Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 3


- Phương pháp so sánh: Lễ hội trong tổng thể các yếu tố làm nên sản phẩm du lịch và hoạt động của lễ hội. Tìm hiểu nhu cầu, khả năng thu hút khách của lễ hội. Giá trị văn hóa lễ hội thể hiện qua hình thức, nội dung lễ hội.

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến, tài liệu qua sự cung cấp của các nhà nghiên cứu. Thực hiện điều tra xã hội qua bảng hỏi.

- Phương khảo sát thực địa: Quan sát trong quá trình thực tế diễn ra lễ hội để thấy rõ được thực trạng khai thác và phát triển du lịch lễ hội.

- Phương pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của các ngành khác như văn hóa học, du lịch học, triết học…

- Phương pháp quan sát: Tìm hiểu số lượng, khả năng thu hút khách. Giá trị văn hóa lễ hội, ý nghĩa lễ hội, không gian tổ chức lễ hội. Các đối tượng liên quan đến lễ hội như công trình kiến trúc, hoạt động của cư dân địa phương, thái độ khách du lịch. Quan sát tại các địa điểm diễn ra lễ hội, hoạt động diễn ra trong lễ hội.

- Phương pháp giải mã văn hóa: Các yếu tố văn hóa trong lễ hội thu hút khách du lịch.

- Phương pháp phỏng vấn (hỏi trực tiếp): Tiếp cận các lễ hội, trao đổi ghi nhận ý kiến trực tiếp của cư dân khi tham gia vào lễ hội các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng lữ hành, khách du lịch... để biết được nhu cầu mong muốn cuả khách, vai trò, tác dụng của lễ hội đối với du lịch.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích hình ảnh, tổng kết thực tiễn... để bài viết có tính khách quan.

Nguồn tư liệu sử dụng gồm có sách, báo, các báo cáo chuyên đề, những bài nghiên cứu của những đối tượng quan tâm về lĩnh vực văn hóa, lễ hội và du lịch. Tham khảo các bài giới thiệu về lễ hội trên các trang báo điện tử, trang thông tin điện tử chính thống của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.


5.2. Quan điểm nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 3

- Quan điểm tổng hợp: Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên quan điểm kết hợp tất cả các yếu tố địa lí, xã hội, con người… Các yếu tố này có mối quan hệ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất trong phát triển du lịch văn hóa tại Huế. Tổng hợp đặc điểm từng đối tượng, kết hợp chúng với nhau, tạo thành một thể thống nhất trong nghiên cứu.

- Quan điểm kinh tế: Quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với chính cư dân địa phương. Đặt ra mục tiêu làm thế nào để thu lại được hiệu quả cao nhất cho chính doanh nghiệp cũng như lợi ích cho cộng đồng cư dân.

- Quan điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch cộng đồng: Khai thác cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ và trùng tu, giữ gìn môi trường để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch phải bảo đảm sự cân đối giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Đảm bảo có sự tham gia của tất cả 4 thành phần: Các nhà quản lý du lịch và khu bảo tồn tương lai; cộng đồng dân cư địa phương; các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch.

6. Đóng góp mới của luận văn

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định đóng góp mới của luận văn đó là làm nổi bật được các giá trị văn hóa của lễ hội. Làm sáng tỏ khái niệm, sản phẩm gọi là du lịch lễ hội. Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội hiện nay để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội tại Huế.

Chúng tôi cũng làm rõ đặc điểm nổi bật của các lễ hội tại thành phố Huế, tiến hành thống kê các lễ hội tại thành phố Huế được diễn ra theo từng tháng trong năm để thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch lễ hội.


7. Bố cục luận văn

Ngoài lời cảm ơn, danh mục viết tắt, mục lục, khóa luận bao gồm những nội dung sau:

Phần mở đầu bao gồm: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi, phương pháp, quan điểm nghiên cứu và kết cấu luận văn.

Phần nội dung:

Chương 1. Tổng quan lý luận về du lịch lễ hội và điều kiện phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Nội dung chương này đề cập đến cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm về Lễ hội, du lịch, du lịch lễ hội. Vai trò, mối quan hệ của văn hóa, lễ hội và du lịch. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội. Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội. Đồng thời xem xét điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế trên cơ sở xem xét các yếu tố chung ở thành phố Huế, tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế, các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, thị trường khách, vị trí địa lý...)

Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Nội dung chương này khảo sát và đánh giá thực trạng lễ hội tại thành phố Huế. Phân tích thị trường khách du lịch, các sản phẩm du lịch lễ hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội, nhân lực du lịch lễ hội, hoạt động tổ chức quản lý du lịch lễ hội và công tác tuyên truyền quảng bá, bảo tồn văn hóa trong du lịch lễ hội ở Huế. Đồng thời khái quát về các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại thành phố Huế. Thống kê phân tích một số lễ hội tiêu biểu để định hướng cho phát triển du lịch lễ hội ở Huế.

Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội tại thành phố Huế.


Nội dung chương này đề cập đến mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế. Trên cơ sở quy hoạch du lịch Huế, thực tiễn du lịch lễ hội Huế sẽ nghiên cứu lễ hội khai thác giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch qua các đề xuất giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội; Về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội; Về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội; Về phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội; Về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội và bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội.

Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, với các doanh nghiệp du lịch và với chính quyền và cư dân địa phương để khai thác giá trị văn hóa của lễ hội góp phần khai thác có hiệu quả lễ hội, phát triển sản phẩm du lịch lễ hội tại thành phố Huế.

Phần kết luận

Nội dung chương này xác định giá trị lễ hội tại Huế. Đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong phát triển du lịch lễ hội tại Huế.

Phần phụ lục

Phần tài liệu tham khảo


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ


1.1. Tổng quan về du lịch lễ hội

1.1.1. Lễ hội và du lịch lễ hội

1.1.1.1. Lễ hội

Khái niệm chung về Lễ hội

Lễ hội: “Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thồng, hoặc là giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được” [29 trang 67]

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng

Lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sự kiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch. Khi bàn về khái niệm, mối tương quan giữa lễ hội và sự kiện, các chuyên gia có cho rằng “Lễ hội là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa phổ biến, có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa khác nhau (văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán...) qua hình thức sân khấu hóa hoặc cảnh diễn hóa... tại một địa điểm, một không gian - thời gian nhất định bằng những nghi thức, nghi vật, nghi trượng. Lễ hội sản sinh từ nhu cầu tất yếu của lịch sử. Lễ hội không đặt nặng vấn đề kinh tế trong khi du lịch thì ngược lại.

Lễ hội truyền thống: GS.TS. Nguyễn Duy Qúy có định nghĩa về lễ hội truyền thống như sau “Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các


mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Đó còn là một sinh hoạt có qui mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội...

- Lễ hội truyền thống bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu nội tại của con người, hướng tới một đối tượng cụ thể để suy tôn và được chú trọng về không gian lễ hội.

- Bản sắc văn hóa Việt Nam mang đậm chất văn hóa làng. Lễ hội truyền thống là điển hình của sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống.

- Bản chất và nội dung của “lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Dù bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào, lễ hội cũng do chính nhân dân tiến hành. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó trong xã hội”

Lễ hội truyền thống xưa nhấn mạnh phần lễ. Lễ hội truyền thống nay nhấn mạnh phần hội.

* Lễ hội hiện đại: Do nhu cầu của cuộc sống và sự phát triển văn hóa xã hội. Các địa phương tổ chức các lễ hội hướng đến sự kiện cụ thể. Trong sinh hoạt lễ hội có sự tham gia của các sinh hoạt văn hóa bên ngoài du nhập vào, trong lễ hội phần “hội” được chú trọng, nội dung đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Đây cũng là hoạt động có tính tương tác cao giữa địa phương và khách du lịch, là yếu tố thúc đẩy hoạt động “du lịch lễ hội” phát triển.

*Lễ hội du lịch: Đây là một loại “lễ hội hiện đại (lễ hội mới) do ngành du lịch chủ động phối hợp với các ngành xã hội khác nhau đứng ra tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm hoặc tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch”

Huế từng tổ chức “lễ hội bếp Việt”, “lễ hội làng nghề truyền thống”, “lễ hội áo dài”, đặc biệt “lễ hội Festival” định kỳ 2 năm tổ chức một lần.


Đặc điểm lễ hội

- Tổ chức định kỳ hoặc một thời điểm duy nhất, có tính lặp lại thường xuyên.

- Mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp nhưng không phải nông nghiệp thuần túy.

- Chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch pháp Trung Hoa nhưng đã có những chuyển dịch thay đổi về thời gian và nội dung, hình thức thể hiện.

Phân loại lễ hội

Lễ hội là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong lòng xã hội từ xưa đến nay. Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc và đa lễ hội, tùy theo mỗi góc độ, mục đích, quan điểm nghiên cứu mà có sự phân loại lễ hội khác nhau và trong các loại lễ hội được phân ra cũng sẽ có những cấp độ lễ hội khác nhau. Các hình thức phổ biến của lễ hội và sự kiện trong lịch sử:

Căn cứ vào nơi tổ chức: Hội chùa, Hội đình... Tất cả dều ảnh hưởng, mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Nguồn gốc lễ hội: Hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc, đất nước, phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. “Tháng Giêng ăn tết ở nhà, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè”

Căn cứ vào nội dung phản ánh: Lễ hội nông nghiệp. Lễ hội danh nhân, anh hùng lịch sử. Lễ hội tôn giáo tín ngưỡng....

Căn cứ vào hoạt động tổ chức trong lễ hội: Có lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại hoặc lễ hội cung đình, lễ hội dân gian (thực ra lễ hội cung đình và lễ hội dân gian thuộc về lễ hội truyền thống)

- Lễ hội truyền thống: Có lễ hội truyền thống dân gian, lễ hội truyền thống cung đình.


- Lễ hội truyền thống dân gian là một loại hình sinh hoạt văn hóa, xã hội của quần chúng nhân dân lao động ở một cộng đồng, địa phương nhất định mang đậm tính chất tổng hợp các hình thái tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán… của cộng đồng địa phương đó.

Nhìn chung Lễ hội truyền thống dân gian có sự lặp đi lặp lại một cách ổn định về thời gian, không gian hội, sự định kỳ ngày hội. Ngày nay với chủ trương phát triển văn hóa kết hợp với du lịch. Lễ hội truyền thống dân gian ngày càng được quan tâm chú trọng để phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, Lễ hội được đông vui hơn… nhằm mục đính chuyển tải truyền thống và nội dung giáo dục của ngày hội đến các thế hệ nối tiếp, đồng thời giới thiệu, gìn giữ, phát triển những tinh hoa của lễ hội truyền thống dân gian.

- Lễ hội cung đình: Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”.

“Lễ hội cung đình diễn ra trong cung đình dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). Hầu hết là những đại lễ của triều đình như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai trạo của thủy quân, lễ đăng quang, lễ mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của hoàng đế, hoàng hậu, và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch)...”

(Nguồn: thuathienhue.gov.vn)

- Lễ hội dân gian: là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: Tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tinh thần và cả vật chất, linh thiêng và đời thường.

Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở Điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Pônagar theo tín ngưỡng của người Chăm Pa sau này được Việt hóa Thiên y A na, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí