Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 12

- Khi thiết kế các chương trình du lịch, cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường. Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các điểm dến du lịch, các điểm tham quan gắn với phát triển du lịch bền vững.

- Doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các nguyên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường trong quá trình phục vụ khách du lịch.

- Các doanh nghiệp lữ hành nên xây dựng phát triển các chương trình du lịch thân thiện với môi trường như tổ chức những tour du lịch vì môi trường. Trong đó, lồng ghép hoạt động du lịch với các hoạt động cải thiện môi trường như: trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy trong quá trình tham gia tour du lịch.

3.3.6. Giải pháp thực hiện TNXH của doanh nghiệp lữ hành với cộng đồng địa phương‌

- Các doanh nghiệp lữ hành có quy mô vừa và nhỏ có thể liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc kêt gọi các nhà tài trợ để cùng thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Các DNLH có thể liên kết cùng tổ chức những hoạt động hỗ trợ những cộng đồng như ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn…

- DNLH cũng có thể xây dựng những quỹ phúc lợi xã hội nhỏ ở trong công ty do các thành viên trong công ty đóng góp về kinh tế hoặc đồ dùng để sau đó định kỳ 1 năm/lần, doanh nghiệp có thể có những chuyến đi thiện nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hoặc những em nhỏ vùng cao.

- Doanh nghiệp có thể cùng hợp tác và phối hợp với chính quyền địa phương để xây dựng và tiến hành những buổi tập huấn về cách thức làm du lịch hợp lý cho những doanh nghiệp, người dân địa phương phát triển du lịch bền vững. Qua đó nâng cao hiệu quả làm kinh tế du lịch của địa phương cũng như kiến tạo một môi trường du lịch lành mạnh và phát triển bền vững.

- Tăng cường sử dụng sử dụng nguồn lao động tại địa phương vì việc sử dụng nhân công địa phương cũng là một đóng góp rất thực tế của DNLH cho kinh tế địa

phương điểm du lịch. Tuy nhiên lao động địa phương có đặc điểm là chuyên môn du lịch chưa cao nên cần có sự đào tạo và chỉ dẫn thích hợp từ các DNLH.

- Tổ chức các chương trình du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động thiện nguyện. Khách du lịch có thể cùng công ty vừa đi du lịch vừa kết hợp các hoạt động làm thiện nguyện như hỗ trợ thực phẩm cho người nghèo, tặng quà hay dạy tiếng Anh cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các hiệp hội du lịch, hiệp hội lữ hành nhằm đóng góp các ý kiến thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

- Doanh nghiệp lữ hành nên thể hiện tốt TNXH của doanh nghiệp trên mọi mặt trận thiện nguyện bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hoạt động Sport marketing kết hợp với các môn thể thao như bóng đá, chạy bộ... là hoạt động mới, thu hút được sự chú ý quan tâm của cộng đồng. Hoạt động Sport marketing giúp thay đổi thói quen của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động thể thao không chỉ đơn thuần là rèn luyện sức khoẻ, vượt qua giới hạn của bản thân người chạy mà còn nhân rộng thêm ý nghĩa của mỗi bước chạy để góp phần vào giải quyết các vấn đề thiết thực của xã hội. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nên xem xét áp dụng nhiều hình thức khác nhau trong việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp.

Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 12

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


KẾT LUẬN‌

TNXH đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp. Triển khai tốt TNXH của doanh nghiệp không những giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Các doanh nghiệp lữ hành như công ty Vietravel và Saigontourist đã có nhiều hoạt động nổi trội về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả hai công ty chỉ mới chú trọng đến các chương trình thiện nguyện, phát động và hưởng ứng các chương trình bảo vệ môi trường chứ chưa thật sự thực hiện TNXH một các toàn điện.

Đề tài nghiên cứu tiếp cận từ phía KDL, khảo sát KDL đã hoặc đang sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế ý kiến của KDL đối với vấn đề thực hiện TNXH của doanh nghiệp gồm trách nhiệm với KDL, môi trường và cộng đồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm du khách sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel và nhóm du khách sử dụng dịch vụ của công ty Saigontourist hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Phần lớn du khách đánh giá tích cực về việc thực hiện TNXH của hai công ty đối với họ. Tuy nhiên, công ty Saigontourist được KDL đánh giá cao hơn so với công ty Vietravel ở hầu hết các tiêu chí, chỉ có tiêu chí ‘cung cấp thông tin rõ ràng về CTDL cho khách” thì công ty Vietravel được đánh giá cao hơn. Du khách đánh giá cao nhất là việc nhân viên của công ty phục vụ công bằng, không phân biệt đối xử và du khách được trải nghiệm những dịch vụ đúng như CTDL mà công ty đã cam kết thực hiện. Trong khi việc thực hiện tiêu chí “HDV tuyên truyền giúp du khách nâng cao nhận thức về trách nhiệm của KDL trong quá tham quan du lịch” được đánh giá thấp nhất. Điều này cho thấy HDV của cả hai công ty đều chưa chú trọng đến vấn đề nâng cao nhận thức cho KDL trong quá trình tham quan trong khi đây là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, cả hai doanh nghiệp cần tập huấn cho HDV về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho KDL trong quá trình thực hiện công tác hướng dẫn du lịch.

