Bảng 3.7. Tổng hợp tình hình tái sinh trên đất có rừng
ĐVT: cây/ha
Trạng thái | Đặc điểm tái sinh | ||||||||
Mật độ/ha | Chiều cao | Nguồn ngốc | Phẩm chất | ||||||
Dưới 1,5m | Trên 1,5m | Chồi | Hạt | Tốt | TB | Xấu | |||
Cổ Tràng | Giàu | 2.463 | 565 | 1.898 | 425 | 2.039 | 1.620 | 699 | 144 |
TB | 1.789 | 404 | 1.385 | 349 | 1.440 | 1.187 | 568 | 34 | |
Nghèo | 2.070 | 492 | 1.578 | 308 | 1.762 | 1.217 | 771 | 82 | |
Phú Minh | Giàu | 5.120 | 3.020 | 2.100 | 608 | 4.512 | 3.278 | 1.644 | 198 |
TB | 4.664 | 2.500 | 2.164 | 1.057 | 3.607 | 2.460 | 1.743 | 461 | |
Nghèo | 3.238 | 1.626 | 1.612 | 964 | 2.274 | 1.511 | 1.381 | 346 | |
Cà Ròong 2 | Giàu | 2.388 | 1.137 | 1.251 | 460 | 1.928 | 748 | 1.096 | 544 |
TB | 2.500 | 1.150 | 1.350 | 400 | 2.100 | 200 | 1.700 | 600 | |
Nghèo | 1.100 | 50 | 1.050 | 200 | 900 | 400 | 700 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Công Tác Giao Rừng Cho Các Cộng Đồng Quản Lý Ở Tỉnh Quảng Bình
- B. Tài Nguyên Rừng Giao Cho Cộng Đồng Và Lịch Sử Quản Lý Rừng Tại Vùng Núi Cao Phía Tây Tỉnh Quảng Bình
- Đặc Điểm Các Trạng Thái Rừng Cộng Đồng Bản Phú Minh
- Quy Định Về Hưởng Lợi Từ Rừng Cộng Đồng Theo Quy Ước Bv&ptrcđ
- Phân Tích Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Bên Trong Và Bên Ngoài Cộng Đồng Đến Công Tác Quản Lý Rừng Cộng Đồng
- Tỷ Lệ Loại Gỗ Chủ Yếu Được Lựa Chọn Vào Các Mục Đích Sử Dụng Của Cộng Đồng
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
(Nguồn: Hồ sơ giao rừng, 2017)
Kết quả khảo sát cho thấy, rừng tự nhiên giao cho cộng đồng các bản nghiên cứu chủ yếu là rừng đang phục hồi, hoặc rừng trung bình. Tại 3 bản điều tra, các trạng thái rừng giàu đều có mật độ, độ tàn che cao. Mật độ cây gỗ tầng cao khoảng 457 -600 cây/ha, với độ tàn che từ 0,6 đến 0,8. Các trạng thái rừng trung bình, rừng nghèo còn lại với diện tích rất lớn. Tuy nhiên, mật độ cây tái sinh tại các khu vực nghiên cứu đều khá cao, trung bình từ 2.388 cây/ha đến 5.120 cây/ha đối với các trạng thái rừng giàu, từ 1.789 cây/ha đến 4.664 cây/ha đối với rừng trung bình và từ 1.100 cây/ha đến 3.238 cây/ha đối với rừng nghèo. Mặt khác, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng đạt loại tốt chiếm hơn 60%, trong đó cao nhất ở các trạng thái rừng giàu có điểm đạt 64%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thành phần loài thực vật của khu vực khá đa dạng, phong phú, với khoảng hơn 100 loài thực vật thân gỗ, tỷ lệ các cây có giá trị kinh tế cao, đường kính trung bình 20cm nhiều. Phần lớn là các loài cây ưa sáng, tỷ lệ các loài có phẩm chất trung bình hoặc tốt chiếm gần 80%. Điều này chứng tỏ rừng đang trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi.
