Lễ hộ được diễn ra trong 3 ngày, nhưng người ta phải chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần trước đó cả tháng. Khi ngày giờ đã được ấn định, tất cả các gia đình bắt tay vào chuẩn bị rượu cần, gạo, trâu, bò, heo, gà... Đàn ông "lên dây chiêng", sửa lại đàn; đàn bà con gái khẩn trương dệt nốt những bộ váy áo đẹp cho mình và người thân trong gia đình để kịp mặc trong ngày hội. Thanh niên trai tráng vào rừng tìm cây tre già thẳng ngọn, cây lồ ô giữa bụi để làm cây nêu; những người khác xuống sông ra núi bắt nhiều con cá to, lấy nhiều đọt cây ngọt, mây đắng cho ngày hội thêm nồng... đây là một lễ thức để tạ ơn trời đất, tạ ơn các vịGiàng đầy huyền bí đã trợ giúp cho con người có được mùa màng bội thu, đồng thời cũng là kỳ nghỉ ngơi (Ning Nơng) vui chơi của cộng đồng người Rơ Măm sau một năm vất vả với công việc mùa màng nặng nhọc, để hưởng thụ các giá trị sản vật mình làm ra, vừa là không gian ''thiêng'' của tín ngưỡng, nhưng cũng là không gian vui vẻ, thân thiện, đoàn kết- không gian văn hóa của cộng đồng
Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla
Lễ hội thường được tổ chức vào mùng 6 tết hàng năm; đua thuyền độc mộc là môn thể thao độc đáo được tổ chức đầu Xuân hàng năm trên dòng Đăk Bla. Thuyền độc mộc do người dân tộc (chủ yếu là người Bahnar) sinh sống dọc bờ sông Đăk Bla chế tác từ thân các cây cổ thụ được tìm kiếm khá công phu. Mỗi thuyền thường có chiều dài từ 3-5m, chiều rộng từ 50-80cm, thường được người dân dùng để đi lại và đánh bắt thủy sản trên các con sông chính ở Kon Tum.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bahnar, Xê Đăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Ê-Đê, Gia Rai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được
dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng
- là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Về Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố
- Bảng Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Các Chỉ Tiêu Môi Trường
- Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kon Tum - 6
- Mức Độ Hài Lòng Về Dịch Vụ Du Lịch Tại Thành Phố Kon Tum Của Khách Du Lịch26
- Đánh Giá Sự Tác Động Của Du Lịch Đến Truyền Thống Gia Đình Tại Thành Phố Kon Tum29
- Các Hình Thức Tổ Chức Du Lịch Của Khách Nội Địa Đến Thành Phố Kon Tum35
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Theo thống kê của ngành Văn hóa tỉnh Kon Tum, hiện trên toàn tỉnh, các làng đồng bào dân tộc thiểu số đã hình thành được 457 đội cồng chiêng, hoạt động thường xuyên vào các dịp lễ - hội của làng, của địa phương. Trong đó, thành phố Kon Tum là địa phương (trong 9 huyện, thành phố của tỉnh) có số đội nhiều nhất (với 86 đội), địa phương có số đội ít nhất là huyện Kon Plông (20 đội)
1.3.2. Đặc trưng giá trị
Có thể nói rằng, sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như: văn hóa, tôn giáo, lịch sử, tộc người...đã đem đến cho thành phố Kon Tum những di sản hết sức độc đáo. Cho đến nay, họ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng của mình trước sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế. Đến với thành phố này, chúng ta vẫn được sống trong không gian nguyên sơ, hùng vĩ của núi rừng, được cảm nhận cái mộc mạc có chút lạc hậu trong nếp sống ở đây nhất là khi vào trong làng bản. Ngay cả ở thành phố, nơi mà người Kinh chiếm số đông thì căn tính của họ vẫn có nét chân chất, thật thà.
Thành phố có diện tích nhỏ, khoảng cách di chuyển giữa các di sản tương đối gần, có thể đi lại bằng ô tô thậm chí là đi xe máy, xe đạp hoặc đi bộ đến tham quan từng điểm. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc tham quan, khám phá các di sản của du khách đặc biệt là phát triển mô hình city tour.
Như vậy, văn hóa dân tộc với những nét hoang sơ chính là thế mạnh mà Kon Tum cần bảo tồn và khai thác.
