Đánh Giá Sự Tác Động Của Du Lịch Đến Truyền Thống Gia Đình Tại Thành Phố Kon Tum 29

đó, tính đến 2013, thành phố đã có máy phát hình công suất 150W- 1.000W; có 27 trạm phát lại truyền hình28...

Hạ tầng viễn thông cơ bản theo kịp về trình độ công nghệ của cả nước, đáp ứng hầu hết các dịch vụ theo nhu cầu xã hội. Mạng truyền dẫn cáp quang đã có mặt trên toàn thành phố với độ an toàn cao do được nối theo cấu hình mạch vòng.Do có địa hình phức tạp nên viễn thông khu vực buôn làng ở ngoại thành kết hợp sử dụng cả ba phương thức: lắp đặt điện thoại cố định kéo cáp và dây thuê bao tới nhà, thuê bao ở các vùng bằng phẳng và tập trung, còn đối với vùng sâu, vùng xa và vùng núi kết hợp hai phương thức sử dụng mạng viễn thông nông thôn vô tuyến và thông tin vệ tinh. Tính đến hết 2013, thành phố đã đạt tỷ lệ 100% phường, xã có máy điện thoại.Trong thành phố đã có nhiều trạm thu phát sóng của các mạng điện thoại di động lớn như Mobifone, Vinaphone, Viettel...

2.2. Phân hệ quản lý du lịch

2.2.1. Quản lý nhà nước về du lịch

Để du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn một yêu cầu không thể thiếu đó là vai trò quản lý nhà nước về du lịch. Bởi lẽ thông qua quản lý nhà nước sẽ định hướng cho du lịch phát triển về mọi mặt với mục tiêu khai thác lợi thế tối đa nhằm đem lại lợi nhuận đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế trên cơ sở phát triển bền vững. Sự tác động của cuộc khủng hoảng về kinh tế dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2012 đã tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch tuy nhiên, doanh thu và lượng khách đến thành phố Kon Tum vẫn tăng đều qua các năm cho thấy vai trò không nhỏ của quản lý nhà nước.Với chức năng : Quản lý v mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công vụ quản lý v mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên l nh vực kinh tế du lịch” [5, tr295] ; hoạt động quản lý về du lịch thành phố được tổ chức theo quy định, nhiệm vụ chung thống nhất từ trung ương đến địa phương.


28 Kontumcity.kontum.gov.vn

Hoạt động nghiệp vụ du lịch

Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở VH- TT- Dl, phòng Văn hóa- Thông tin kết hợp với phòng Kinh tế đã tiến hành tổ chức các lớp ngắn hạn nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường; cử thí sinh tham gia “Hội thi hướng dẫn viên, thuyết minh viên tỉnh Kon Tum lần I năm 2014”; cử cán bộ đi tham giá các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng- Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum...

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã cử đoàn công tác làm việc với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn để nắm rõ tình hình hoạt động của các cơ sở cũng như chuẩn bị nội dung công việc cho các đợt lễ lớn như năm du lịch quốc gia 2014 với chủ đề: “Đại ngàn Tây Nguyên”; xây dựng kế hoạch và tham gia khảo sát các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn thành phố, đề xuất với UBND tỉnh và Sở VH- TT- DL thiết kế các tour du lịch riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định, tái thẩm định luôn được duy trì, đáp ứng đúng thời gian theo qui định của Luật Du lịch. Tăng cường đôn đốc, tạo điều kiện cho đội ngũ lao động phục vụ trong ngành du lịch được tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ quản trị, nghiệp vụ khách sạn ngắn hạn của Sở. Bên cạnh đó, thành phố khuyến khích các công ty cho nhân viên đăng kí để được cấp thẻ, đổi thẻ hướng dẫn viên theo đúng quy định.

Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố thực hiện kinh doanh đúng pháp luật, chấp hành đầy đủ chính sách pháp luật của nhà nước, kinh doanh lành mạnh, văn minh, lịch sự, cạnh tranh bình đẳng. Nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khách ngay từ đầu mùa du lịch.

Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kontum - 9

UBND thành phố đã cử cán bộ chuyên trách về văn hóa và du lịch tham gia các đoàn công tác của Sở VH- TT- DL tham quan các mô hình du lịch nổi bật từ Bắc đến Nam, tham dự các hội chợ du lịch, các hội thi, các triển lãm về văn hóa dân gian các vùng.