Bên cạnh đó, nghiên cứu tổ thành loài sẽ là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp với khu vực nghiên cứu. Về tổ thành các loài cây tái sinh dưới tán rừng tại các khu vực nghiên cứu:
Bảng 3.8. Thành phần cây tái sinh dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu
Trạng thái | Thành phần loài chủ yếu | |
Cổ Tràng | Giàu | Gụ, Xoài, Trường, Nang, Ngát, Chủa… |
Trung bình | Gội, Huỷnh, Táu, Trám, Nang, Xoài, Côm, Chủa, Bời lời… | |
Nghèo | Huỷnh, Táu, Trám, Nang, Xoài, Côm, Chủa, Bời lời, Trâm, Lá nến… | |
Phú Minh | Giàu | Táu, Khổng, Trường, Nang, Ngát, Chủa… |
Trung bình | Gội, Táu, Trám, Nang, Côm tầng, Chủa, Bời lời, Nhọc đen, Huỷnh, Thị rừng. | |
Nghèo | Táu, Trám, Nang, Xoài, Côm, Chủa, Bời lời, Trâm, Lá nến, Chân chim, bứa vàng… | |
Cà Ròong 2 | Giàu | Táu, Bằng Lăng, Săng Lẻ, Mắt trâu….. |
Trung bình | Ruối, Táu, Huỷnh, Tập, Mắt trâu….. | |
Nghèo | Bằng lăng, Đa, Bời lời… |
(Nguồn: Hồ sơ giao rừng, 2017)
Kết quả cho thấy, ở hầu hết các trạng thái rừng đều có nhiều loài tham gia công thức tổ thành cây tái sinh, với hệ số nhỏ như trạng thái rừng trung bình, rừng giàu. Tại điểm nghiên cứu bản Cổ Tràng, Phú Minh số loài tham gia công thức tổ thành dao động từ 6 đến 11 loài, đa dạng hơn bản Cà Ròong 2 từ 3 đến 6 loài. Tuy nhiên, ở các điểm nghiên cứu đều có sự tương đồng về thành phần loài. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, không có sự khác biệt lớn về thành phần loài và hệ số tổ thành của các loài tham gia công thức tổ thành giữa tầng cây cao với tầng cây tái sinh. Đồng thời, có khoảng hơn 60% loài cây tầng cao xuất hiện ở tầng cây tái sinh. Các loài thường gặp như: Táu, Huỷnh, Trám, Khổng.. Điều này chứng tỏ các loài trên thích nghi rất tốt với điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu.
Nhận xét: Như vậy, rừng tự nhiên giao cho các cộng đồng quản lý/rừng cộng đồng đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, có tính đa dạng thực vật cao. Thành phần chủ yếu là các loài cây ưa sáng, một số loài có giá trị kinh tế cao và
chúng lại có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi cao với điều kiện lập địa và khả năng tái sinh tốt. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình phục hồi vì sớm tạo lập hoàn cảnh rừng cũng như khả năng để lựa chọn loài cây gỗ bản địa cho việc phục hồi rừng như Huỷnh, Lim xanh, Táu.... trong rừng cộng đồng có tính thực tiễn cao.
3.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
Công tác QLRCĐ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau của hệ sinh thái và nhân văn, các yếu tố tài nguyên rừng đã phân tích ở trên, vì vậy trong nội dung này sẽ tập trung phân tích các yếu tố chủ yếu về xã hội và chính sách như: cấu trúc quản lý rừng; cơ chế chia sẻ lợi ích và hưởng lợi từ rừng cộng đồng; sử dụng tri thức bản địa trong quản lý rừng cộng đồng và vai trò yếu tố bên trong và bên ngoài cộng đồng trong quản lý rừng cộng đồng.
3.3.1. Cấu trúc quản lý rừng cộng đồng
Khi thực hiện mô hình Quản lý rừng cộng đồng, các địa phương chưa thực sự mạnh dạn thực hiện do lo ngại năng lực quản lý rừng của các cộng đồng, vì vậy cấu trúc quản lý rừng cộng đồng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý RCĐ.