Công ty Saigontourist được đánh giá cao hơn so với công ty Vietravel về TNXH đối với môi trường nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi đánh giá. Du khách đánh giá cao nhất là việc Doanh nghiệp đầu tư hoặc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường. Các công ty đã thực hiện tốt TNXH đối với việc triển khai các hoạt

động bảo vệ, cải thiện môi trường và được khách hàng công nhận. Trong các CTDL, cả hai công ty đã có các hoạt động được tổ chức tại các điểm tham quan ngoài trời, các danh lam thắng cảnh và CTDL khuyến khích du khách bảo vệ môi trường thiên nhiên. Vì vậy, yếu tố này cũng được KDL đánh giá tích cực. Tuy nhiên, việc các HDV cung cấp kiến thức bảo vệ môi trường cho khách thì chưa được thực hiện tốt, và đặc biệt là việc thiếu lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường vào CTDL để KDL chung tay bảo vệ môi trường trong quá trình tham quan du lịch. Doanh nghiệp nên tăng cường các hoạt động trải nghiệm của du khách gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp lựa chọn các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú hay ăn uống với những chất liệu hay nguyên liệu thân thiện với môi trường tuy được đánh giá khá tốt nhưng cần thực hiện tốt hơn nữa. Du khách đánh giá tích cực về việc doanh nghiệp đã lựa chọn các điểm du lịch gắn với phát triển bền vững như các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Giữa các nhóm khách của hai công ty ít có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá TNXH của doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương. Du khách đánh giá cao nhất là việc HDV hướng dẫn KDL tôn trọng văn hóa địa phương. Phần lớn du khách đều đánh giá các HDV khuyến khích mua sắm các sản phẩm của người dân địa phương để giúp KDL thể hiện trách nhiệm với cộng đồng địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế. Cả hai công ty đều được KDL đánh giá tốt việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thiện nguyện. Điều này hoàn toàn phù hợp khi các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện với nhiều chương trình khác nhau và được truyền thông đưa tin rộng rãi. Tuy nhiên, KDL có đánh giá chưa tích cực đối với vấn đề chia sẻ lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại vấn đề chia sẻ lợi ích kinh tế của doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương và có phương án rõ ràng và minh bạch.

Kết quả nghiên cứu đã giúp lý giải những vấn đề mà công ty Vietravel và Saigontourist thực hiện tốt và chưa tốt về TNXH đối với khách du lịch, môi trường và cộng đồng. Đây là cơ sở vững chắc để đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của doanh nghiệp đối với khách du lịch, trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng địa phương.

KIẾN NGHỊ‌


Kiến nghị đối với nhà nước‌


- Nhà nước cần ban hành các các cơ chế, chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể thực hiện được TNXH của mình. Trong quá trình thực hiện TNXH và các bộ Quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn, ví dụ đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh và môi trường lao động. Những khoản chi phí này, nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, vì thế với một chính sách ưu tiên, ưu đãi, Nhà nước có thể cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại,…

- Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện TNXH, như hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, công nghệ sạch.

- Nhà nước cũng cần hoàn thiện bộ máy, cơ chế thanh tra, kiểm tra, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về TNXH và đưa nội dung này vào chương trình đào tạo của các trường đại học.

- Cần phải nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dài hạn và lộ trình thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh, đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các tập đoàn, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các khu nghỉ dưỡng theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

- Nâng cao vai trò của lực lượng cảnh sát môi trường, thành lập các cơ quan kiểm toán tối cao có tiến hành hoạt động kiểm toán môi trường. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

- Mặc dù hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các lớp tập huấn pháp luật bảo vệ môi trường cho doanh

nghiệp, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì gần như chưa tiếp cận được các lớp này. Hơn nữa, các lớp tập huấn này mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến quy định pháp luật mà chưa đi sâu vào hướng dẫn thực thi tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường. Vì vậy, tổ chức một chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường, ngoài cung cấp các kiến thức về pháp luật, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch quản lý môi trường phù hợp.

Kiến nghị đối với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế‌


- Tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá được những thuận lợi, những khó khăn, thách thức và rào cản, từ đó có những giải pháp phù hợp để thực hiện TNXH của doanh nghiệp được tốt hơn.

- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.

Kiến nghị đối với Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế/ Hiệp Lữ hành Thừa Thiên Huế‌

- Đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội nghề như Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, Hội Lữ hành Thừa Thiên Huế trong việc hình thành các kênh thông tin về TNXH cho các DNLH, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các Bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện TNXH và các Bộ Quy tắc ứng xử.

- Hiệp hội cần tìm hiểu và cung cấp thông tin về các trường hợp DNLH thực hiện tốt TNXH điển hình trong cả nước để nhân rộng mô hình cho các doanh nghiệp khác.

Kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành‌


- Doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, thực hiện trách nhiệm đóng thuế và minh bạch trong các hoạt động tài chính. Doanh nghiệp thực hiện TNXH trên nhiều phương diện từ định hướng

phát triển của doanh nghiệp đến các chế độ chính sách và phương thức làm việc, chương trình đào tạo trong công ty nhằm xây dựng được sức mạnh vững chắc từ bên trong doanh nghiệp. Nội dung TNXH và nội dung phát triển bền vững nên được lồng ghép và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

- TNXH của doanh nghiệp còn thể hiện ở việc doanh nghiệp có cơ chế ưu đãi và các chương trình thi đua đảm bảo quyền lợi cá nhân của nhân viên, xây dựng một chính sách bình đẳng trong công việc, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo nhân viên, các chương trình đào tạo có thể mời các chuyên gia du lịch để có thể nâng cao chất lương nguồn nhân lực. Đặc biệt là đào tạo đội ngũ HDV về du lịch bền vững, giữ gìn môi trường, tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương nhằm nâng cao ý thức làm du lịch chuyên nghiệp và hướng dẫn KDL có trách nhiệm hơn trong quá trình tham quan du lịch.

- DNLH và các nhà cung cấp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các doanh nghiệp vận chuyển cần ký kết các điều khoản hợp tác một cách công khai, minh bạch và công bằng, hỗ trợ lẫn nhau cùng giải quyết sự cố xảy xa trong quá trình thực hiện CTDL. DNLH nên thỏa thuận với các nhà cung cấp về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp, trong đó các nhà cung ứng dịch vụ cũng cần cam kết về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy văn hóa địa phương, hỗ trợ cộng đồng địa phương và KDL.

- DNLH phải thực hiện trách nhiệm đối với KDL bằng cách bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ như đã thỏa thuận, không quảng cáo quá sự thật. DNLH cần tôn trọng, phục vụ KDL một cách công bằng, không phân biệt đối xử giữa các khách hàng. HDV của công ty cần hướng dẫn KDL bảo vệ môi trường một cách chi tiết, rõ ràng. Đồng thời, tuyên truyền du khách tôn trọng văn hóa địa phương và nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản về văn hóa khi đến một số điểm du lịch.

- DNLH tiếp tục tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương cũng như những nơi mà doanh nghiệp tổ chức CTDL. Khi thiết kế các CTDL, cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không tổ chức các loại hình du

lịch gây tổn hại đến môi trường. Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các điểm dến du lịch, các điểm tham quan gắn với phát triển du lịch bền vững.

- Doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các nguyên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường trong quá trình phục vụ KDL.

- Các DNLH nên xây dựng phát triển các CTDL thân thiện với môi trường như tổ chức những tour du lịch vì môi trường. Trong đó, lồng ghép hoạt động du lịch với các hoạt động cải thiện môi trường như: trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy trong quá trình tham gia tour du lịch.

- Các DNLH có quy mô vừa và nhỏ có thể liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc kêt gọi các nhà tài trợ hoặc xây dựng những quỹ phúc lợi xã hội nhỏ ở trong công ty để cùng thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Tăng cường sử dụng sử dụng nguồn lao động tại địa phương, tập huấn và chia sẻ lợi ích với cộng đồng.

- DNLH nên thể hiện tốt TNXH của doanh nghiệp trên mọi mặt trận thiện nguyện bằng nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các CTDL cộng đồng gắn với các hoạt động thiện nguyện. KDL có thể cùng công ty vừa đi du lịch vừa kết hợp các hoạt động làm thiện nguyện.

Kiến nghị đối với KDL‌


- KDL cần nâng cao nhận thức về TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hợp tác với doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động thực hiện trách nhiệm của KDL đối với các điểm du lịch, môi trường và cộng đồng địa phương tại điểm đến du lịch.

- KDL nên ưu tiên chọn lọc sử dụng dịch vụ du lịch được cung cấp bởi các DNLH có uy tín và thực hiện tốt TNXH với cộng đồng

- KDL có thể truyền miệng về những DNLH hoặc những hoạt động du lịch có trách nhiệm để lan tỏa và giúp các khách hàng khác cũng nâng cao được ý thức về trách nhiệm của KDL đối với môi trường, văn hóa và cộng đồng địa phương.

- KDL nên mua các sản phẩm địa phương nhằm duy trì sự phát triển của các sản phẩm địa phương, vừa tạo ra công việc và thu nhập cho người dân và góp phần cải thiện kinh tế và đời sống của người dân.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí