khoảng 150 hộ dân gồm người Bahnar và người Rơ Ngao cùng sinh sống. Người dân ở đây còn khá e dè với khách du lịch, khả năng nói tiếng phổ thông của họ không tốt. Hàng năm, người dân trong thôn được nhà nước hỗ trợ 10kg thóc giống/sào để canh tác. Bên cạnh đó, họ còn trồng thêm mía, sắn, đánh bắt (số lượng ít), nhận làm 10h cao su cho công ty cao su Tân Lập...Tuy nhiên, mức sống của người dân ở đây khá thấp, nhiều nhà không đủ ăn. Trong thôn không còn giữ được nhiều nhà sàn truyền thống, không có nhà rông.
Hệ thống nhà rông và nhà sàn truyền thống của người Bahnar
Nhà rông ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng được biết đến như “trái tim” của buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng giống với các mái đình của người Kinh, nhà rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của dân tộc Tây Nguyên.
Nhà rông của người Bahnar là một trong những di sản tiêu biểu của thành phố Kon Tum. Nó được coi là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng, là linh hồn của buôn làng. Đây là nơi chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Theo cuốn “Nhà rông ở Kon Tum” do Sở VH- TT- DL tỉnh Kon Tum biên soạn và lưu hành nội bộ năm 2013 đã viết: Trong tiềm thức của người dân tộc Bahnar và nhiều dân tộc khác, nhà rông thể hiện sự quyền uy, giàu có của dân làng mình, là nơi các vị thần về trú ngụ, là nơi trung gian giữa người và Giàng (trời).
Theo phong tục cổ truyền, lúc bắt đầu xây dựng, già làng thông báo quyết định làm nhà rông cho tất cả thành viên trong làng được biết trước một năm để tập trung dân làng và chuẩn bị vật liệu, sau đó làm lễ cúng Giàng để xin phép cho làng thực hiện. Nhà rông thường được các già làng và những người lớn tuổi trong làng lựa chọn ở vị trí quan trọng nhất, thường ở ngay chính giữa làng. Sau đó, người dân mới dựng nhà ở xung quanh và mặt của nhà thường hướng về phía Nhà rông. Đây là kiến trúc làng cổ mà hiện nay rất ít nơi còn lưu giữ. Già làng là người trực tiếp giám sát, chỉ huy dân làng để đảm bảo hiệu quả thẩm mĩ theo kiến trúc truyền thống, phân công trách nhiệm cho từng hộ dân đóng góp công sức, tìm vật liệu và tiền của. Thanh niên trai tráng khỏe mạnh lo việc cắt, vận chuyển gỗ, chọn những cây gỗ
cứng và có khả năng không bị mối mọt. Những người già hơn phụ trách từng mảng riêng như đục đẽo kết cấu, tạo thẩm mĩ... những người này thường phải có kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà. Nhà rông có thể làm ròng rã nhiều tháng nhưng 8 trụ lớn chính phải được hoàn tất trong ngày đầu, điều này thể hiện sự thành công, may mắn cho công đoạn tiếp theo. Sau đó là việc làm khung, lên đòn tay, dàn giáo, rui, mè, lợp tranh... mọi công việc phải trôi chảy và thông suốt do những bàn tay vạm vỡ của trai tráng và sự điều hành sáng suốt, tài giỏi của già làng.
Trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu... người lạ không được xem những vật này, hoặc nếu muốn xem thì phải cúng rất kỹ càng.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà rông thuộc khu vực bắc Tây Nguyên khá đặc sắc và đa dạng. Với mỗi dân tộc khác nhau mà nhà rông được xây dựng với hình dáng khác nhau và có nhiều tên gọi khác nhau. Theo đó, nhà rông nhỏ và thấp thường là của người Giẻ Triêng; nhà rông của người Xê Ðăng lại vút cao, uy vũ; Nhà rông của người Bahnar lại mềm mại nhưng vẫn không kém phần uy nghi trông như gà mẹ đứng giữa, các nhà sàn chung quanh là đàn gà con; nhà rông của người Gia Rai thanh thoát như lưỡi rìu dựng ngược vào trời xanh… Tuy vậy, các nhà rông đều có điểm chung là nơi mọi người dân đến để cùng nhau sinh hoạt cộng đồng. [26]
Đối với người Bahnar nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung thì “Dân tộc – Làng – Nhà rông” là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà rông hùng vĩ vươn lên bầu trời biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên – Đặc Điểm Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội
- Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Về Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố
- Bảng Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Các Chỉ Tiêu Môi Trường
- Các Hình Thức Lưu Trú Được Du Khách Sử Dụng Khi Đến Thành Phố Kon Tum20
- Mức Độ Hài Lòng Về Dịch Vụ Du Lịch Tại Thành Phố Kon Tum Của Khách Du Lịch26
- Đánh Giá Sự Tác Động Của Du Lịch Đến Truyền Thống Gia Đình Tại Thành Phố Kon Tum29
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Nhà rông là nơi diễn ra lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, đâm trâu… được diễn ra hàng năm. Ngoài những sinh hoạt mang tính tín ngưỡng, cổ truyền, tâm linh, thì hiện nay, ở các buôn làng dân tộc Kon K’lor, Kon K’tu còn tổ chức các sinh hoạt với nhiều hình thức mới như: tổ chức chào cờ đầu tuần, lễ mừng báo công, nơi phát động các phong trào lớn của các tổ chức, đoàn thể…
Tuy nhiên, số lượng nhà rông ở thành phố Kon Tum hiện nay bị giảm sút đi đáng kể. Mặc dù chính quyền tỉnh và thành phố đã đưa ra một số chính sách hỗ trợ việc phục dựng các nhà rông: chi 70 triệu để xây mới một nhà rông, 20 triệu để tu sửa lại một nhà rông đang bị xuống cấp. Thực tế, theo trưởng thôn Y Ban của Kon K’lor 2, khoản tiền này là không đủ, sự đóng góp của người dân hạn chế do mức sống của họ còn nghèo. Người dân rất muốn có nhà rông của riêng buôn làng nhưng vật liệu làm nhà rông càng ngày càng hiếm và đắt: cỏ tranh để lợp mái phải cắt trong rừng, phải trong rừng sâu còn ngoài bìa rừng không còn loại cỏ này; gỗ để làm cột, xà phải là gỗ quý, lâu năm nhưng rừng ở khu vực quanh thành phố Kon Tum không còn, phải đặt ở xa mà nhà nước hiện nay không cho khai thác lâm sản quý hiếm...Điều này khiến cho người dân không còn thiết tha với việc phục dựng nhà rông hoặc họ sẽ thay bằng cột bê tông và mái tôn khi dựng nhà. Như vậy, giá trị và tính thẩm mỹ của ngôi nhà rông bị giảm sút đi rất nhiều.
Hệ thống nhà ở của đồng bào dân tộc hiện nay cũng bị “bê tông hóa” rất nhiều. Tại xã Đăk Rơ Wa- phường Thắng Lợi, có khá nhiều nhà dân xây cột nhà bằng bê tông và lợp mái bằng tôn, kẻ vôi ve trang trí....Những ngôi nhà còn giữ lại vẻ đẹp truyền thống bị xuống cấp rất nhiều; có khá nhiều hộ đang muốn xây mới như nhà cấp 4 của người Kinh hoặc đổ cột bê tông. Nguyên nhân của tình trạng này chính là ở vật liệu làm nhà rông; muốn xây dựng nhà theo thiết kế truyền thống cần rất nhiều tiền và phải đặt mua gỗ, cỏ tranh..., những nguyên vật liệu này hiện nay đang trở nên hiếm dần ngay cả việc mua dựng nhà rông như trình bày ở trên cũng trở nên khó khăn.
Làng nghề truyền thống tại thành phố Kon Tum
Ngoài những thế mạnh phát triển du lịch của thành phố như cảnh quan thiên nhiên, những nét văn hóa đặc sắc dân tộc... thì phát triển làng nghề truyền thống cũng là hình thức góp phần vào việc quảng bá du lịch, khêu gợi trí tò mò của du khách.Hiện nay, trên địa bàn thành phố Kon Tum có những nghề truyền thống chủ yếu:
Nghề dệt may thổ cẩm, sản phẩm chủ yếu là dệt vải, may trang phục đồng bào dân tộc, túi sách... làm quà lưu niệm, tập trung chủ yếu tại xã Đăk Rơ Wa. Tại thôn Kon K’lor 1- phường Thắng Lợi có phòng trưng bày và bán sản phẩm.
Nghề đang lát mây tre, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt sản xuất: gùi, giỏ, phên nứa...
Làm rượu cần, sản phẩm dùng men lá rừng ủ với gạo nếp, hạt kê, bắp, sắn... đựng trong các ghè, ché.
Nghề rèn với sản phẩm chủ yếu là các dụng cụ sản xuất: dao, rựa, cuốc... được phân bố đều khắp trên các buôn làng trong thành phố.
Nghề chế biến thực phẩm truyền thống: sản phẩm chủ yếu là bánh tráng, bún, phở khô, giò, chả...
Nghề mộc dân dụng, đồ gỗ cao cấp: bàn, ghế, giường, tủ...
Bảo tàng tỉnh Kon Tum
Hơn 20 năm trôi qua, kể từ ngày chia tách tỉnh, với rất nhiều thiếu thốn về đội ngũ, cơ sở vật chất ban đầu, đến nay Bảo tàng tỉnh Kon Tum đã vươn lên trở thành một thiết chế văn hóa, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, giữ gìn bảo quản, phát huy tác dụng giá trị di sản văn hóa - lịch sử trên địa bàn tỉnh nhà. Từ hơn 200 hiện vật được chia ra từ Bảo tàng Gia Lai – Kon Tum, đến nay Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm, giữ gìn, bảo quản trên 20.000 hiện vật. Trong đó có gần 15.000 hiện vật khảo cổ học; 3.974 hiện vật dân tộc học; 1.400 hiện vật cách mạng kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; 5.757 trang tư liệu; 2.589 ảnh tư liệu, thời sự (Số liệu cập nhật đến tháng 3/2015).
Từ năm 1991 đến 2010, Bảo tàng Kon Tum đã tổ chức hàng trăm đợt sưu tầm hiện vật trên hầu khắp địa bàn trong tỉnh, hàng chục đợt sưu tầm ở các Bảo tàng, các Cục lưu trữ Trung ương, cũng như bảo tàng các tỉnh bạn, thu thập về cho kho cơ sở hàng chục ngàn trang tư liệu, hiện vật, hình ảnh, băng hình có giá trị.
Những ngày đầu mới thành lập, ngoài việc tổ chức các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa bàn Thành phố Kon Tum, Bảo tàng còn tổ chức các đợt trưng bày lưu động tại một số huyện trong tỉnh; Giúp một số huyện như Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Kon Plong... xây dựng phòng truyền thống huyện. Bên cạnh đó để giới thiệu đặc trưng văn hóa dân tộc Kon Tum với đồng bào các địa phương, Bảo tàng tỉnh còn tích cực tham gia các đợt trưng bày khác được tổ chức trên địa bàn các tỉnh thành như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Gia Lai...
Hiện nay, Bảo tàng Kon Tum là toà nhà 3 tầng với kiến trúc hiện đại mang vóc dáng nhà rông truyền thống vùng Bắc Tây Nguyên. Đây là công trình kiến trúc văn hoá, là nơi gìn giữ, bảo quản, trưng bày các di sản văn hoá, lịch sử địa phương, là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học tại Kon Tum.
Phần trưng bày cố định của Bảo tàng Kon Tum được bố trí ở tầng II và tầng III, với diện tích 1.447m2. Trong đó tầng II (937m2) gồm các phần: Khánh tiết - thiên nhiên – Địa chất khoáng sản - dân cư và văn hóa các dân tộc Kon Tum; Tầng III (510m2) trưng bày: Kon Tum trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giới thiệu lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Kon Tum trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Trên diện tích gần 1.500 m2, Bảo tàng đã trưng bày gần 2.000 hiện vật – tư liệu, 615 hình ảnh( trên diện 1: 265 ảnh và màn hình cảm ứng 350 ảnh), 89 tài liệu khoa học phụ. Trưng bày Bảo tàng đã cơ bản thể hiện được quá trình hình thành - phát triển, những nét văn hóa tiêu biểu đặc sắc và lịch sử đấu tranh cách mạng của mảnh đất và con người Kon Tum. Nhìn chung trưng bày cố định của Bảo tàng Kon Tum được thể hiện theo niên biểu, lấy sự phong phú của sưu tập hiện vật gốc làm ngôn ngữ biểu đạt chính. kết hợp giữa trưng bày phản ánh các giai đoạn và sự kiện lịch sử với trưng bày theo sưu tập17.
Hệ thống kho bảo quản của Bảo tàng Kon Tum hiện đang lưu giữ hơn 20.000 hiện vật, tư liệu. Trong đó, có những hiện vật và sưu tập quý hiếm như: sưu tập hiện vật khảo cổ học; Các sưu tập hiện vật dân tộc học: ghè, gùi, chiêng, trang phục, trang sức,… các sưu tập ảnh tư liệu, hiện vật cách mạng kháng chiến qua các giai đoạn lịch sử.
Ngoài việc lưu giữ bảo quản và phục vụ công tác trưng bày của Bảo tàng, công tác kho của Bảo tàng Kon Tum còn phục vụ đắc lực cho các đối tượng có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học, nghiên cứu.
17Thống kê của Bảo tàng tỉnh Kon Tum, năm 2014
1.3.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể
Lễ hội truyền thống: Kon Tum là một vùng đất có lịch sử lâu đời, với một nền văn hóa đa dạng và độc đáo; vì vậy vùng đất này có nhiều lễ hội văn hóa truyền thống. Sau đây là một số lễ hội tiêu biểu.
Lễ mừng năm mới (et pơlêh)18
Đây là lễ hội của tộc người Bahnar là một trong những lễ thức nông nghiệp, lúa là trung tâm và bao giờ thần Lúa (Yang Sri) cũng giữ vị trí quan trọng. Nghi lễ này thường tổ chức bốn ngày nhưng để cho các khâu của nghi lễ được diễn ra suôn sẻ, trước khi tổ chức lễ hội một tuần hoặc thậm chí một đến hai tháng, các gia đình đã chuẩn bị mọi thứ, ai cũng muốn lễ mừng năm mới phải thật suôn sẻ. Đàn bà lo lắng đến những ghè rượu cần, thức ăn, dọn dẹp nhà cửa; đàn ông lên đường đến các làng xa mời bạn bè, anh em thân thuộc. Những người đàn ông Bahnar luôn cảm thấy vinh dự và tự hào khi mình có nhiều bạn vì họ được dân làng đánh giá là người biết xã giao; các cô gái nhanh tay hơn bên khung dệt để có bộ váy áo mới trong dịp lễ quan trọng này và biết đâu trong lễ et pơlêh, các cô gái có thể tìm được người bạn đời của mình..
Trong những năm gần đây cuộc sống của người Bahnar ở KonTum có nhiều đổi thay, điều này đồng nghĩa với việc những nghi thức nông nghiệp truyền thống đang dần bị mai một. Thiết nghĩ, việc phục dựng lại nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp (trong đó có việc phục dựng Lễ mừng năm mới) của người Bahnar là điều hết sức cần thiết để một mặt vừa bảo tồn được các giá trị văn hoá truyền thống, mặt khác có thể thấy được cách ứng xử về mặt tinh thần của họ trong nông nghiệp, đối với tự nhiên.
Lễ hội mừng nhà rông mới
Theo phong tục của đồng bào Gia Rai, bước đầu tiên của việc tổ chức lễ hộimừng nhà rông mới là phải dựng 2 cây nêu trước nhà rông (một cây nêu lớn và mộtcây nêu nhỏ) nhằm xua đuổi tà ma, bảo vệ dân làng. Chiều hôm trước khi diễn ra lễhội chính thức một ngày, chọn thời điểm khi mặt trời vừa khuất núi, hai con vậtcúng tế thần linh là trâu và dê được mang ra cột vào gốc cây nêu (trâu cột vào gốc
18 Phòng Di sản Văn hóa, Sở VH – TT – DL Kon Tum
cây nêu lớn, dê được cột vào gốc cây nêu nhỏ) và bà con dân làng bắt đầu đánhcồng chiêng, múa xoang thâu đêm suốt sáng cho đến ngày diễn ra lễ hội chính thức.
Khác với lễ mừng nhà mới của người Gia Rai là tùy thuộc vào chủ nhà lànam hay nữ mà chọn con vật hiến tế cho thần linh là giống đực hoặc giống cái (nếuchủ nhà là nam thì chọn con vật giống đực, chủ nhà là nữ thì chọn con vật giốngcái), trong lễ hội mừng nhà rông mới, các con vật được chọn đều là giống đực. Bởi,theo quan niệm của người Gia Rai, giống đực biểu hiện của sức lực khỏe mạnh vàvì ngày trước, nhà rông chỉ là chỗ dành cho con trai (con gái không được bước lênnhà rông), buổi tối con trai tập trung ngủ ở nhà rông để hợp sức xua đuổi thú dữ tấncông làng hoặc người lạ đột nhập vào làng.
Mừng nhà rông mới là ngày hội của làng nên đêm đến, đoàn nghệ nhân cồngchiêng, múa xoang của làng được phép rời nhà rông kéo nhau đến từng nhà tronglàng để thách đấu (đánh cồng chiêng vào mỗi nhà). Theo quan niệm của đồng bàonơi đây, nếu nhà nào chịu thách đấu được thì gia đình đó sẽ luôn gặp nhiều maymắn, vì vậy, nhà nào có gà thì mang ra cho gà, ai có rượu ghè thì cho rượu, ai cótiền thì cho tiền… Toàn bộ những đồ ăn, thức uống và kể cả tiền của bà con dânlàng cho sẽ là của chung của làng và mọi người mang về nhà rông để cả làng cùngchung vui.
Lễ hội ăn trâu
Lễ hội ăn trâu của người Xơ Đăng được tổ chức khi có những sự kiện trọng đại của làng như mừng chiến thắng, mừng nhà rông mới, cầu an cho làng...Trước khi làm lễ phải chuẩn bị cây nêu, rượu cần, trâu để hiến tế. Sau phần lề là phần hội. Dân làng ăn thịt trâu ,uống rượu cần, vui chơi nhảy múa rất thân tình và đoàn kết.
Cả làng đâm trâu hiến sinh nhân dịp chiến thắng kẻ thù, mừng nhà rông mới hay sau nhiều lần thất thiệt: mất mùa, bại trận, dịch bệnh… cầu xin sự yên lành, may mắn, từng gia đình cũng tổ chức ăn trâu để phô trương sự giàu có, mong được mọi người trọng vọng, để thần linh phù hộ sức khỏe và phong đăng. Con cháu tổ chức đâm trâu để bố mẹ được về với tổ tiên, để trâu xuống ở với người chết (một hình thức chia của).
Tục ăn trâu thường được tổ chức vào các tháng nghỉ ngơi, những ngày đầu xuân, trước đây khá tốn kém sức người và sức của. Đối với người Xê Đăng, trâu là con vật để hiến tế, con vật “thiêng”, đồng thời là biểu tượng của sự giàu có. Ngày nay, tục lệ ăn trâu cũng đã đỡ đi nhiều, không còn đâm nhiều trâu như trước kia
Lễ hội cúng máng nước
Lễ hội này còn được gọi là lễ thức OnĐtrô KnengTea của người Xơ Đăng, cầu mong cho cả làng bước vào một năm mới thịnh vượng hơn. Máng nước tượng trưng cho sự sống của cả làng. Cúng máng nước là một hình thức củng cố cộng đồng làng.
Nghi lễ được thực hiện khi tìm ra nguồn nước mới cho làng. Dân làng đem rượu có chứa nước từ nguồn mới đến nhà rông để cùng làm lễ; sau đó tổ chúc ăn uống tập thể tại khu vực bến nước. Lễ hội thể hiện sự quý trọng nguồn nước thiên nhiên đem lại sự sống cho dân làng.
Lễ kiêng làng
Lễ hội Bon Xơ Ruk (lễ hội kiêng làng) là lễ hội cộng đồng rất đặc trưng của người B’Râu - là nghi lễ đặc biệt quan trọng được tổ chức khi cộng đồng có những sự kiện, những biến động to lớn ảnh hưỏng đến sự hưng vong của cả cộng đồng như cháy nhà, bệnh dịch lớn làm chết nhiều người và gia súc, núi lở, nước ngập hay mất mùa đói kém triền miên….Khi đó các già làng sẽ họp bàn thống nhất chọn ngày cho việc tổ chức Bon Xơ Ruk , làm lễ cúng Giàng để cầu mong mọi điều dữ qua đi, điều tốt đẹp sẽ trở lại với con người.
Lễ hội mở kho lúa
Lễ hội mở kho lúa hay còn gọi là Tết cơm mới, là một trong những lễ hội lớn nhất của người Rơ Măm, đánh dấu sự hoàn tất một chu trình sản xuất nông nghiệp khô, là một trong những sinh hoạt cộng đồng tập trung, chứa đựng, chuyên chở nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và những khuôn mẫu ứng xử xã hội- cộng đồng đầy tính nhân văn. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 11-12 dương lịch, khi hạt lúa, hạt bắp, hạt kê đã được đem về cất kỹ trong nhà lúa trên rẫy, người Rơ Măm chuẩn bị các nghi thức cho việc tổ chức lễ hội Mở cửa kho lúa.