Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 2


DẪN NHẬP


Huế là thành phố du lịch, có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng, hấp dẫn thuộc nhiều thể loại khác nhau về tự nhiên, văn hóa lịch sử… Với hệ thống quần thể kiến trúc cố đố Huế đã được tổ chức UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới vật thể năm 1993 và Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại có giá trị và sức hấp dẫn du khách đã tạo nên được sự thu hút du khách, bên cạnh đó những giá trị văn hóa Huế khác cũng có rất nhiều tiềm năng phù hợp cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa “du lịch lễ hội.

Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du lịch ở Huế đặc biệt là các chương trình du lịch lễ hội. Dựa vào sự hấp dẫn của lễ hội về hình thức tổ chức, không gian lễ hội, ý nghĩa lễ hội, giá trị văn hóa của lễ hội... nếu biết cách khai thác tổ chức thì các lễ hội tại Huế sẽ là tiềm năng để phát triển tạo thành sản phẩm du lịch đầy hấp dẫn.

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến, là một bộ phận quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử, dần dần nhiều yếu tố văn hóa trong lễ hội bị hiểu sai, ý nghĩa của lễ hội chưa được thể hiện đầy đủ rõ ràng. Cần có sự đầu tư nghiên cứu để bảo tồn những nét đặc sắc của lễ hội nhằm thỏa mãn đời sống vật chất tinh thần của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc.

Lễ hội là dịp cộng đồng cư dân thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, tài năng, sự nhanh nhẹn, dũng cảm, sự kiên trì, nghệ thuật, hạnh phúc, sự yêu chuộng hòa bình, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc và trên hết là lòng yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc.


Huế được xác định là trung tâm văn hóa của cả nước, có thời kỳ từng là kinh đô của nước Việt Nam với đời sống vật chất và tinh thần phong phú đa dạng. Trong đó đời sống tinh thần có những đặc trưng riêng thể hiện được sự khác biệt “lạ” của vùng đất kinh đô. Lễ hội tại Huế là một trong những hình thức thể hiện hoạt động của đời sống tinh thần, là linh hồn của vùng đất cố đô. Trải qua thời gian lễ hội đã thể hiện được sức sống trong cộng đồng dân cư địa phương. Ngày nay, nhận thức rõ vai trò của lễ hội đối với đời sống người dân địa phương, đối với ngành công nghiệp du lịch hơn thế nữa bảo tồn phát triển lễ hội góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, lễ hội đã dược sự quan tâm của các cấp, các ngành, từ đó có những hoạt động không ngừng đưa lễ hội trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn của vùng đất cố đô, rõ nét nhất là qua các kỳ tổ chức Festival tại Huế, lễ hội tại Huế đã cho thấy sức hấp dẫn với những giá trị văn hóa đặc sắc trong hình thức tổ chức, nội dung lễ hội đã thu hút du khách đến với vùng đất cố đô, Vì vậy nghiên cứu để hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế là vấn đề cần quan tâm.

Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế, với thời gian hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chân thành cảm ơn sự nhận xét góp ý của hội đồng khoa học để rút kinh nghiệm cho những lần sau góp phần làm sáng tỏ những giá trị của du lịch Lễ hội tại Huế khi nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Xin chân thành cảm ơn!


Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 2

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Việc phục hồi, gìn giữ và phát triển các lễ hội có một ý nghĩa lớn về mặt xã hội, nhân văn, thẩm mỹ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Tại Huế lễ hội đã được khai thác để phục vụ cho du lịch, đặc biệt với thành công của festival Huế bắt đầu từ năm 2000 và sau đó hai năm một lần, cho đến nay (2015) đã qua 8 lần tổ chức và đạt được những kết quả nhất định. Sự kết hợp giữa lễ hội và du lịch sẽ tạo thành một thế mạnh nâng cánh cho du lịch văn hóa phát triển. Trên thực tế, bảo tồn phát triển loại hình du lịch lễ hội sẽ rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, phát triển du lịch cộng đồng, gìn giữ nét riêng trong bản sắc văn hóa Huế, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa ẩn chứa trong hoạt động lễ hội để phục vụ du lịch.

Du lịch văn hóa đang là lựa chọn đúng đắn cho phát triển các sản phẩm du lịch ở Huế. Đặc biệt, các chương trình du lịch lễ hội ẩn chứa sức hấp dẫn, độc đáo mang đặc trưng dấu ấn văn hóa địa phương, văn hóa cố đô.

Du lịch lễ hội là loại hình du lịch văn hóa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác thế mạnh yếu tố văn hóa Huế trong lễ hội để phát triển du lịch.

Huế là thành phố Festival - lễ hội văn hóa, Du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm văn hóa đặc trưng của Huế, phù hợp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tại thành phố Huế. Thông qua du lịch lễ hội, khách du lịch sẽ cảm nhận được nền văn hóa của một vùng đất, một phần nào đời sống tinh thần của người dân cố đô, làm sáng tỏ các quan niệm về lối sống, sinh hoạt truyền


thống xóm làng. Du khách có dịp để tìm hiểu về đạo lý, tâm hồn cốt cách con người xứ kinh kỳ đồng thời đáp ứng được các nhu cầu của du khách như nghiên cứu, khám phá, thưởng ngoạn…

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế góp phần đảm bảo mục tiêu nhà nước đề ra là phải “Gắn các sinh hoạt văn hóa lễ hội với du lịch, tạo bước tiến mới có tính ổn định cho những năm tiếp theo”.

Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cho văn hóa Huế, du lịch lễ hội là một trong những sản phẩm đặc trưng của Huế, phù hợp định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ở thành phố Huế, song hoạt động và hiệu quả khai thác du lịch lễ hội tại Huế vẫn còn một số hạn chế, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hơn nữa càng ngày lớp bụi thời gian che phủ đi những nét đặc trưng văn hóa Huế ẩn chứa trong lễ hội.

Từ tình hình thực tế tại thành phố Huế - vùng đất văn hóa với các lễ hội rất phong phú, chúng tôi cho rằng cần phải tập trung nghiên cứu quan tâm khai thác để đưa các lễ hội của địa phương gắn với du lịch tạo ra sản phẩm đặc trưng của Huế, góp phần tạo nền móng vững chắc để du lịch Huế phát triển trên nền tảng của văn hóa cố đô. Do vậy, việc “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế” tìm ra các giải pháp cho việc khai thác loại hình du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Huế là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Những giá trị đó đã lắng đọng lại hình thành nên một di sản văn hóa phi vật thể hết sức quý giá. Trong những năm vừa qua nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đồng thời khai thác giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội trên những góc độ khác nhau. Có những công trình chuyên đi sâu mô tả, giới thiệu về lễ hội tại Huế như “Huế lễ hội dân gian” của


9


tác giả Tôn Thất Bình, “Tục thờ thần ở Huế” của tác giả Huỳnh Đình Kết, các bài báo, các tham luận đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học…

Ngoài ra để phát triển du lịch tại Huế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu riêng biệt về sản phẩm du lịch cũng như chuyên sâu vào các lễ hội cụ thể tại Huế của nhiều tác giả đề cập đến các sản phẩm du lịch địa phương, giới thiệu về hình thức tổ chức, nội dung của các lễ hội, đánh giá vai trò của du lịch và lễ hội tại Huế của một số tác giả như “Du lịch Thừa Thiên Huế, tiềm năng và triển vọng”, “Những tác động tích cực của festival Huế - xét ở góc độ du lịch” của Tiến sĩ Trần Thị Mai (2002); “Khai thác thị trường du lịch lễ hội và sự kiện” của Ông Phan Thế Kháng (2004), nghiên cứu lễ hội festival Huế …

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng đã xác định “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà, du lịch gắn liền với văn hóa”. Nhận thức được giá trị của lễ hội đối với du lịch đã có những hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề kết nối giữa du lịch và lễ hội như năm 2004 đã có hội thảo quốc tế “du lịch lễ hội và sự kiện” tập trung chủ yếu vào chủ đề du lịch lễ hội và sự kiện, làm thế nào để phát triển ngành du lịch nói chung trên một cơ sở bền vững. Năm 2008, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh dưới sự chủ nhiệm của Tiến sĩ Trần Thị Mai cũng đã “nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế” và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy các tác động của Festival Huế. Năm 2012 hội thảo khoa học về “tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ” tổ chức năm 2012 với rất nhiều bản tham luận đề cập đến hướng phát triển cho lễ hội tại Huế.

Nhằm nâng cao hiệu quả cho việc tổ chức lễ hội cũng như định hướng cho sự kết nối giữa lễ hội và du lịch, chúng tôi đã xác định việc nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội là vấn đề cấp thiết, cần nghiên cứu mọi khía cạnh của lễ hội về


hình thức, nội dung, giá trị văn hóa… đồng thời phải tìm hiểu bản chất của du lịch để tạo nên cầu nối giữa du lịch và lễ hội góp phần xây dựng nên các chương trình du lịch lễ hội hấp dẫn, có sức thuyết phục cao.

3. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi mong muốn qua đề tài “nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế” sẽ làm rõ các vấn đề sau:

- Mối liên quan giữa lễ hội với hoạt động du lịch để góp phần khai thác các lễ hội, tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

- Giới thiệu các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua khảo sát các lễ hội ở thành phố Huế.

- Góp phần bảo tồn và phát triển di sản lễ hội và khai thác giá trị lễ hội để phát triển du lịch.

- Kết hợp được giữa lễ hội và du lịch sẽ tạo thành thế mạnh cho du lịch văn hóa tại Huế phát triển, cụ thể phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Huế.

* Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu về sức hấp dẫn của giá trị văn hóa trong các lễ hội tại Huế

- Tìm hiểu về hình thức tổ chức, nội dung hoạt động, ý nghĩa của lễ hội tại Huế, thực trạng, các điều kiện để phát triển du lịch lễ hội tại Huế, qua đó phát huy giá trị của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch.

- Đưa ra các giải pháp, đề xuất để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách góp phần làm phong phú cho sản phẩm du lịch địa phương.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa, du lịch, lễ hội

- Giới thiệu lễ hội, thống kê khảo sát các lễ hội tại Huế.


- Nghiên cứu ý nghĩa, các giá trị văn hóa trong lễ hội, các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách.

- Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch lễ hội tại Huế thông qua xem xét thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ hội tại Huế để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú và đa dạng cho sản phẩm du lịch tại Thừa Thiên Huế.

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các lễ hội tiêu biểu tại thành phố Huế xét trường hợp lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Cầu ngư, lễ hội vật làng Sình, lễ tết, lễ hội truyền thống cung đình (lễ tế Đàn Nam Giao), Lễ tôn giáo (Phật đản).

- Khách du lịch, cư dân địa phương, các đơn vị kinh doanh lữ hành, các cơ quan quản lý về du lịch.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các khái niệm Văn hóa, du lịch, lễ hội.

- Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế (qua các lễ hội tiêu biểu nêu trên). Đặc điểm của lễ hội về không gian, hình thức tổ chức, nội dung, ý nghĩa và đặc điểm nổi bật của lễ hội.

- Tìm hiểu vai trò của lễ hội trong hoạt động du lịch, các yếu tố tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng của lễ hội tại Huế thông qua phân tích các nhân tố góp phần làm cho lễ hội hấp dẫn thu hút du khách.


- Tìm hiểu thực trạng, đánh giá khả năng khai thác phục vụ du lịch của lễ hội tại Huế để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch góp phần làm phong phú, tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch tại Huế.

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch lễ hội

Về không gian, thời gian

Căn cứ vào bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, theo bản đồ định hướng tổ chức không gian tuyến điểm du lịch tại Thừa Thiên Huế, trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu các lễ hội tại thành phố Huế.

Chuyên đề lễ hội đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm trên góc độ văn hóa và cũng đã được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích cụ thể giá trị văn hóa và không gian lễ hội tại Huế để tạo nên sản phẩm khác biệt của du lịch Huế, góp phần làm phong phú, đa dạng cho sản phẩm du lịch văn hóa Huế.

Thông tin thu thập phục vụ cho việc viết đề tài trên cơ sở dữ liệu thu thập được cho đến năm 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp

- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập thông tin, nghiên cứu tổng quan lý luận, tài liệu thông qua việc tìm hiểu các sách báo, giáo trình bài giảng, các tạp chí du lịch, truy cập các trang thông tin điện tử của tổng cục du lịch, các trang thông tin điện tử có giá trị khoa học để sưu tầm các tài liệu liên quan đên đề tài và các đề tài nghiên cứu có liên quan.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để xử lý thông tin sưu tầm, thống kê nhận định về các lễ hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023