Hoạt động quy hoạch và phát triển tài nguyên du lịch

Hoạt động quy hoạch và phát triển tài nguyên du lịch đóng vai trò định hướng cho ngành du lịch thành phố Kon Tum, xây dựng các chiến lược về thị trường, sản phẩm du lịch; tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch, hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và tiến hành đồng bộ các giải pháp kinh doanh, quản lý nhà nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trong những năm qua, phòng Kinh tế phối kết hợp với phòng Quản lý Đô thị, phòng Văn hóa- Thông tin đã đề xuất lên UBND thành phố một số dự án có tính khả thi như: dự án khu du lịch sinh thái phía Đông Đăk Bla, dự án khu trung tâm văn hóa du lịch Kon K’lor....được kêu gọi nguồn vốn đầu tư để đưa vào thực hiện.

Công tác thanh tra hoạt động du lịch

Để đảm bảo yêu cầu an toàn, phục vụ có chất lượng, tạo sự thoải mái, an tâm cho du khách đến Kon Tum tham quan, nghỉ dưỡng, UBND thành phố đã chỉ đạo chương trình kế hoạch công tác thanh tra hàng năm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn; kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch; công tác quản lý và tổ chức lễ hội được quan tâm tạo môi trường thuận lợi để sự nghiệp du lịch phát triển, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Phòng Văn hóa – Thông tin đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; bên cạnh đó, chính quyền thành phố đã giải quyết được phần nào những thắc mắc, khiếu nại của người dân đối với một số hoạt động kinh doanh tại các điểm như: quảng trường 16/3, trước nhà thờ Gỗ...Giải quyết triệt để phản ánh của nhân dân và khách du lịch về việc vẽ bậy lên các bức tượng tại công viên Giọt Nước Đăk Bla trong năm 2015.

UBND thành phố tiến hành thanh tra các cơ sở lưu trú, đánh giá việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các nhà nghỉ khách sạn; kiểm tra đột xuất một số nhà hàng, quán ăn cho thấy mức độ đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm là khá cao.. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định pháp luật, UBND thành phố đã kịp thời đưa ra các hình thức cảnh cáo nhắc nhở và xử

phạt hành chính đối với đối với các cơ sở kinh doanh này tạo ra môi trường du lịch ngày càng văn minh hơn.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục như chưa xây dựng được cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư du lịch, chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa kịp thời; triển khai việc liên kết du lịch nội tỉnh với các huyện Sa Thầy, Kon Plông chưa hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lao động kinh doanh du lịch, đặc biệt là lao động lữ hành, khách sạn, nhà hàng, thuyết minh viên tại điểm…đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao phụ thuộc nhiều vào chương trình hoạt động của Sở VH- TT- DL.

Thực tế trong quá trình điều tra thực địa, tác giả nhận thấy sự phân công việc phụ trách quản lý du lịch của thành phố chưa rõ ràng. Bản thân phòng Văn hóa – Thông tin ngay trong tên gọi cũng không bao gồm cả mảng du lịch; thành phố tính đến hết năm 2013 chưa có Trung tâm Xúc tiến Du lịch. Các số liệu được lấy từ văn phòng ủy ban là chính. Từ năm 2011 – nay gần như không có nguồn kinh phí nào từ ngân sách của thành phố dành cho hoạt động du lịch. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự hạn chế của nguồn vốn đầu tư còn tập trung nhiều cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.2.2. Các công ty du lịch

Mặc dù hoạt động khách sạn trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nhưng hoạt động lữ hành ở thành phố Kon Tum vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh và thành phố có 07 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa bao gồm: Công ty TNHH MTV Du lịch Kon Tum; Công ty cổ phần Du lịch- Thương mại- Khách sạn Hưng Yên; Công ty TNHH Du lịch Sinh thái Miền Cao; Công ty cổ phần Du lịch văn hóa Cao Nguyên; Công ty TNHH MTV Du lịch Y Thiên Vân; Chi nhánh văn phòng đại diện công ty TNHH MTV Du lịch Quốc tế Hải Vân và Công ty du lịch Bến Thành – Chi nhánh Vinh Quang 1 tại Kon Tum. Điều này đã tạo nên sự sôi động cho thị trường kinh doanh du lịch của thành phố đồng thời cũng đặt dấu hỏi cho khả năng “làm chủ” thị trường “sân nhà” của các công ty bản địa.

