Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 2


trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng (…). Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”. Từ tương quan về dung lượng hiểu biết của người kể chuyện và nhân vật, nhà nghiên cứu đã chia thành ba hình thức người kể chuyện: người kể chuyện lớn hơn nhân vật, người kể chuyện bằng nhân vật và người kể chuyện bé hơn nhân vật [Theo 76, tr.126].

Ở hướng tiếp cận khác, nhà nghiên cứu người Anh P. Lubbock trong tác phẩm Nghệ thuật văn xuôi đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản: thứ nhất là “toát yếu toàn cảnh”, hình thức trần thuật này có sự hiện diện cảm thấy được của người trần thuật biết tất cả. Hình thức trần thuật thứ hai là “người trần thuật kịch hóa”. Ở hình thức này người trần thuật đứng ở ngôi một, kể lại câu chuyện từ sự cảm nhận riêng của mình. Hình thức trần thuật thứ ba là “ý thức kịch hóa”. Đặc trưng của hình thức trần thuật này cho phép miêu tả trực tiếp đời sống tâm lý, những trải nghiệm bên trong của nhân vật. Hình thức trần thuật thứ tư là “kịch thực thụ”. Trong hình thức này độc giả chỉ thấy được hình dáng bề ngoài và các cuộc đối thoại của nhân vật mà không biết gì về đời sống nội tâm. Theo P. Lubbock đây là hình thức trần thuật hoàn hảo nhất [Theo I.P.Ilin – Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX/ 33, tr.223].

N.Friedman với tác phẩm Điểm nhìn trong tiểu thuyết đã đưa ra cách phân loại cụ thể về người kể chuyện. Thứ nhất là „toàn năng biên tập”, với hình thức này người kể chuyện biết tất cả và có khả năng thâm nhập vào câu chuyện dưới dạng những bàn luận chung về cuộc sống. Ở hình thức thứ hai là “toàn năng trung tính” thì không có sự can thiệp trực tiếp của người kể chuyện. Thứ ba là hình thức trần thuật “tôi là nhân chứng” khi người kể chuyện là một nhân vật trong truyện nhưng chỉ nằm bên lề câu chuyện và biết một phần về các nhân vật. Thứ tư là hình thức trần thuật “tôi là vai chính” khi người kể chuyện là nhân vật chính. Thứ năm là hình thức trần thuật “toàn


năng cục bộ đa bội”, người kể chuyện đứng ngoài và tựa vào điểm nhìn của nhiều nhân vật để kể chuyện. Thứ sáu là hình thức trần thuật “toàn năng cục bộ đơn bội” – người kể chuyện đứng bên ngoài và tựa vào điểm nhìn của một nhân vật trong truyện để kể. Thứ bảy là hình thức trần thuật theo “mô hình kịch” và thứ tám là trần thuật theo kiểu “camera”. Trong cả hai hình thức này, người kể chuyện hầu như chỉ khách quan ghi lại các sự việc, hiện tượng mà không tỏ thái độ chủ quan [Theo I.P.Ilin 33, tr.227].

G.N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã khẳng định vai trò không thể thiếu của người trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ phía một người nào đó. Trong sử thi, tiểu thuyết, cổ tích, truyện ngắn trực tiếp hay gián tiếp đều có người trần thuật” [58, tr.88]. Theo Poxpelov có hai kiểu người trần thuật phổ biến là: “Hình thức thứ nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả. Nhưng người trần thuật cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái tôi nào đó” [58, tr.89]. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, Poxpelov đã chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và với tác giả.

Timofiev trong giáo trình Nguyên lý lý luận văn học cũng đã khẳng định việc tự sự ngay từ đầu đã được gắn chặt với một người kể chuyện nhất định: “Người kể chuyện là người kể cho ta nghe về những nhân vật và biến cố” [73, tr.32]. Ông đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ người kể chuyện, xem nó là một yếu tố tích cực đem lại cho các nhân vật và các hiện tượng trong tác phẩm một màu sắc căn bản, một sự đánh giá căn bản. Ngôn ngữ người kể chuyện được cá tính hóa cả về mặt hình thức lẫn mặt ý nghĩa, nó có những đặc điểm riêng phân biệt với ngôn ngữ các nhân vật khác: “Tính độc đáo của ngôn ngữ người kể chuyện tức là vấn đề ngôn ngữ người kể chuyện có những đặc điểm cá tính hóa, không hòa lẫn với đặc điểm của các nhân vật được miêu tả, trái


lại được nêu lên một cách riêng biệt, ám chỉ một cá tính ẩn đằng sau nó. Cá tính này mà ta thấy trong ngôn ngữ, dùng những biện pháp ngôn ngữ để tạo nên hình tượng của nhân vật, người nhân danh mình theo quan điểm của mình, quan niệm tất cả các nhân vật và biến cố được nhắc đến trong tác phẩm” [73, tr.44].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bên cạnh các nhà nghiên cứu nước ngoài, ở Việt Nam vấn đề người kể chuyện cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chúng tôi xin nêu một số nhận định tiêu biểu: Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [28, tr.221].

Nguyễn Thái Hòa trong chuyên luận Những vấn đề thi pháp của truyện đã đề cập đến nhiều vấn đề người kể chuyện: “người kể chuyện là nhân tố tạo nên lăng kính đối thoại trong truyện. Ở đây là đối thoại hai chiều giữa người kể hàm ẩn và người nghe hàm ẩn. (…) Ông cho rằng người đọc hàm ẩn hay còn gọi là cái bóng độc giả chính là người kể tự thân. Tức là người đọc truyện đầu tiên không ai khác chính là người kể chuyện. Cuộc đối thoại giữa người kể hàm ẩn và người nghe hàm ẩn góp phần hoàn thiện câu chuyện. (…) Nguyễn Thái Hòa còn nêu vấn đề xác định giọng kể của người kể. Ông cho đây là vấn đề rất quan trọng” [Theo 79].

Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 2

Phùng Văn Tửu trong chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại tìm tòi, đổi mới nhận định: “nói đến người kể chuyện là nói đến điểm nhìn được xác định trong hệ đa phương không gian, thời gian, tâm lý tạo thành góc nhìn. Người kể chuyện là ai, kể chuyện người khác hay kể chuyện chính bản thân mình, khoảng cách về không gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đứng của người kể chuyện cũng như độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc được kể lại vẫn thường được các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu”. Ông cũng nêu ra một số loại người kể chuyện: “một dạng phổ biến của tiểu thuyết truyền thống


là người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở một ví trị nào đấy trong không gian, thời gian, bao quát hết mọi diễn biển của câu chuyện và thuật lại với chúng ta. Chuyện được kể ở ngôi thứ 3 số ít… một dạng phổ biến khác của tiểu thuyết là lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất với người kể chuyện xưng tôi” [89, tr.207].

Trong công trình Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử Trần Đình Sử chủ biên, vấn đề người kể chuyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ những vấn đề mang tính cụ thể như Phương thức tự sự chủ yếu của Sử thi Đam San của Đỗ Hồng Kì; Về mô hình tự sự truyện Kiều của Trần Đình Sử; Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm Người tình của Trần Huyền Sâm; Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn của Trần Đăng Xuyền; Một số hình thức tự sự trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust của Đào Duy Hiệp... đến những vấn đề mang tính khái quát như Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại của Đỗ Hải Phong; Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam – một vài hiện tượng đáng lưu ý của Đặng Anh Đào; Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn đương đại của Bùi Việt Thắng; Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỉ XVIII của Lê Nguyên Cẩn… [63].

Ngoài các bài viết, công trình nghiên cứu trên ta còn bắt gặp một số ý kiến khái quát về người kể chuyện trong một số bài báo, một số chuyên luận như: Người kể chuyện trong văn xuôi của Lê Phong Tuyết; Hình tượng nhân vật người kể chuyện trong truyện Lỗ Tấn của Lương Duy Thứ; Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại của Đặng Anh Đào…

Như vậy vấn đề lý thuyết người kể chuyện đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều nước khác nhau. Điểm chung của các ý kiến là ở chỗ khẳng định vai trò không thể thiếu của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, khẳng định người kể chuyện là người đứng ra để kể lại câu chuyện, người môi giới giữa tác phẩm với bạn đọc và là người thay mặt tác


giả phát biểu những tư tưởng, quan điểm về con người, cuộc sống. Người kể chuyện là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt tác phẩm tự sự với tác phẩm thơ, trữ tình và kịch. Lý thuyết về người kể chuyện là phức tạp cho nên trong suốt thế kỉ qua các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình từ nhiều khuynh hướng đã tiếp cận vấn đề này một cách khác nhau nhưng cho đến nay nó vẫn đòi hỏi cần phải tiếp tục tìm hiểu, xem xét. Những ý kiến của những người đi trước thực sự là những gợi ý vô cùng quý báu giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

2.2. Tình hình nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây bút trẻ giàu tài năng đã và đang khẳng định vị trí của mình trong đời sống văn học đương đại. Tác phẩm của chị trong đó có truyện ngắn luôn gây được sự chú ý đối với bạn đọc nói chung cũng như giới nghiên cứu phê bình văn học nói riêng bởi phong cách ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ của chị.

Về tình hình nghiên cứu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta thấy có một số điểm đáng lưu ý:

Trước hết, phần lớn các ý kiến chưa đi vào xem xét nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một cách riêng biệt và toàn diện mà mới chỉ ra một số bình diện liên quan đến nhân vật người kể chuyện. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Tổng thư kí hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, trưởng ban chung khảo cuộc thi sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ II năm 2000 nhận thấy một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Ngọn đèn không tắt chính là ngôn ngữ kể chuyện: “Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư có truyện Ngọn đèn không tắt là truyện ngắn nổi bật nhất. Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng


Tổ Quốc – mũi Cà Mau của những con người mà cha ông là người tứ xứ về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả đã dày công khai phá, đã đứng lên khởi nghĩa” [60, tr.1]. Với Dạ Ngân, khi đọc tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu từ tập truyện Ngọn đèn không tắt nhà văn cho rằng: “Chính cái chuyện lấy tên tập lại không thấy thích bằng những chuyện về cảnh ngộ, những thân phận, những mảnh đời thường nhật, nó cho thấy tác giả có thể dài hơi về kiểu nhân vật này, tất cả được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ Nam bộ lấp lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm” [46]. Trong bài viết Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư, nhà phê bình Văn Công Hùng cho rằng: “…cái làm nên Nguyễn Ngọc Tư còn là ngôn ngữ. Nguyễn Ngọc Tư đã thiết lập cho mình một hệ thống ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ nhưng không dị mọ ăn theo mà tung tẩy, thăng hoa trong từng ngữ cảnh cụ thể” [95]. Nhà văn Nguyễn Viện nhận định: “Với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã chứng tỏ cô thực sự là một nhà văn với tất cả tính chuyên nghiệp trong cách viết và ngôn ngữ sử dụng” [65]. Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương chọn Cánh đồng bất tận là tác phẩm hay nhất năm 2005 vì nó kết hợp được các phương diện: “Một là, nó vừa là chuyện con người. Hai, nó rất gần gũi với những vấn đề thời sự hiện nay mà cũng không xa lạ với những vấn đề vĩnh cửu. Ba, nó vừa dữ dội, bạo liệt vừa rất mềm mại đầy nữ tính. Thứ tư, ngôn ngữ của nó vừa thể hiện được cái văn phong Nam Bộ đồng thời có sự trong sáng, phong phú của văn chương tiếng Việt” [65].

Ngoài các ý kiến chỉ ra một số bình diện liên quan đến nhân vật người kể chuyện cũng đã có ý kiến trực tiếp bàn về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đoàn Ánh Dương khi nhận xét truyện Cánh đồng bất tận cho rằng: “dựa và sự vận động của tâm lý nhân vật, hành trình khám phá tác phẩm là sự bóc tách từ bình diện ngôn ngữ trần thuật đến bình diện những tri nhận, ẩn ức đã lắng đọng thành các biểu tượng ám ảnh đời sống nội tâm nhân


vật. [12, tr.97]. Ở một đoạn khác Đoàn Ánh Dương viết: “Để có một giọng văn chân thật, một mặt như đã nói, tác giả rời chuyển ngôi kể từ người kể chuyện sang nhân vật chính, cho nhân vật nói bằng ngôn ngữ cảm xúc, suy tưởng. Mặt khác, đẩy ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nhân vật khác lọc qua lăng kính tâm lý của nhân vật chính, đưa nó vào trường cảm nhận của nhân vật chính. Nhân vật tôi, vì vậy là người biết hết, hiểu hết, cảm hết, những gì mình nói ra. Hơn thế, sự kể vừa như kết quả của những tác động bên ngoài (những câu hỏi của Sương), vừa như sự thúc bách nội cảm, tức nhu cầu muốn phơi trải để được nhẹ lòng trước không khí ngột ngạt bao bọc bởi cảm giác một sự báo ứng đang dần tới, thứ ngôn ngữ tự nói với mình ấy là yếu tố cơ bản tạo nên tính chân chất của văn phong Ngọc Tư” [12, tr.104]. Đến đây, tác giả Đoàn Ánh Dương đã chú ý việc “ai kể chuyện” để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Từ sự phân tích trên có thể thấy, mặc dù truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã được giới nghiên cứu phê bình trao đổi, nhận xét, đánh giá làm sáng tỏ trên nhiều phương diện nhưng phương diện người kể chuyện thì chưa được khảo sát một cách tỉ mỉ, hệ thống, chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của một công trình nào. Phần lớn các nhà nghiên cứu chỉ mới bàn đến vấn đề này một cách khái quát qua một ý kiến ngắn, một bài báo, một mục trong chuyên luận. Tuy nhiên, những ý kiến này vẫn là những gợi ý, những định hướng quý giá giúp chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về vấn đề này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộ sáng tác trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn. Đối tượng


nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra là nghiên cứu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, luận văn tập trung chủ yếu khảo sát trên 6 tập truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt; Giao thừa; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Cánh đồng bất tận; Gió lẻ và 9 câu chuyện khác; Khói trời lộng lẫy.

4. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư sẽ giúp chúng ta lí giải được phần nào tài năng nghệ thuật, lí giải được một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của chị và đánh giá được khả năng tự sự mà Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến cho văn xuôi Việt Nam đương đại.

5. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết, luận văn tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung về người kể chuyện. Đó là những vấn đề: khái niệm người kể chuyện, vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, các tiêu chí nhận diện người kể chuyện, mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả, với nhân vật…

Trên cơ sở những lý thuyết chung đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – chỉ ra ngôi kể và một số loại hình người kể chuyện, một số đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp loại hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023