Quy Trình Bán Hàng Của Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Lion Group

Đối tượng khách hàng mà Đồng phục Lion hướng đến đó chính là các tổ chức, doanh nghiệp như nhà trường, bệnh viện, khách sạn, quán cà phê,… Cụ thể các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty bao gồm:

(1) Khách sạn resot lớn: Là một trong những khách hàng trọng tâm của Lion hiện tại. Bởi tính đa dạng sản phẩm cũng như nghành nghề mà thị trường này mang lại. Đa dạng hóa các lĩnh vực. Bao gồm các dịch vụ như coffee , nhà hàng, bar….. Nên đây là một thị trường bao trọn những lĩnh vực mà công ty đang hướng đến.

(2) Công ty du lịch – lữ hành: Là loại hình kinh doanh đặc biệt, chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực. Tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình trọn gói cho du khách. Được xem là một trong những đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm như: Áo, mũ, balo, cờ , gối hơi…..

(3) Các cựu học sinh – sinh viên: Là khách hàng tiềm năng hàng năm bởi đây là đối tượng trong các tổ chức đơn vị doanh nghiệp. Và khi sử dụng sản phẩm tại Lion sẽ có độ uy tín về sau có thể giới thiệu Lion về tới doanh nghiệp của bản thân họ.

(4) Các công ty doanh nghiệp dịch vụ - sản xuất: Là nhóm khách hàng có nhu cầu hợp tác lâu dài, mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp về độ uy tín, thanh toán nhanh, đặt hàng nhiều lần trong năm. Và đối tượng khách hàng này có nhều mối quan hệ.

(5) Các trung tâm anh ngữ: Là những đơn vị có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm trong 1 đơn hàng: áo thun, balo, mũ bảo hiểm, mũ tai bèo, áo sơ mi, chân váy. Trung bình 1 năm mỗi doanh nghiệp chi từ 30-60 triệu để sử dụng sản phẩm có nhu cầu.

(6) Các CLB khởi nghiệp: Là clb có các thành viên có nhu cầu mở kinh doanh. Khi hình thành doanh nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ bộ nhận diện Thương hiệu. Nếu tiếp cận KH này sớm sẽ hợp tác được về sau. Lấy độ tin cậy của 1 đơn vị sử dụng sản phẩm của công ty để giới thiệu truyền miệng giữa các thành viên còn lại trong CLB có nhu cầu. Sử dụng nhiều sản phẩm của công ty.

2.2.2. Quy trình bán hàng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group


Quy trình bán hàng của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group đối với mỗi NVKD được thực hiện qua 4 bước:

Bước 1 - Tìm kiếm thông tin khách hàng: Tìm kiếm thông tin khách hàng thông qua các nguồn thông tin từ nhiều nguồn và xác định khách hàng tiềm năng. Đồng thời, thường xuyên cập nhập thông tin từ phía khách hàng cũ.

Bước 2 - Tiếp cận khách hàng và tạo lập cuộc hẹn: Tìm phương thức liên lạc (Email/ Fanpage/ điện thoại/ gặp mặt trực tiếp). Chủ động liên lạc trước khi khách hàng không phản hồi.

Bước 3 - Giới thiệu, tư vấn sản phẩm: Chuẩn bị những phần thông tin về khách hàng (Tên tổ chức, doanh nghiệp khách hàng/ đặc điểm của tổ chức, doanh nghiệp), thông tin về sản phẩm (loại sản phẩm/mục đích sử dụng/ chất liệu sản phẩm/ màu sắc/ kích cỡ), giá cả,… Chuẩn bị các vật dụng mang theo như catalogue, sản phẩm mẫu khi đến gặp khách hàng trong trường hợp gặp khách hàng trực tiếp. Nếu trong trường hợp liên lạc với khách hàng qua email, tin nhắn Fanpage thì phải chuẩn bị sẵn các bản mẫu thiết kế của các sản phẩm đã thực hiện trước đó. Ngoài ra, NVKD phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt, trang phục lịch sự, tác phong chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Khi khách hàng đưa ra quyết định về sản phẩm thì nhân viên tư vấn

Bước 4 - Xử lý những ý kiến phản đối, từ chối từ phía khách hàng và thuyết phục khách hàng.

Bước 5 - Chốt đơn hàng: Chốt thông tin đơn hàng về số lượng và hình thức sản phẩm. Thỏa thuận và cung cấp những lợi ích đối với khách hàng và tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 6 - Cập nhập về thông tin và tiến độ đơn hàng. Bước 7 – Chăm sóc khách hàng sau bán.

[5] Quy trình tiếp nhận và xử lý một dơn hàng của công ty:

Bước 1: Nhân viên Lion (NVKD, cộng tác viên, thực tập sinh,..) tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng bao gồm: tên sản phẩm, số lượng, yêu cầu mẫu mã, chất liệu, thông tin liên hệ với khách hàng.

Quá trình: NVKD bằng các công cụ tư vấn như mẫu vải, mẫu sản phẩm thật, bảng màu vải để bước đầu giúp khách hàng định hình được sản phẩm mình đặt.Tùy trường hợp có thể chốt được hết mọi thông tin cần thiết với khách hàng hoặc chưa có thông tin đầy đủ.

Kết quả: Chốt được thông tin đơn hàng càng rõ ràng càng tốt để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Sau khi có được thông tin về đơn hàng. NVKD Tổng hợp thông tin theo nội dung dưới đây:

1. Tên sản phẩm

2. Chất liệu

3. Số lượng

4. Thiết kế (yêu cầu cụ thể về thiết kế để BP Thiết kế lên maquette). Đính kèm file cần thiết nếu có.

5. Ngày giao hàng cần thiết

6. Thông tin khách hàng

Soạn mail với cú pháp: (TÊN KHÁCH HÀNG: CÔNG TY, TỔ CHỨC) - TTĐH

- SẢN PHẨM.

Gửi đến đầy đủ các email sau:

BP Tổng hợp: tonghop@liongroup.vn BP thiết kế: design@liongroup.vn

BP Kế toán: account@liongroup.vn BP Quản lý: quanly@liongroup.vn

Với 1 đơn hàng, chỉ có 1 tiêu đề mail duy nhất này, những mail thông tin tiếp theo của cùng đơn hàng, tất cả các BP chọn trả lời tất cả để phản hồi.

Nhập tất cả thông tin có được sau bước 1 vào bảng trên, những thông tin còn thiếu điền: “Đang tư vấn”. Điền STT lần cập nhật là “1”. Khi có thêm hoặc thay đổi thông tin đơn hàng, ở cột số STT lần cập nhật là “ 2”,…”n”, tương ứng với số lần cập nhật. Chỉ điền nội dung cột có sự thay đổi, nếu không có thay đổi thì để trống. Và gửi lại bảng thông tin này.

Bước 3: BP Tổng hợp nhận được thông tin 1 đơn hàng thì phản hồi ngay trên mail đó: Mã số đơn hàng theo cú pháp: LI “mã số”. NVKD làm việc với BP quản lý sản xuất để có được những thông tin còn thiếu của đơn hàng như: mẫu vải, màu vải, giá cả, thời gian có thể giao hàng.

BP Quản lý sản xuất gửi báo giá lên mail.

BP thiết kế lên Maket theo thời hạn deadline đã đặt ra, trong qua trình thiết kế, có thắc mắc sẽ trao đổi cụ thể với NVKD, trường hợp cần sẽ trao đổi thành email trong cùng nhóm mail đã làm việc trước đó.

Bước 4:

BP thiết kế gửi Maket qua mail trên.

NVKD gửi Maket, Báo giá nêu rõ gồm thuế hay chưa thuế cho khách hàng, tiếp tục làm việc với khách hàng về mẫu thiết kế cũng như tư vấn lại những thông tin còn thiếu.

Bước 5: NVKD nhận phản hồi của khách hàng về thay đổi thiết kế, thay đổi chất liệu, giá cả,..

Bước 6: NVKD làm việc lại với BP Thiết kế để chỉnh sửa Maket. NVKD làm việc với BP Quản lý sản xuất để xác định được chất liệu, màu sắc vải để phù hợp yêu cầu của khách hàng, hoặc phù hợp với nguồn lực, thế mạnh của công ty, xưởng.

Bước 7:

BP Thiết kế gửi Maket đã chỉnh sửa và NVKD gửi khách hàng duyệt, đến khi nào chốt được Maket cuối cùng.

BP Quản lý sản xuất phản hồi những thông tin còn lại của đơn hàng để phù hợp với nhu cầu khách hàng và khả năng của công ty, từ đó NVKD phản hồi với khách hàng.

Bước 8: NVKD chốt đơn hàng với khách hàng những thông tin sau bằng Văn bản email hay tin nhắn để tránh trường hợp sai sót nhưng không có cơ sở để xác định lý do.

Maket

Số lượng cụ thể theo từng size

Giá cả

Chất liệu

Ngày giao hàng

NVKD lấy thông tin khách hàng để soạn hợp đồng.

Bước 9: NVKD soạn hợp đồng kinh tế với thông tin khách hàng, thông tin đơn hàng đã có. NVKD trình hợp đồng để kế toán duyệt. NVKD trình hợp đồng lên ban giám đốc để ký.

Bước 10:

Kí hợp đồng với khách hàng.

Thu cọc khách hàng (Nếu có)

Bước 11: BP kế toán thu cọc đơn hàng từ NVKD.

NVKD lập email xác nhận CHỐT đơn hàng với những thông tin cuối cùng, chính

xác và đầy đủ nhất bằng cách gửi lại tất cả những nội dung sau:

Thông tin chốt đơn hàng: (Bao gồm thông tin đầy đủ như email thông tin đơn hàng ban đầu, với nội dung được khách hàng chốt cuối cùng)

Maket cuối cùng.

File báo giá, tổng giá trị đơn hàng.

Mail gửi trả lời tất cả của cùng nhóm mail làm việc đầu tiên của đơn hàng.

Bước 12:

BP Quản lý Sản xuất xác nhận lại với BP thiết kế và NVKD về Maket. BP Thiết kế gửi file Corel cho BP Quản lý sản xuất.

Bước 13:

BP Quản lý sản xuất làm việc với xưởng may, xưởng in, thêu, cho chạy đơn

hàng.

BP Quản lý sản xuất theo dõi tiến độ, tình trạng thực hiện đơn hàng.

Bước 14:

Xưởng hoàn thành đơn hàng và giao hàng cho BP Quản lý sản xuất BP Sản xuất kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm.

Bước 15: NVKD kiểm tra sản phẩm.

Nếu có lỗi, xác định phương án để tiến hành khắc phục.

BP Quản lý sản xuất phối hợp các nhân sự (có thể là nhân viên công ty hoặc

xưởng) để tiến hành sửa lỗi.

Bước 16: Sau khi hoàn thành sản phẩm, NVKD kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm lần cuối trước khi giao khách hàng.

BP kế toán chuẩn bị các thủ tục để thanh lý hợp đồng.

Bước 17:

Giao hàng cho khách hàng: NVKD đảm nhận hoặc có sự hỗ trợ của nhân sự công

ty, đơn vị vận chuyển (tùy đơn hàng cụ thể)

Nhận thanh toán của khách hàng bằng hình thức chuyển khoản hay tiền mặt.

BP kế toán xác nhận đơn hàng đã thanh toán, tiến hành thanh lý hợp đồng, giao phiếu thu, hóa đơn cho khách hàng.

2.2.3. Tình hình lao động của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group

Bảng 2.5: Tình hình lao động của Công Ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group


Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

So sánh

2019/2018

2020/2019

Người

Tỷ lệ

(%)

Người

Tỷ lệ

(%)

Người

Tỷ lệ

(%)

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao

động

12

100

15

100

5

100

3

25

(10)

(66.7)

1. Phân theo giới tính

Nam

4

33,3

5

33,3

1

20

1

25

1

20

Nữ

8

66.7

10

66.7

4

80

2

25

4

40

2. Phân theo trình độ

Đại học

10

83,33

13

86,7

5

100

3

30

5

38,5

Cao đẳng

2

16,67

2

13,3

0

0

0

0

0

0

3. Phân theo độ tuổi

20 – 36 tuổi

12

100

15

100

5

100

3

25

(10)

(66,7)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm Đồng phục của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group tại Tỉnh Thừa Thiên Huế - 7

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group)


Qua bảng trên, ta thấy được tình hình lao động của công ty có biến động vào năm

2020.


Năm 2019, tổng số lao động là 15 người, tăng 3 người so với năm 2018 là 12 người với mức tăng tương ứng là 25%. Tuy nhiên đến năm 2020, tổng số lao động so với năm 2019 giảm 10 người chiếm 66.7%.

Số lượng nhân viên nữ lớn hơn so với nhân viên nam. Năm 2018 có 4 nam chiếm 33.3% và 8 nữ chiếm 66.7%, năm 2019 có 5 nam chiếm 33.3% và 10 nữ chiếm 66.7%.

Năm 2020 có 1 nam chiếm 20% và 4 nữ chiếm 80%.


Nhân viên có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao hơn trình độ Cao đẳng, năm 2018

có 10 nhân viên trình độ Đại học và 2 nhân viên trình độ Cao đẳng. Năm 2019 có 13

nhân viên có trình độ Đại học chiếm 86.7% tăng 30% so với năm 2018. Năm 2020

giảm xuống còn 5 nhân viên có trình độ Đại học chiếm 38.8% so với năm 2019.


Qua ba năm 2018-2020, nhân viên đều năm trong độ tuổi 20-36 tuổi nhờ vậy mà nhân viên của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group là những người có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, thích nghi nhanh với sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài của công ty.

Và là một đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng đối đầu với những thách thức từ công việc cũng như những thách từ thị trường nghành đồng phục.

2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group giai đoạn 2018 – 2019 và đầu năm 2020

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020, ta thấy rằng doanh thu năm 2018 và 2019 có sự tăng trưởng, tuy nhiên doanh thu năm 2020 lại có xu hướng giảm. Doanh thu năm 2019 tăng cao so với năm 2018 tương ứng với tăng 395.210.112 (đồng) và tăng 31.36%. Có thể thấy rằng công ty đã có nhiều chiến lược, chính sách giúp phát triển công ty một cách hiệu quả. Tuy nhiên trong năm 2020 có nhiều sự chuyển biến, doanh thu của công ty giảm so với năm 2019 tương ứng với giảm 810.082.591 (đồng) và giảm 48.94%. Doanh thu giảm mạnh, một trong những nguyên nhân đó là do tác động từ dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão, lũ lụt. Lợi nhuận cả hai năm 2018 và 2019 dương, trong đó năm 2019 có lợi nhuận cao nhất chứng tỏ công ty đã thành công trong việc gây dựng thương hiệu với khách hàng từ đó có nhiều khách hàng tin tưởng đến đặt đồng phục tại công ty. Tuy nhiên, vì nguyên nhân là do các yếu tố bên ngoài công ty đã nói ở trên nên lợi nhuận công ty năm 2020 là âm.

Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Lion group trong các năm 2018,2019 và dữ liệu tổng hợp mới từ năm 2020 được thể hiện qua bảng dưới.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Phương Thanh


Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group giai đoạn 2018 – 2020


(ĐVT: VNĐ)



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm


2020

So sánh

2019/2018

2020/2019

+/-

%

+/-

%

1. Doanh thu bán hàng

1.260.053.002

1.655.263.114

845.180.523

395.210.112

31.36

(810.082.59)

(48.9)

2. Doanh thu thuần

1.260.053.002

1.655.233.004

845.180.523

395.210.112

31.36

(810.082.59)

(48.9)

3. Giá vốn hàng bán

1.005.853.007

1.258.452.003

567.352.522

252.598.996

25.11

(691.099.48)

(54.2)

4. Lợi nhuận gộp

254.199.995

322.691.002

277.828.001

68.491.007

26.94

(44.863.001)

(13.9)

5. Chi phí bán hàng

65.851.514

74.120.109

-

8.268.595

12.56

(74.120.109)

(100)

6. Chi phí quản lý DN

186.514.145

310.442.331

49.256.365

123.923.186

66.44

(261.185.96)

(84.1)

7. Lợi nhuận thuần

1.834.336

34.144.852

(22.365.25)

32.310.516

1761.43

(56.510.110)

(16.5)

8. Tổng lợi nhuận trước thuế

1.834.336

34.144.852

(22.365.25)

32.310.516

1761.43

(56.510.110)

(16.5)

9. Thuế thu nhập doanh nghiệp

-

7.355.585

-

7.355.585

-

-

-

10. Lợi nhuận sau thuế

1.834.336

26.789.267

(22.365.258)

24.954.931

1360.43

(56.510.110)

(16.55)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group)


SVTH: Nguyễn Thị Đông Châu K51A - KDTM45

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022