Kết quả nghiên cứu về hình thức quản lý rừng khu vực nghiên cứu cho thấy các dự án, chương trình chỉ xây dựng mô hình quản lý RCĐ theo hình thức toàn thôn. Kết quả này phù hợp với tác giả Lê Anh Tuân (2013) khi cho rằng các văn bản hiện nay chưa thật sự phản ánh được sự tồn tại trên thực tế quản lý rừng cộng động ở Việt Nam. Tại khu vực nhiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng ngoài sự đa dạng về nguồn gốc hình thành các loại hình quản lý rừng thì còn có sự đan xen và chuyển hóa giữa các dạng mô hình quản lý rừng với nhau. Có 5/38 cộng đồng được khảo sát có sự chuyển đổi giữa các hình thức quản lý rừng cộng đồng với nhau. Một số thôn bản trước đây tham gia quản lý rừng theo hình thức bảo vệ rừng thiêng, rừng giữ nước hiện nay cũng đã được các chương trình dự án, chính quyền hỗ trợ thành lập và công nhận các BQLCĐ và các Tổ bảo vệ rừng.
Qua trường hợp nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng tại bản Cổ Tràng, Cà Ròong 2 và Phú Minh, tại khu vực nghiên cứu thấy rằng cấu trúc tổ chức quản lý rừng cộng đồng gồm 2 bộ phận chính: (1) Bộ phận chủ thể quản lý rừng/chủ rừng và (2) Bộ phận nhà nước quản lý rừng. Có thể nói các bộ phận cấu tạo nên bộ máy quản lý rừng khá tương đồng với nhau giữa các bản có rừng giao cho cộng đồng. Lý do dẫn đến sự tương đồng này xuất phát từ bộ phận quản lý Nhà nước thiết lập nên hai mô hình quản lý rừng của các thôn bản đều là một nhóm thúc đẩy QLRCĐ của tỉnh, áp dụng một quy trình QLRCĐ do Dự án Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng đề xuất. Tuy nhiên, tổ chức hoạt động có những điểm không giống nhau.
(1)
TỔ BẢO VỆ RỪNG
UBND HUYỆN
UBND XÃ
(2.1)
TỔ BẢO VỆ RỪNG
(2.2)
(3)
BQL RỪNG CỘNG ĐỒNG THÔN/BẢN
TỔ BẢO VỆ RỪNG
THÀNH VIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG
KIỂM LÂM, BIÊN PHÒNG
HỖ TRỢ (CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN)
Hình 3.5. Sơ đồ cấu trúc quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu
(1) Bộ phận chủ thể quản lý rừng
(2) Bộ phận Nhà nước quản lý rừng: (2.1)(2.2) Bộ phận Nhà nước quản lý rừng bao gồm UBND huyện, UBND xã và các phòng ban chức năng và lực lượng Kiểm lâm, biên phòng.
(3) Bộ phận hỗ trợ: trong tiến trình thực hiện QLRCĐ bao gồm các chương trình dự án.
(1) Bộ phận chủ thể quản lý rừng bao gồm Ban quản lý rừng thôn/bản, tổ bảo vệ lý rừng, các hộ gia đình trong cộng đồng.
Ban quản lý rừng cộng đồng: Cơ cấu tổ chức của BQLRCĐ bản Cổ Tràng và Cà Ròong 2 khi thành lập gồm có 7 thành viên còn BQLRCĐ bản Phú Minh khi mới thành lập (năm 2013) gồm có 11 thành viên, sau quá trình thực hiện bản đã thống nhất và họp bầu kiện toàn lại 7 thành viên gồm: 01 Trưởng ban; 01 Phó trưởng ban (kiêm trưởng ban kiểm soát các hoạt động của BQLRCĐ bản); 01 Kế toán; 01 Thủ quỹ (Do ban QLRCĐ bầu), còn lại là các ban viên. Các BQLRCĐ sau khi được cộng đồng họp và bầu ra thì được UBND xã ra quyết định công nhận. Thành phần BQLR bao gồm lãnh đạo thôn, bản (Trưởng thôn/bản, Phó thôn/bản) và đại diện của các đoàn thể như Chi bộ thôn/bản, Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân thôn.
Nhiệm vụ Ban quản lý rừng cộng đồng bản được quy định rõ ràng trong Quy chế quản lý rừng cộng đồng của các bản, trong đó có ghi rõ là: Vận động người dân trong cộng đồng tham gia thực hiện quản lý, bảo vệ rừng; đảm bảo thực hiện tốt quy ước bảo vệ rừng; thông báo cho người dân rõ các quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia quản lý rừng; tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể về bảo vệ, làm giàu, trồng rừng; quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng của thôn; lập kế hoạch hoạt động cụ thể
hàng năm và triển khai thực hiện; đánh giá và báo cáo kết quả quản lý rừng với cấp xã theo quy định.
Tổ bảo vệ rừng cộng đồng: Số lượng của tổ bảo vệ rừng không cố định, tuỳ đặc điểm của mỗi cộng đồng để phân chia số lượng các tổ. Trong đó trường hợp bản Cổ Tràng và bản Cà Ròong 2 thì tất cả các hộ gia đình đều cử thành viên tham gia và chia làm các tổ thay nhau tuần tra rừng (bản Cổ Tràng chia 5 tổ, bản Cà Ròng 2 chia 4 tổ), kinh phí tuần tra được chi trả lúc đó mỗi gia đình sẽ có được như nhau; Riêng bản Phú Minh thì thành viên tổ bảo vệ rừng được chọn những người có sức khoẻ, nhanh nhẹn từ các thành viên trong cộng đồng, có 5 tổ thay nhau tuần tra rừng; Tuy nhiên tại bản Cổ Tràng và bản Cà Ròong 2 khi số tiền được chi trả từ nguồn kinh phí tuần tra bảo vệ rừng được cộng đồng nhất trí chia đều cho các hộ gia đình trong bản mà không quan trọng ai là người đi tuần tra. Đây được xem là một trong những điểm đặc biệt của cộng đồng trong khu vực nghiên cứu; Khi họ hưởng lợi ích hay các nguồn lợi về kinh phí mà nhà nước, dự án hỗ trợ thì mong muốn của họ là tất cả các hộ gia đình đều được hưởng lợi như nhau. Qua đó có thể thấy tính cộng đồng rất cao của các bản được giao rừng.
(2) Bộ phận Nhà nước quản lý rừng:
Phòng Tài nguyên và Môi trường - Phòng Nông nghiệp: Các nhiệm vụ cơ bản được quy định là tham mưu quy hoạch, kế hoạch thiết lập công tác giao đất giao rừng; hướng dẫn cán bộ chuyên môn của UBND xã về nghiệp vụ xây dựng các kế hoạch quản lý rừng; thẩm định các phương án giao rừng, quản lý rừng; giám sát việc tổ chức thực hiện. Trong thực tế phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện có số lượng cán bộ rất hạn chế, khi triển khai thực hiện thì có sự tham gia của cán bộ địa chính xã đồng thời có sự tham gia của Trung tâm đăng ký đất đai của UBND huyện (hiện nay đã chuyển về trực thuộc Sở TNMT).
Hạt kiểm lâm huyện: Là cơ quan chuyên ngành trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thực hiện nhiệm vụ tham mưu UBND huyện và Chi cục kiểm lâm tỉnh quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo Nghị định 01/2019/NDD-CP ngày 01/01/2019 của Thủ tướng chính phủ. Theo Quyết định 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn xã, trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến quản lý rừng cộng đồng.
Thực tế tại xã Trường Sơn thì lực lượng bảo vệ rừng có sự tham gia của Trạm kiểm lâm Trường Sơn (thuộc Hạt kiểm lâm huyện Quảng Ninh), Trạm bảo vệ rừng của Lâm trường Trường Sơn (Công ty LCN Long Đại), Đồn biên phòng. Tại bản Phú Minh đặc thù bản nằm gần đường Hồ Chí Minh về nên ngoài trạm kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm huyện thì còn có các lực lượng khác cùng tham gia tuần tra giám sát lâm sản trên địa bàn như chốt kiểm tra tuần tra lâm sản của Hạt kiểm lâm Vườn QG PN-KB,
đồn biên phòng. Còn tại bản Cà Ròong 2 thì điều kiện đặc thù nằm sâu trong vùng lõi của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nên ngoài các lực lượng như kiểm lâm địa bàn, đồn biên phòng còn có Trạm kiểm lâm 39 thuộc Hạt kiểm lâm Vườn QG PN-KB.
Một vấn đề khó khăn là sự thay đổi liên tục của kiểm lâm địa bàn tại các xã cũng đã làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý rừng cộng đồng tại các bản nghiên cứu. Khi các cán bộ được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn của các dự án về các quá trình giao rừng, thực hiện, theo dõi, giám sát, hỗ trợ cộng đồng trong triển khai quản lý rừng được luân chuyển, các cán bộ mới đến không nắm rõ hoặc tốn thêm thời gian công sức để nắm lại thông tin.
UBND xã: Theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại điều 6 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp của UBND cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện.
Tại khu vực nghiên cứu các xã có diện tích tự nhiên tương đối lớn, lại là các xã miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp rất lớn, có nhiều tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình tham gia quản lý rừng, trồng rừng trên địa bàn, nhiệm vụ đặt ra đối với quản lý rừng và đất lâm nghiệp cấp xã khá nhiều. Tuy nhiên ở các xã nghiên cứu chưa có cán bộ chuyên trách lâm nghiệp mà các hoạt động chủ yếu tập trung cho cán bộ địa chính (kiêm nhiệm) và kiểm lâm địa bàn. Như vậy khi quá trình triển khai các hoạt động về lâm nghiệp đặc biệt với chủ trương giao rừng như hiện nay các xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức giao rừng; hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình quản lý rừng, kiểm tra giám sát các hoạt động của chủ rừng.
Một số cán bộ huyện, xã tham gia trong các đợt thiết lập quản lý rừng cộng đồng chỉ làm theo các dự án tài trợ thử nghiệm. Giữa các cơ quan liên quan quản lý rừng cộng đồng chưa có quy định phối hợp nhiệm vụ, có khi làm việc chồng chéo nhiệm vụ của nhau, có khi bỏ ngỏ những chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi dự án kết thúc thì sự chuyển giao, phối hợp giữa các bên liên quan từ cấp tỉnh đến huyện gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó Quản lý rừng cộng đồng đòi hỏi sự tham gia hiệu quả của các thành phần khác nhau, đặc biệt là người dân địa phương
– nhiều người trong số họ có năng lực/trình độ hạn chế, thậm chí không thể giao tiếp bằng tiếng Việt. Hiện nay ở Việt Nam còn thiếu một đội ngũ cán bộ (địa phương) có kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng một cách hiệu quả. Các cán bộ lâm nghiệp địa bàn chỉ tập trung vào “chỉ đạo” và “hướng dẫn” người dân chứ chưa thực sự có kỹ năng cần thiết để khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân nhằm đưa người dân lên vị trí trung tâm của các hoạt động lâm nghiệp địa phương (Nguyễn Bá Ngãi, 2009) [51].
(3) Bộ phận hỗ trợ trong tiến trình thực hiện quản lý rừng cộng đồng
Qua sơ đồ quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình nhận thấy rằng, các nhóm đối tượng có liên quan mật thiết tới tiến trình cũng như kết quả của quản lý rừng đó là nhóm hỗ trợ từ các chương trình dự án lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (Dự án Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, trung tâm CIRD); Bên cạnh đó là lực lượng kiểm lâm, biên phòng thường xuyên hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ rừng cũng như thực hiện các nghĩa vụ khác của chủ rừng.
Nhận xét: Kết quả phân tích ở trên chỉ ra rằng, cấu trúc/hình thức quản lý rừng cộng đồng ở Quảng Bình là mang tính giai đoạn và thể hiện quá trình phát triển và thích ứng trong quản lý rừng cộng đồng. Vì thế sẽ không có hình thức quản lý rừng cộng đồng nào là thích hợp nhất và tốt nhất để có thể áp dụng chung cho hệ thống quản lý rừng cộng đồng toàn tỉnh; mà chỉ có cấu trúc/hình thức phù hợp với điều kiện địa phương trong một giai đoạn nhất định. Kết quả này cũng được Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự (2009) phân tích và cho rằng Cấu trúc quản lý rừng cộng đồng không theo một hình dạng/khuôn mẫu cố định mà nó là kết quả của tiến trình thích ứng tại địa phương ở Việt Nam. Vì vậy khung pháp lý về lâm nghiệp cộng đồng cần thừa nhận tính hiệu quả của sự đa dạng trong cấu trúc quản lý rừng cộng đồng trong quá trình phát triển các dự án và chương trình lâm nghiệp.
3.3.2. Cơ chế chia sẻ lợi ích và hưởng lợi từ quản lý rừng cộng đồng
Cơ chế hưởng lợi từ công tác quản lý rừng cộng đồng là một trong những yếu tố tích cực và hiệu quả cho công tác quản lý rừng cộng đồng, sau đây là một số yếu tố liên quan đến cơ chế hưởng lợi đã có tác động đến công tác QLRCĐ.
3.3.2.1. Quyền hưởng lợi và cơ chế hưởng lợi theo chính sách hiện hành
Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã bổ sung cộng đồng dân cư là chủ rừng, theo đó, chủ rừng bao gồm: Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng; Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Cộng đồng dân cư; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất. Cụ thể, Luật Lâm nghiệp 2017 đã khẳng định “Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất” (Khoản 6 – Điều 4).
Một trong những điểm mới nổi bật của Luật Lâm nghiệp 2017 là Nhà nước công nhận quyền sở hữu của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đối với rừng sản xuất là rừng trồng do họ tự đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng, tặng, cho,
thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật (khoản 2, Điều 7). Điều này cũng có nghĩa là hộ gia đình và cộng đồng sở hữu rừng trồng có đầy đủ các quyền chiếm hữu (1), quyền sử dụng (2) và quyền định đoạt (3) đối với rừng trồng do họ tự đầu tư.
Bên cạnh đó, Điều 86 Luật Lâm nghiệp cũng quy định cộng đồng dân cư được giao rừng là rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất với các quyền sử dụng rừng cụ thể. Tuy nhiên, “quyền sử dụng” rừng tự nhiên trong Luật Lâm nghiệp rộng hơn nhiều so với “quyền sử dụng”, “quyền hưởng dụng” (4) được quy định tại Luật Dân sự 2015 và đã tiệm cận định nghĩa của FAO về “quyền hưởng dụng rừng”. Theo FAO (2011), quyền hưởng dụng rừng tự nhiên được hiểu là một tập hợp các quyền như: quyền tiếp cận, quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền ngăn chặn và một số quyền chuyển nhượng hạn chế (cho thuê môi trường rừng, thừa kế…). Riêng đối với rừng tự nhiên, FAO cũng quy định cộng đồng dân cư không có quyền chuyển nhượng rừng và nội dung này cũng tương đồng với điểm c, d, đ, khoản 2, Điều 86 của Luật Lâm nghiệp, cụ thể: cộng đồng dân cư phải bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao; không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư; không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
Việc Luật Lâm nghiệp 2017 quy định giao rừng và đất lâm nghiệp cho các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng là một bước chuyển biến căn bản trong chính sách quản lý, bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy các mô hình quản lý rừng cộng đồng đã và đang được thừa nhận ở nhiều địa phương hiện nay. Mô hình này được xem là giải pháp phù hợp về mặt chính sách vì vừa thúc đẩy quản lý, sử dụng tài nguyên rừng bền vững, vừa hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, đồng thời còn bổ sung cho các hình thức quản lý bảo vệ rừng hiện có đối với rừng tự nhiên mà cho đến nay chưa được thực hiện với hiệu quả mong muốn. Đây cũng là lý do chính khiến mô hình quản lý rừng cộng đồng ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ.
Mặt khác, đối với các hộ gia đình và cộng đồng dân cư miền núi, quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của họ, tuy nhiên, quyền hưởng hoa lợi từ rừng được giao trên thực tế lại rất hạn chế. Cho đến nay, người dân chưa thể khai thác rừng tự nhiên vì rừng giao cho các hộ và cộng đồng đa phần là rừng nghèo, rừng mới phục hồi. Thủ tục khai thác gỗ từ rừng tự nhiên lại khá phức tạp và quy định không được khai thác gỗ vì mục đích thương mại gây khó khăn cho các hộ gia đình và cộng đồng mong muốn có thu nhập chính đáng từ khai thác gỗ rừng tự nhiên. Thêm vào đó, việc đóng cửa khai thác rừng tự nhiên không có thời hạn rõ ràng khiến các cộng đồng và hộ gia đình e ngại khi được giao rừng tự nhiên. Hiện cộng đồng và hộ gia đình chỉ có nguồn thu nhập chính từ rừng tự nhiên là tiền khoán bảo vệ rừng hoặc từ quỹ hỗ trợ quản lý rừng của các chương trình dự án; Tuy nhiên, nguồn kinh phí này khá thấp và còn gặp rất nhiều vấn đề trong quản lý và sử dụng quỹ.