viên bình quân


X1/ Tổng số nhân viên

Triệu đồng

/ người

W2

Chi phí tư bản bình quân

Chi ngoài lãi / X2

%

W3

Chi phí lãi bình quân

Chi phí lãi vay / X3

%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


5. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu

Bảng 3. Thống kê mô tả các biến trong đo lường hiệu quả chi phí



Y1

Y2

X1

X2

X3

2005

Trung bình

1,631,931

192,168

164,986

235,716

16,350,450

Giá trị lớn nhất

17,113,708

1,816,327

2,300,000

2,553,176

119,732,347

Giá trị nhỏ nhất

5,206

217

1,673

1,828

40,008

Độ lệch chuẩn

3,636,525

419,695

444,150

508,551

33,904,150

2006

Trung bình

2,210,401

352,918

192,215

276,859

20,861,941

Giá trị lớn nhất

22,300,210

2,962,427

2,314,829

1,856,525

160,396,533

Giá trị nhỏ nhất

42,569

413

2,990

3,669

169,444

Độ lệch chuẩn

4,662,254

712,457

460,515

436,974

41,498,224

2007

Trung bình

3,234,399

643,847

353,839

295,118

30,122,792

Giá trị lớn nhất

29,055,125

7,652,195

4,372,070

2,234,051

233,638,843

Giá trị nhỏ nhất

68,502

352

8,100

7,555

328,715

Độ lệch chuẩn

6,096,593

1,530,175

841,526

451,445

53,609,564

2008

Trung bình

5,152,649

638,244

515,762

412,724

36,064,393

Giá trị lớn nhất

45,018,970

5,288,306

5,754,280

3,176,455

305,928,044

Giá trị nhỏ nhất

216,658

4,408

12,900

12,833

619,820

Độ lệch chuẩn

9,006,302

1,083,104

1,139,276

606,582

65,092,042

2009

Trung bình

4,912,665

774,165

552,072

466,308

43,578,013

Giá trị lớn nhất

43,246,817

5,638,515

4,907,936

3,337,832

331,893,865

Giá trị nhỏ nhất

270,648

9,872

28,815

17,042

677,245

Độ lệch chuẩn

8,263,992

1,235,185

1,056,066

674,321

70,285,418

2010

Trung bình

7,899,923

1,012,556

748,485

549,615

57,229,980

Giá trị lớn nhất

55,139,865

6,029,545

6,753,006

3,543,927

382,579,192

Giá trị nhỏ nhất

569,517

14,940

42,929

36,152

3,181,318

Độ lệch chuẩn

11,457,708

1,409,621

1,404,381

732,890

84,307,504

2011

Trung bình

12,648,683

1,054,620

1,006,806

658,176

62,720,218

Giá trị lớn nhất

77,104,416

6,184,782

9,787,234

3,666,895

399,396,404

Giá trị nhỏ nhất

600,519

8,224

82,500

60,880

1,254,258

Độ lệch chuẩn

16,936,583

1,543,258

1,896,219

789,338

89,646,197

2012

Trung bình

12,204,679

1,119,009

984,707

906,258

79,087,543

Giá trị lớn nhất

72,510,098

5,940,199

10,113,650

8,015,012

502,012,284

Giá trị nhỏ nhất

1,161,591

25,908

105,890

50,853

1,501,086

Độ lệch chuẩn

15,253,084

1,475,066

1,885,177

1,513,520

105,652,649


2013

Trung bình

10,642,163

1,335,046

1,144,200

900,917

97,952,660

Giá trị lớn nhất

58,976,961

8,418,656

10,500,000

4,646,984

568,691,890

Giá trị nhỏ nhất

907,947

18,744

150,000

55,109

1,739,554

Độ lệch chuẩn

13,565,608

1,992,326

1,981,729

1,123,915

125,784,981

2014

Trung bình

9,365,453

1,325,845

859,428

741,510

91,160,544

Giá trị lớn nhất

43,984,255

6,662,629

4,919,584

4,661,988

487,713,370

Giá trị nhỏ nhất

756,595

34,461

6,550

59,388

1,523,160

Độ lệch chuẩn

10,762,785

1,781,486

1,261,549

1,130,755

125,964,477

2015

Trung bình

10,413,109

1,505,033

1,335,066

1,049,008

130,963,719

Giá trị lớn nhất

49,005,228

8,254,164

6,255,652

4,554,885

564,583,061

Giá trị nhỏ nhất

1,165,593

53,257

142,656

99,684

13,753,950

Độ lệch chuẩn

12,318,477

2,337,376

1,584,025

1,409,333

153,441,421

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam, 2005-2015.

Bảng 3 mô tả về các biến trong đo lường hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nếu xét về tỷ trọng các biến đầu vào và đầu ra có thể nhận thấy, đối với các biến đầu vào thì tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm, tiếp theo là biến đầu vào tài sản cố định ròng và cuối cùng là biến chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng thấp nhất. Đối với các yếu tố đầu ra thì doanh thu từ lãi vay luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng doanh thu của ngân hàng điều này chứng tỏ các NHTM Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng tạo rủi ro lớn cho ngân hàng khi có sự thay đổi nhỏ trong các điều kiện, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, cơ cấu thu nhập này còn cho thấy hệ thống các NHTM Thái Lan và Việt Nam chưa đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho khách hàng.

6. Kết quả phân tích hiệu quả chi phí

Kết quả mô hình ước lượng dữ liệu bao tham số bằng phần mềm DEAP 2.1 cho thấy hiệu quả chi phí của 34 NHTM Việt Nam trung bình giai đoạn 2005-2015 là 69,8%, với hiệu quả phân bổ (AE) là 87,3% và hiệu quả kỹ thuật (TE) theo giả định hiệu suất không đổi theo quy mô trung bình giai đoạn là 79,7%. Xu hướng các đường hiệu quả đều giảm từ năm 2010 (Hình 4). Điều này chứng tỏ các NHTM Việt Nam đang sử dụng các nguồn lực với chi phí cao làm giảm hiệu quả kinh tế toàn phần của ngân hàng.


Hình 4. Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả chi phí (CE)


1.05


0.95


0.85


0.75


0.65


0.55


0.45


0.35

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

TE

AE

CE


Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4 cũng trình bày kết quả đo lường hiệu quả chi phí của từng NHTM Việt Nam trong mẫu giai đoạn từ năm 2005 -2015. Kết quả cho thấy hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam đều giảm trong các năm 2009, 2010 và 2012.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023