Tiểu kết
Kon Tum tuy là một thành phố trẻ nhưng lại có lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài với những đặc điểm vừa có nét tương đồng với toàn vùng Tây Nguyên vừa có những nét riêng biệt. Với hệ thống di sản thiên nhiên và di sản văn hóa đặc sắc kết hợp với các điều kiện kinh tế- xã hội tạo ra tiền đề cũng như thách thức cho sự phát triển du lịch thành phố và hoạt động bảo tồn di sản.Một mặt thành phố cần có những chính sách phù hợp để nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, chính quyền thành phố cần có kế hoạch cụ thể để phục dựng, bảo lưu các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc- vốn là thế mạnh của ngành du lịch nơi đây: hệ thống các di sản văn hóa vật thể, hệ thống nhà rông và nhà truyền thống, các lễ hội, làng nghề...; chú trọng phát huy những thế mạnh này để xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc thù mang lại cả giá trị về kinh tế cũng như giá trị nhân văn.
Chương 2.Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản ở thành phố Kon Tum
2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.1.1. Hệ thống cơ sở lưu trú
Đến tháng 4/2015 thành phố Kon Tum có 75 cơ sở lưu trú trong đó có 21cơ sở đạt chuẩn gồm: 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao, 13 khách sạn 1 sao và 3 nhà nghỉ, 1 nhà khách19.
Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Kon Tum là không đồng đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở quanh khu vực đường Phan Đình Phùng, Duy Tân, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh. Đây là nơi tập trung các cơ quan của thành phố và của tỉnh đồng thời cũng khá thuận lợi cho việc di chuyển đến các điểm tham quan trong thành phố.
Công suất sử dụng phòng trung bình năm của các cơ sở lưu trú trên địa bàn nhìn chung ở mức trung bình, khoảng 60%. Khách lưu trú qua đêm chiếm số lượng nhỏ chủ yếu là khách công vụ, khách quốc tế...Mùa cao điểm trong năm là tháng 2- tháng 5. Họ lựa chọn khách sạn, nhà nghỉ là nơi trú chân chính trên hành trình của mình.
Khách nội địa
khách sạn, nhà nghỉ nhà dân nhà Rông khác
0%0%
7%
93%
19 Congankontum.gov.vn
Khách quốc tế
Khách sạn, nhà nghỉ nhà Rông của thôn làng
nhà dân
khác
3%
3%
9%
85%
Biểu đồ 2.1. Các hình thức lưu trú được du khách sử dụng khi đến thành phố Kon Tum20
Giá khách sạn ở đây tùy theo loại phòng. Phòng đơn dao động ở mức: 150.000đ-200.000đ/đêm đối với khách sạn nhỏ và nhà nghỉ, 500.000đ- 600.0000đ/phòng/đêm đối với khách sạn 2-3 sao. Phòng đôi và tiêu chuẩn ở mức: 450.000-600.000đ/phòng/đêm thậm chí là 900.000đ/đêm như ở khách sạn Đông Dương, khách sạn Quang Trung. (Phụ lục 5.1)
Hầu hết ở thành phố Kon Tum, khách sạn nhỏ và nhà nghỉ chiếm đa số.Số lượng phòng ở loại cơ sở lưu trú này dao động từ 15-20 phòng, hầu hết do các gia đình tự quản lý. Cơ cấu tổ chức gồm: 1 giám đốc, 1 lễ tân, 2 phục vụ phòng thậm chí có khách sạn, giám đốc kiêm luôn lễ tân hoặc lễ tân kiêm phục vụ phòng như ở khách sạn Tây Nguyên, khách sạn Bắc Hương...
Nhìn chung, hệ thống cơ sở lưu trú ở đây có quy mô nhỏ, tiện nghi cơ bản không đầy đủ và hay bị trục trặc. Thái độ phục vụ của nhân viên chưa được chuyên nghiệp, có một số khách sạn tuyển nhân viên là người dân tộc nói tiếng phổ thông chưa rõ tạo ra khó khăn trong giao tiếp với chính khách nội địa. Bên cạnh đó, số lượng khách sạn, nhà nghỉ có nhân viên hoặc quản lý có thể nói được ngoại ngữ là
20 Kết quả xử lý phiếu điều tra khách nội địa + khách quốc tế
rất ít, đồng thời họ cũng hạn chế cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách quốc tế. Những khách sạn có nhân viên biết ngoại ngữ hoặc thuộc một công ty lữ hành, giá phòng luôn cao hơn hẳn so với các khách sạn cùng tiêu chuẩn: khách sạn Hưng Yên, khách sạn Afamily, khách sạn Bắc Hương, khách sạn Thịnh Vượng... Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ như massage, karaoke, giặt là…Một số khách sạn như: Đông Dương, Quang Trung, Hưng Yên...có thêm đại lý bán vé máy bay và các tour du lịch. Khách sạn Đông Dương (Indochine) là khách sạn có chất lượng tốt nhất được đánh giá 3 sao bao gồm cả 1 nhà hàng – cafe đã từng được vinh danh trên tạp chí kiến trúc của Mỹ.
2.1.2. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống
Tại thành phố Kon Tum, các cơ sở phục vụ ăn uống hầu hết nằm độc lập với các cơ sở lưu trú. Các nhà hàng, quán ăn hiện nay tập trung chủ yếu tập trung quanh các cơ quan trụ sở làm việc, các khách sạn như đường: Nguyễn Huệ, Đào Duy Từ, Hùng Vương, Phan Chu Trinh...đáp ứng theo từng nhu cầu: đi ăn gia đình, đi nhậu, tiếp khách, tổ chức sự kiện. (Phụ lục 5.2)
Tại đây chúng ta có thể thưởng thức được nhiều món ăn đặc trưng của Tây Nguyên cũng như đặc sắc ẩm thực của riêng Kon Tum như là: Cá gói kiến vàng, mây đắng nấu với cá nhét, thịt bò nướng muối ớt, tiết canh dúi, xương nhím trộn bằm sả ớt của dân tộc Rơ Mâm . Dân tộc Giẻ Triêng cũng có Cá chua ống nứa, Gỏi sa nhân heo rừng, Thịt sóc khô gác bếp, Cơm nếp cuốn lá đót, Sóc xào k’tem, Gà rừng nướng ống nứa; lá mì nấu cá kho, Cá suối nướng lá lốt, Thịt chuột nướng ống, Gà rừng trộn lá mì chua, Thịt nhím nấu bột bắp (dân tộc Brâu).
Các nhà hàng thường có thực đơn trung bình 20-30 món, có sức chứa từ 100- 500 khách như: Nhà hàng Ngọc Linh, nhà hàng Đăk Bla, nhà hàng Hiệp Thành21... khai thác tối đa những món đặc sản từ rừng có cả hải sản nếu khách có yêu cầu. Ngoài cung cấp dịch vụ ăn uống, các nhà hàng có không gian rộng rãi còn là nơi cho thuê địa điểm tổ chức các sự kiện, tiệc cưới, họp mặt.
Kiến trúc của các nhà hàng, quán ăn ở thành phố Kon Tum khá được chú trọng. Mặc dù hầu hết là các quán ăn, nhà hàng cỡ nhỏ nhưng cũng có nhiều địa
21 Kết quả phỏng vấn điều tra trong quá trình thực địa
điểm gây ấn tượng với thực khách từ lối trang trí cho đến phong cách phục vụ. Ví dụ: nhà hàng Đăk Bla được trang trí mang đậm màu sắc Tây Nguyên tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi; nhà hàng Đông Dương được thiết kế như một ngôi nhà rông cách điệu chuyên phục vụ các món: cơm lam, gà sa lửa, rau rừng chấm mắm cua, cá Sê San nướng tại bàn...(Phụ lục 5.2)
Giá cả dịch vụ ăn uống ở đây tương đối hợp lý, một suất cơm bình dân khoảng 20.000đ, một suất cơm tấm: 25.000đ...Nếu ăn các loại đặc sản thì tùy theo các nhà hàng nhưng giá cũng khá mềm, phù hợp với mức sống của người dân và túi tiền của khách du lịch ví dụ: 1 đĩa thỏ quay ở quán 98 Đào Duy Từ có giá 200.000đ, 1 đĩa thịt dê chấm tương gừng quán Dê Cao Nguyên có giá 220.000đ....
Các món ăn vặt ở Kon Tum cũng khá đa dạng. Đầu tiên phải kể đến là gỏi lá Kon Tum, món ăn đặc trưng của núi rừng được bán trên con phố Trần Cao Vân với giá chung là 60.000đ/suất chưa có nước uống. Quán ăn gỏi lá ngon nhất là quán Út Cưng. Nhân viên và chủ rất thân thiện với khách khi phục vụ, tỉ mỉ hướng dẫn cách ăn cho khách. Quán mỳ A Tỷ ở 67 Hoàng Văn Thụ chuyên mỳ hoành thánh, phở bò viên, bò tái ngon, hợp khẩu vị nếu khách là người Bắc, 20.000đ-25.000đ/ bát. Quán thịt trâu gần quảng trường 16/3. Quán ốc ở đoạn bùng binh đường Phan Đình Phùng. Quán bún cua đầu đường Bạch Đằng có một mặt nhìn ra bờ sông Đăk Bla.
Ở thành phố Kon Tum, nếu muốn ăn đêm, du khách có thể đến khu vực đường Trần Quang Khải với vô số các món ăn như: cháo chim câu, bánh xèo, phở khô...nhưng chỉ tầm hơn 10h đêm, các quán bắt đầu dọn bớt chứ không bán đến khuya muộn như nhiều nơi. Đây là một điểm rất riêng trong nhịp sống ở Kon Tum.
Cafe là đồ uống đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, đến Kon Tum, khách du lịch sẽ có một cảm nhận khá thú vị khi thưởng thức loại đồ uống này. Không có hẳn một không gian rộng rãi với nhiều công trình kiến trúc như làng cafe ở Buôn Mê Thuột, không có các quán cafe mang kiến trúc Pháp sang trọng như ở Đà Lạt cũng không chỉ có những quán cafe vỉa hè, ở Kon Tum, có khá nhiều quán cafe mang “hồn cốt Tây Nguyên” được đầu tư một không gian với nhiều tiểu cảnh đẹp như: Eva cafe, Adam và Eva cafe...thậm chí có cả một quán cafe đạt giải kiến trúc của Mỹ là tổ hợp nhà hàng – cafe Indochine nằm bên bờ sông Đăk Bla, được làm
bằng tre, mái được phủ các tấm sợi thủy tinh rất thân thiện với môi trường lại tiết kiệm điện năng (Phụ lục 5.3). Chất lượng đồ uống tương đối tốt nhất là cafe, giá rẻ hơn hẳn so với ngoài Bắc, một ly cafe dao động 10.000đ- 12.000đ, người uống không chỉ có đồ uống ngon, có nhạc để nghe mà còn có cảnh đẹp để ngắm. Văn hóa uống cafe nhờ thế đã hình thành rõ nét trong đời sống của người dân Kon Tum, nói như họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn - Chủ quán cà phê Eva: “Ngày nay, khách uống cà phê không còn chỉ vì thích hay thói quen nữa mà người ta cần uống cà phê là cần thưởng thức cái không gian văn hóa. Ngh a là người ta uống cà phê người ta phải biết ly cà phê đó người ta uống ở đâu, người ta ăn món ăn đó người ta phải biết món ăn đó bắt nguồn từ văn hóa gì và như vậy tất cả đều có một mơ ước đi xa hơn trong cái hội nhập". Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lưu ý là các quán cafe được đánh giá cao về kiến trúc và giá trị văn hóa như Eva Cafe, Adam và Eva Cafe đang trở nên kén khách, người ta thường giới thiệu với khách du lịch, bạn bè phương xa đến đây cho biết còn hàng ngày đi uống café, nghe nhạc ở những quán “phê” hơn, “modern” hơn phù hợp với thị hiếu của giới trẻ.
Nhìn chung các cơ sở ăn uống ở thành phố Kon Tum thường có quy mô nhỏ, kiến trúc được đầu tư khá cầu kỳ, giá thành phải chăng. Thực đơn được xây dựng từ các món ăn nổi tiếng nơi đây, một số món ăn phải đặt trước du khách mới có thể thưởng thức, phong cách phục vụ khá nhiệt tình nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp. Các món ăn vặt nhiều, giá rẻ, có thể đi bộ đến nơi để thưởng thức. Các quán ăn, nhà hàng đóng cửa khá sớm nên ở Kon Tum không có phong cách đi ăn đêm muộn, đi chợ đêm như ở nhiều vùng khác.
2.1.3. Điểm vui chơi giải trí
Trong những năm trở lại đây, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đặc biệt là vốn của tư nhân, có khá nhiều điểm vui chơi giải trí được hình thành tạo nên vẻ sôi động cho nhịp sống vốn trầm lặng của thành phố. Quy mô của các công trình này không lớn nhưng bước đầu đã nâng cao được đời sống tinh thần cho người dân.
Công viên Giọt nước Đăk Bla
Công viên Giọt nước Đăk Bla nằm đối diện Bảo tàng Kon Tum và giữa các trục đường chính: Quốc lộ 14, đường đi vào khu di tích Ngục Kon Tum với các hạng