Số lượng hướng dẫn viên của các công ty lữ hành đạt chuẩn ngày càng tăng lên, đến năm 2014 đã có 23 thẻ hướng dẫn viên du lịch trong đó: 03 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và 20 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Lĩnh vực dịch vụ lữ hành chỉ mới bước đầu phát triển nên phần lớn lượng khách du lịch đến Kon Tum đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bên ngoài tỉnh. Trong đó, công ty TNHH Du lịch Sinh thái Miền Cao có tổ chức riêng được các tour du lịch làng bản, chú trọng đến lượng khách quốc tế muốn trải nghiệm cuộc sống của đồng bào người dân tộc. Tại làng Kon K’tu, đơn vị này đã đầu tư xây dựng homestay (kiểu nhà vách tre nứa, ngủ trên sàn, có đầy đủ chăn màn, bếp nâu) dành cho khách du lịch: một nhà dành khách đoàn, một nhà dành cho hộ gia đình; thuê người dân trông nom, phục vụ nhu cầu ăn uống. Đồng thời, họ còn đóng một số thuyền độc mộc, áo phao cứu hộ để sẵn trên bãi Mộng Mơ dành cho du khách có nhu cầu chèo thuyền xuôi theo dòng Đăk Bla thưởng ngoạn vẻ hoang sơ hai bên triền sông. Từ khi có hoạt động du lịch, nghề dệt của đồng bào dân tộc được hồi sinh. Họ tự dệt và bày bán các loại túi thổ cẩm với giá 300.000đ- 400.000đ/túi, khoảng 5000.000đ một bộ thổ cẩm thêu tay...Đồng bào làm quen với ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Có khá nhiều người tiếng phổ thông không thạo nhưng có thể nói những câu ngoại ngữ giao tiếp cơ bản thậm chí là người già. Tuy nhiên, số lượng khách lưu trú lại trong thôn không nhiều. Họ thường chỉ đến trong ngày rồi sau đó ra thành phố.

2.2.3. Cộng đồng dân cư

Nguồn nhân lực du lịch ở Kon Tum được đào tạo theo nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều cấp bậc khác nhau. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ thấp, nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, trong khi đó số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn và đang có xu hướng giảm dần, điều đó cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực du lịch trong thành phố đang dần được tăng lên.

Theo kết quả điều tra cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch về tác động của hoạt động du lịch đến truyền thống gia đình, tác giả thống kê được: 14/20 phiếu chọn biến đổi tích cực, 4/20 phiếu chọn biến đổi tiêu cực, 2/20 phiếu

chọn không biến đổi. Bên cạnh đó, hầu hết người dân đánh giá hoạt động du lịch đã giúp họ có thêm việc làm (17/20 phiếu chọn tăng việc làm) và tăng mức độ hiểu biết (19/20 phiếu chọn có tăng hiểu biết). Điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan trong nhận thức, tâm lý của người dân khi phát triển du lịch tại thành phố.


20%

10%

70%

Không biến đổi Biến đổi tích cực Biến đổi tiêu cực


Biểu đồ 2.4. Đánh giá sự tác động của du lịch đến truyền thống gia đình tại thành phố Kon Tum29

Phần lớn người dân ở đây tương đối thân thiện nhưng để tham gia được hoạt động du lịch thì cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, nghiệp vụ của họ.

Trong quá trình điều tra thực địa, khi phỏng vấn sâu người dân ở các thôn Kon K’lor 1-2, Kon K’tu, tác giả nhận thấy: người dân ở đây rất muốn được phát triển du lịch vì họ sẽ có thêm thu nhập: bán được thổ cẩm, được khách bo... tuy nhiên, họ e ngại khách du lịch quốc tế làm ảnh hưởng đến văn hóa của họ; khi khách du lịch quốc tế đến thường bị công an xã để ý; bản thân người dân nói tiếng Kinh không tốt, không biết ngoại ngữ. Theo trưởng thôn Kon K’lor 2, mức sống của đồng bào ở đây rất thấp; một năm nhà nước thường hỗ trợ thóc giống cho đồng bào nhưng họ làm vẫn không đủ ăn, phải nhổ sắn non để bán đi mua gạo; đất không màu mỡ nên không canh tác được nhiều cây hoa màu, ăn trái; người dân đi làm ruộng phải sang khu vực bãi bồi bên phường Thắng Lợi; một số phụ nữ biết dệt sang làm thêm ở xưởng dệt của chị Y Hanh (xã Đăk Rơ Wa) nhưng ngày công rất thấp vì ít

29 Kết quả xử lý phiếu điều tra cộng đồng dân cư địa phương tham gia du lịch

việc: 15.000đ-20.000đ/ ngày công30. Đồng bào rất mong nhà nước và chính quyền quan tâm hơn nữa để nâng cao mức sống và có điều kiện làm du lịch.

Tại thôn Kon Jơ Ri, theo quan sát của tác giả, hệ thống nhà dân truyền thống còn khá nguyên vẹn. Trong thôn có nhà rông mới được dựng lại rất đẹp. Làng có nhà nguyện dành cho đồng bào dân tộc theo Công giáo; họ tổ chức cầu nguyện, nghe giảng đạo vào các chiều chủ nhật. Công ty du lịch Sinh thái Miền Cao đã đầu tư vào đây: dựng 01 nhà ở truyền thống cho khách đoàn, 01 nhà truyền thống cho khách đi đơn- hộ gia đình; có sẵn 03 thuyền độc mộc, áo phao để khách xuôi theo bãi Mộng Mơ ngắm cảnh thiên nhiên. Đồng thời, công ty thuê một hộ gia đình trông coi và phục vụ ăn uống. Trong làng, người dân có 01 quầy bán hàng thổ cẩm cho khách. Tuy nhiên, theo người dân trong thôn, khách du lịch mà chủ yếu là khách quốc tế không lưu trú lại. Bản thân họ cũng e ngại việc tiếp xúc với người lạ; trình độ dân trí rất thấp, hầu hết không học đến cấp 3, nhiều người quên mặt chữ; có một số người dân rất tích cực giao tiếp với khách nhưng khả năng ngôn ngữ hạn chế. Để có thể phỏng vấn người dân tại đây, tác giả đã phải nhờ một người phiên dịch bằng tiếng Bahnar.

Đối với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, kể từ khi có hoạt động du lịch tại thành phố, mức sống của gia đình họ đã tăng lên trong đó chủ yếu là tăng chút ít (14/20 phiếu). Nguyên nhân là dothu nhập của người dân khi tham gia du lịch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực của bản thân. Ví dụ như những người làm lễ tân, phục vụ phòng tại các nhà nghỉ, khách sạn nhỏ, mức lương họ nhận được là khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, được ăn một bữa cơm trưa tại chỗ làm. Tại nhiều cơ sở lưu trú, nhân viên lễ tân đồng thời cũng là phục vụ phòng. Họ không đòi hỏi trình độ của nhân viên thậm chí tuyển cả thanh niên người dân tộc nói tiếng phổ thông còn hạn chế; doanh thu hàng năm cũng không cao nên mức lương như trên là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, cùng là công việc lễ tân, nhân viên

của khách sạn Indochine có mức lương cứng là 3,5 triệu đồng/tháng kèm % doanh thu hàng tháng, thưởng theo hiệu quả công việc, được ăn một bữa tại khách sạn31.


30 Kết quả phỏng vấn sâu tại thôn Kon K’lor 1-2

31 Kết quả điều tra thực địa tại thành phố Kon Tum, năm 2014

Đối với những cơ sở lưu trú như Indochine, nhân viên lễ tân có yêu cầu cao về ngoại hình, khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông và tiếng Anh thậm chí cần có bằng cấp chuyên môn nhất định nên mức lương họ được cao hơn hẳn là điều dễ hiểu. Xét trên mặt bằng chung, thu nhập của người lao động tham gia hoạt động du lịch tại thành phố Kon Tum chủ yếu thường ở mức dưới 3 triệu đồng/ tháng.

1-1,5 triệu 1,5 -2 triệu 2-2,5 triệu 2,5 - 3 triệu > 3 triệu

15%

20%

25%

15%

25%

Biểu đồ 2.5. Thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động du lịch32

2. 3. Nguồn khách và doanh thu du lịch

2.3.1. Nguồn khách

2.3.1.1. Khái quát nguồn khách du lịch

Thị trường khách du lịch của Kon Tum gồm có khách nội địa và khách quốc tế. Trong đó, khách quốc tế chủ yếu đến từ thị trường: Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc...Còn thị trường nội địa đến từ nhiều tỉnh thành đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam. Kon Tum được coi là một trong ba thành phố có số lượng khách quốc tế lớn nhất trong vùng cùng với Lâm Đồng và Pleiku.

Trong giai đoạn 2006 - 2011 số lượt khách du lịch đến Kon Tum tăng bình quân 28,906%/năm, từ 42.136 lượt khách năm 2006 lên 149.975 lượt khách năm 201133.


32 Kết quả điều tra phiếu cộng đồng địa phương

33 Thống kê của Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở VH – TT - DL

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí