Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 36




về đến tỉnh thành thì mất, cho Phó Lãnh binh Giáp Văn Tân thay thế. Thăng chức

cho Bố chánh Bắc Ninh Đỗ Đình Thư làm Tuần phủ (cha được phong làm Tri phủ).



32b

Chuyển Tuần phủ Khánh Hòa là Trần Văn Lâm ra làm Phủ doãn Quảng Trị.

Tri phủ Kiến Thụy Trần Danh Huy

bị giáng cấp, giam cùm tại thành Hải Dương, (cùm) nặng 1 tạ.

Không chép


33a-

33b

Triệu Tri phủ Thuận An Tạ Hữu Khuê về kinh. [33b] Năm Ất Mão, mùa thu, đã triệu hồi đưa tới yết kiến, vì lai lịch tầm thường, cho làm chức cũ. Nhưng vì phủ hạt xây đền thờ, cho Cai tổng, Tú tài phân nhau làm lễ tế. Năm Giáp Thìn, mùa đông, lại tu sửa chùa thờ Phật ở Trạm Trai, đến đây triệu làm Bố chánh Ngự sử Ninh

Bình.

Không chép


33b

Lấy Nguyễn Trọng Gia làm Tri phủ phủ Thuận An, lấy Vũ Xuân Ân làm Tri

huyện huyện Lang Tài (là con của cháu Xuân Cẩn).

Không chép


33b

Tháng 8, mùa thu, huyện Bình Lăng lụt lớn.

Không chép


33b

Tháng 11, mùa đông, tiết Đông chí, khí trắng xuất hiện từ phía nam sang mé

bắc (hình giống chiếc quạt xòe ra).

Không chép


33b

Lấy Trương Đăng Quế quản lĩnh

công việc Khâm thiên giám. (Tầm thường tăng ba cấp, còn lại cứ theo hàm cũ).

Không chép


33b-

34a

Phủ doãn Trần Danh Lâm bị giáng cấp (vì không nghiêm cấm được hoàng tộc nên bị giáng xuống làm Thư lại ở bộ Công). [34a] Tri phủ Quảng Oai là Nguyễn Quý Tân cũng bị giáng cấp làm

Thư lại.

Không chép


34b

Ngày 28, tháng 2, Bắc Ninh mưa

bão. Ngày 24, tiết Xuân phân rét đậm, nước mưa đen như mực

Không chép


34b

Tháng 3, mưa liên tục không dừng.

Không chép


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 36




Ngày 20, Cẩm Giàng mưa bão.



35a

Ngày 22 Đinh Mùi, tháng 4, mùa hè, buổi hoàng hôn có khí đen kéo ngang trời

từ hướng Khôn đến hướng Cấn (bên cạnh có dải khí màu trắng)

Không chép


35a

Ngày 27, Văn tập hoàn thành. Các quan lại thuộc ban văn dâng biểu, ngày mồng 6 xin khắc bài Tổng luận. Nhân chuyển chợ lớn về đây, bèn khắc kinh truyện theo cách thức ván khắc của

phương Bắc

Không chép


35b

Tháng 5 nhuận có thần giáng ở Văn Thai, Cẩm Giàng

Không chép


35b-

36a

Trước kia vào thời Lý, Trần, Lê Đức Toàn người Mỹ Lư tự xưng là Tuệ Tĩnh thiền sư, hái thuốc nam trị bệnh cho người nước Nam, tiếng vang đến Nam Tống. Hoàng hậu nhà Tống có bệnh sai sứ mang lễ mời sang sống ở Giang Nam. Sau (ông) mất ở đất Tống, được vua Tống an táng, dựng bia đá. Sau có người ở Văn Thai đỗ đạt làm quan được cử đi sứ phương Bắc, đem tấm bia đá ấy về, dựng ở địa giới Văn Thai để nêu rõ công đức chữa trị bệnh cho người, sách viết có Thập tam phương. Đời vua Lê Dụ Tông ban cho tên gọi là Giác Tư. Tấm bia đá đó rất linh ứng, dân chúng vì thế mà lập đền thờ. Tháng này (tức tháng 5 nhuận) dịch bệnh đậu lan tràn, có người mắc bệnh, đứng trước cửa đền kêu khóc, bỗng thấy một ông già [36a] hái thảo dược chữa cho, trị bệnh rất linh nghiệm. Thế là xa gần nghe tin tề tựu trước cổng đền xin thuốc. Từ Thanh Nghệ trở ra phía Bắc, từ Thái Lạng trở xuống phía nam, người đi trên đường đến (Văn Thai) như mắc cửi, góp tiền làm lễ, không kể ngàn dặm. Sau đến tháng 8, vua sai quan khâm phái đến đem tấm bia đá ấy chôn đi, thu lấy tiền bạc sung vào kho công (trên mất một chữ)

(tháng 10) chép: "Hủy bỏ bia đá Thiền sư ở Hải Dương. Xã Văn Thai (thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương gần đây được cái bia đá cổ, ngoa truyền là Huệ Tĩnh Thiền sư giáng thế, (thiền sư người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng) lấy thuốc nam chữa khỏi bệnh, gần xa tranh nhau đến cầu đảo, hàng ngày kể đến hàng nghìn hàng trăm, quan tỉnh ấy không thể ngăn cấm được, đem việc ấy tâu lên. Vua bảo rằng: “Việc ấy thuộc về hoang đường, nên phá bỏ ngay đi, để bỏ sự mê hoặc cho người đời.” Bèn sai đạp đổ bia. Đến đây, Án sát Nguyễn Khắc Trạch vào hầu, vua triệu vào hỏi đến việc đấy. Trạch tâu: “Bọn hạ thần kính theo chỉ vua, mài bỏ bia đá, từ

đó đi lại cầu đảo mới hết”. Vua bảo rằng: “Dân

Chép khác thời gian, nội dung





hèn không biết gì, để cho lời ngoa truyền lừa dối

được, cốt ở người trên phải răn cấm, hiểu dụ”"


36a

Tháng 6, Đỗ Đình Thư được miễn

nghị.

Không chép


36b

Mai Văn Ngôn làm Chánh Chủ khảo, Hoàng Tế Mỹ làm Phó Chủ khảo

Phép thi võ được lập vào tháng 6 nhưng việc bổ dụng Chánh chủ khảo và Phó Chủ khảo diễn ra vào tháng 7. ĐNTL (tháng 7) chép: "Bắt đầu mở trường thi võ kinh đô. Cho Thái tử Thiếu bảo Hữu quân Đô thống phủ Đô thống, Tân Lộc tử Mai Công Ngôn sung làm Chủ khảo; Quyền Hữu tham tri bộ Binh là

Hoàng Tế Mỹ làm Phó"….

Chép khác thời gian

38a

Năm đó đổi lịch pháp, đổi tiết Mang Hiện thành tiết Mang Thực

Sự kiện này được chép vào tháng 11

Chép khác

thời gian

38b

Tháng Giêng, mùa xuân, lấy Tiến sĩ Ngụy Khắc Tuần làm Tổng đốc Ninh Thái

Lấy Tuần phủ Nam Ngãi là Nguỵ Khắc Tuần bổ đi Tuần phủ Bắc Ninh, hộ lý ấn Quan phòng tổng

đốc Ninh Thái"

Chép khác nội dung

39a

Một thời gian ngắn [Tuần] được đổi về Quảng Nam. Lúc đầu Án sát Trấn Tây làm lễ tế đàn Xã, đàn Tắc. Có thuyền buôn đến xem. Tế lễ xong, thuyền khách mời quan Án sát lên thuyền đi chơi, bị ép hỏi chuyện về những người theo đạo Gia Tô ở đây, Án sát không chịu nói, nhảy xuống bãi sông thoát về, đem chuyện tâu lên trên. Triều đình cho 5 chiến thuyền đuổi theo. Bọn giặc bắn pháo, hai bên đánh lớn, khói súng mù mịt, thuyền

chiến của triều đình chỉ còn lại hai chiếc. Cả một vùng Quảng Nam chấn động.

Chuyện này được ĐNTL, Đệ tam kỷ tường thuật trong vòng 3 tháng, từ tháng 1 đến tháng 3 nhưng chi tiết và nội dung không giống như trên..

Chép khác thời gian và nội dung




Vua ra lệnh cho Tuần [Ngụy Khắc Tuần] tới phủ dụ Quảng Nam, khi nắm chắc

được dân tình liền triệu hồi về, rồi đốc thúc cho các tỉnh Vĩnh, Thanh phòng thủ



39a

Lấy Đỗ Đình Thư làm Quyền Tuần phủ Hưng Yên.

Không chép


39b

Ngày 22, tháng 4, mùa hạ xuất hiện

mặt trời đỏ, khí trắng từ đằng tây xuyên qua.

Không chép


39b

Ngày 15, tháng 5, lúc hoàng hôn có khí trắng kéo ngang trời từ hướng Cấn đến hướng Khôn.

Không chép


40b

Tổng đốc Nam Định là Phan Văn Đạt mất.

Không chép


43b

Lúc đầu Đăng Quế là người định sách lược nên trong cung, ngoài triều đều nghi ngờ, đến khi Hoàng tử lên ngôi, có bọn không nghe, nghi ngờ bài bác, quan võ Hà Văn Chương chống kiếm trấn áp bọn chúng nói: "Di mệnh lớn lao của Tiên đế, ắt có dự định sâu xa. Chúng ta phụng chiếu tôn phù, ai dám không phụng chiếu,

đã có luật pháp". Thế là toàn thể cùng bái (vâng mệnh).

Không chép


44a

Hoàng tử tức vị, xuống chiếu lấy tháng Giêng năm sau làm năm đầu niên hiệu Tự Đức [1842]. Những thuế nợ từ sáu năm trước cùng với hai vụ năm nay, tạm hoãn đến vụ đông năm sau. Lại ban một nghìn xâu tiền cho đất Thang mộc, miễn cho 3 năm thuế dung, thuế điệu. Các tỉnh đều được miễn một năm thuế dung, thuế điệu. Những thứ đã nộp vào kho rồi thì cho kê khai. Lại miễn thu tiền mở bến đò và các thứ tiền thuế tuần. Các tội nhân đều được giảm một bậc, lại ban cấp sắc phong cho bách thần, cho phép thờ phụng như trước. Ngoài ra còn phỏng theo chế độ cũ, mở Ân khoa. Ngày 12 cùng tháng làm lễ Thành phục. Quy định về lễ phục cũng

theo lệ cũ năm đầu niên hiệu Thiệu Trị

Chép sự kiện vua miễn thuế được ban bố nhân dịp dâng thụy hiệu cho vua Thiệu Trị

Chép khác nộ dung

45b

Triệu Tiến sĩ Nguyễn Phan (đi đến

Không chép





Nghệ An thì báo bệnh rồi trở về). Khôi phục Ngô Điền làm Tri phủ Nam Sách

(xem năm Quý Mão). Cho người Tôn Thất làm Bố chánh Bắc Ninh.



45b

Sửa sang lại đền thờ Sĩ Vương, bên ngoài dựng 3 gian Nghi môn, trong dựng 5

gian quan cư (năm Kỷ Dậu, tháng 6, ngày Tuất).

Không chép


45b

Lại bắt người An Dương là Đinh Văn Khảm. Người Thanh Lâm là Nguyễn Hương bắt được một người, huyện Lang Tài cũng bắt được một người, sau đều

được xá miễn.

Không chép


46a

Tháng 12, sai Nhữ Bá Sĩ, Vương Hữu Quang, Bùi Quỹ đi sứ nhà Thanh

(trước để báo tang, sau là cầu phong)

Không chép


46a

Hoàng Công Dương tuổi đã ngoài 70 nên miễn quan về nghỉ hưu an dưỡng

Không chép


49b

Kì thi Hội có Đặng Đình Trứ trúng cách nhưng đến kì thi Đình thì bị truất. Kim Đình người Lị Nhân cũng trúng cách, đến kì thi Đình vì viết câu: "Giả tai Hoàng

khảo! " nên cũng bị truất, giáng xuống hàng sĩ, sau này lại đỗ Tú tài

Không chép


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023