Đặc Điểm Thị Trường Của Sản Phẩm Đồng Phục Ở Việt Nam

Bảng 2.4: Thang đo nghiên cứu

Sản phẩm

1.1. Sản phẩm có chất liệu vải tốt, bền, chất lượng hình in tốt.

SP1

1.2. Đa dạng về mẫu mã và loại sản phẩm.

SP2

1.3. Sản phẩm được may theo đúng quy chuẩn thiết kế, size theo yêu cầu của khách hàng.

SP3

Giá cả

2.1. Giá mua phù hợp với năng lực tài hính của tổ chức.

GC1

2.2. Giá hợp lý so với chất lượng sản phẩm.

GC2

2.3. Giá cả cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.

GC3

2.4. . Có các chính sách chiết khấu, giảm giá phù hợp.

GC4

Thương hiệu

3.1. Thương hiệu có uy tín trên thị trường và là nơi cung cấp sản phẩm đồng phục có chất

lượng tốt

TH1

3.2. Thương hiệu được nhiều tổ chức/ doanh nghiệp biết đến.

TH2

3.3. Là thương hiệu mà Anh/Chị nghĩ đến đầu tiên khi có ý định đặt may đồng phục

TH3

Nhân viên bán hàng

4.1. Nhân viên bán hàng có kiến thức và am hiểu về sản phẩm.

NVBH1

4.2. Nhân viên bán hàng nhiệt tình, thân thiện, vui vẻ giải đáp thắc mắc của khách hàng.

NVBH2

4.3. Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ.

NVBH3

4.4. Nhân viên làm việc chuyên nghiệp.

NVBH4

Chăm sóc khách hàng

5.1. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.

CSKH1

5.2. Hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.

CSKH2

5.3. Dịch vụ bảo hành và sữa chữa đáp ứng yêu cầu.

CSKH3

Thời gian đơn hàng

6.1. Thời gian tiếp cận yêu cầu đơn hàng nhanh.

TGĐH1

6.2. Giao hàng đúng thời gian yêu cầu.

TGĐH2

6.3. Luôn cập nhật tiến độ đơn hàng.

TGĐH3

Quyết định mua

7.1. Anh/Chị sẽ lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm của Đồng phục Lion trong thời gian tới.

QĐM1

7.2. Anh/Chị sẽ giới thiệu Đồng phục Lion cho bạn bè/ đối tác có nhu cầu về đồng phục.

QĐM2

7.3. Anh/Chị sẽ giới thiệu Đồng phục Lion cho bạn bè/ đối tác có nhu cầu về đồng phục

QĐM3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các biến quan sát và thang đo kết hợp với các câu hỏi đóng và câu hỏi mở:

(1) Câu hỏi đóng: Được sử dụng để hướng khách hàng lựa chọn 1 hay nhiều sự lựa chọn có sẵn trong bảng hỏi. Khách hàng dễ hiểu và dễ dàng trả lời.

(2) Câu hỏi mở: Được sử dụng để tìm kiếm thêm các thông tin mới liên quan đến vấn đề mà câu hỏi đóng không mô tả hết hoặc bị thiếu, góp ý từ phía khách hàng.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Đặc điểm thị trường của sản phẩm đồng phục ở Việt Nam

Việt Nam là một nước luôn coi trọng đối với vấn đề đồng phục trong tổ chức. Bởi vì, đồng phục không chỉ thể hiện được sự chuyên nghiệp, riêng biệt mà còn thể hiện một nét đặc trưng của từng lĩnh vực, từng nghành nghề khác nhau.

Ở Việt Nam, đồng phục được coi là văn hóa của doanh nghiệp, tổ chức và luôn duy trì nét văn hóa đó. Rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn đồng phục là một cách để truyền thông vì họ tin rằng đồng phục nó là một cách quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất và ngoài ra đồng phục góp phần tạo nên một hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp đối với doanh nghiệp. Bằng việc thiết kế các bộ đồng phục có màu sắc thương hiệu và có in thêu logo hay thông điệp mà công ty muốn truyền tải tải cộng đồng, các công ty đang có được một giá trị định vị thương hiệu rất độc đáo và hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi đất nước ngày càng phát triển thì số lượng các trường học, xí nghiệp, tổ chức, câu lạc bộ ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nhu cầu về đồng phục cũng từ đó mà tăng nhanh.

Theo một nghiên cứu Tập Đoàn Dệt may Việt Nam, với một số tập đoàn lớn, các xí nghiệp có sử dụng đồng phục như dệt may, giày da, điện lực, khai khoáng, những ngành có sử dụng quần áo bảo hộ, điển hình là điện lực với quy mô 100 nghìn lao động, ngành xây dựng với 3,2 triệu lao động, ngành khai khoảng gần 280 nghin lao động. Ước tính, tổng nhu cầu vào khoảng 7,3 triệu bộ/năm, bình quân một người hai bộ/năm.

Đối với quần áo đồng phục, một số ngành có vốn Nhà nước đầu tư có nhu cầu sử dụng bao gồm lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục. Một số ngành điển hình sử dụng quần áo đồng phục là y tế với gần 240 nghìn lao động, giáo dục với gần 15 triệu học sinh, ngân hàng 77 nghìn lao động. Bình quân mỗi

người sử dụng hai bộ đồng phục/năm thì ước tính tổng cầu vào khoảng 30 triệu 200 nghìn bộ/năm.

Chính nhờ những lợi ích thiết thực mà đồng phục mang lại cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp, xí nghiệp, trường học, câu lạc bộ, đội nhóm...... làm cho nhu cầu về đồng phục ngày càng tăng mạnh.

1.2.2. Đặc điểm thị trường của sản phẩm đồng phục ở thị trường Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung

Ngành dệt may đang ngày càng khẳng định uy tín trên thị trường Thừa Thiên Huế. Cùng với đó là sự mọc lên và phát triển của các doanh nghiệp về ngành may mặc. Đặc biệt với phân khúc thị trường quần áo đồng phục đang mở ra những cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện tại, trên địa bàn thành phố Huế cũng đã có khá nhiều cái tên đang kinh doanh trong lĩnh vực đồng phục như: Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion, công ty TNHH TMDV Đồng phục Huế HP, Công ty TNHH MTV Đồng phục Thiên Việt, công ty Đồng phục New Focus, công ty Đồng phục Rise và một số xưởng đồng phục nhỏ lẻ khác.

Các công ty đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực đồng phục như đồng phục y tế, đồng phục học sinh, một số ngành giao thông, xây dựng, ngân hàng, quần áo đồng phục và bảo hộ lao động. Và đặc biệt mảng thị trường may đồng phục để phục vụ riêng nhu cầu tiêu dùng đối tượng là tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, ngân hàng. Trước những cạnh tranh như thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần liên kết tận dụng hết các thế các thế mạnh trong nghành nghề để dưa ra giá cả hợp lý cho mỗi loại hàng hóa đa dạng mẫu mã.

Đồng phục ngày mỗi là thứ không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp và dần trở thành thứ thiết yếu đối với mỗi tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp. Chính vì lý do đó hay luôn không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra thêm nhữn mẫu đồng phục không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đẹp về cả chất lượng và giá cả. Như thế mới có thể tồn tại và phát triển một cách lớn mạnh và càng hoàn thiện hơn về thị trường đồng phục ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC LION CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LION GROUP TẠI THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty


[4] Tên giao dịch của công ty: LION GROUP TRADING AND SERVICE COMPANY LIMITED

 Giám đốc Nguyễn Văn Thanh Bình  Địa chỉ Tầng 5 103D Trường Chinh 1

Giám đốc: Nguyễn Văn Thanh Bình

Địa chỉ: Tầng 5, 103D Trường Chinh, Phường An Đông, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: 0234 656 0123 – 0935 553 686

 Email: dongphuclion@gmail.com

 Website: http://dongphuclion.com

Slogan của công ty: Nâng tầm thương hiệu

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group được thành lập vào ngày 11/4/2016 và tổng giám đốc là ông Nguyễn Văn Thanh Bình. Nhận thấy nhu cầu về đồng phục trên địa bàn thành phố Huế ngày càng cao và không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh đối thủ cạnh tranh ở thời điểm đó nên ông đã thành lập công ty với số vốn huy động được ban đầu là gần 100 triệu đồng.

Công ty có tên thành lập là Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion và đã được chính thức đổi tên vào ngày 10/12/2020. Đến nay công ty đã hoạt động được 4 năm và đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường đồng phục ở Thành phố Huế. Tên tuổi cũng như uy tín của công ty cũng ngày càng được nâng cao. Công ty không chỉ được biết đến trên địa bàn thành phố Huế mà còn được các doanh nghiệp, đơn vị, đoàn thể hay các cá nhân ở trên toàn quốc biết đến và tin tưởng, trở thành thương hiệu đồng phục uy tín, chất lượng tại khu vực miền Trung. Cùng với sự mở rộng hợp tác quốc tế của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion

Group có tham vọng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra nước ngoài. Đây là một hướng đi mới mà công ty muốn hướng đến và cũng là một bước đi trong tương lai.

2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và tính cách thương hiệu


2.1.2.1. Tầm nhìn


Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group luôn đặt chiến lược đầu tư phát triển bền vững làm cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của mình. Lion phấn đấu trở thành tập đoàn có thương hiệu tại Việt Nam và mang tầm quốc tế và luôn mang đến giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp Việt, xây dựng thành công chuỗi cung cấp sản phẩm & dịch vụ thương hiệu cho người Việt, đồng thời thúc đẩy phát triển thương hiệu cá nhân và LION mang giá trị cộng đồng xã hội.

2.1.2.2. Sứ mệnh


[4] Công ty Lion mang trên mình sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu ” trong thời đại 4.0 - một thời đại về truyền thông phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ

2.1.2.3. Tính cách thương hiệu


[4] Tính cách thương hiệu là tập hợp các thuộc tính và đặc tính của con người gắn liền với thương hiệu mang lại cho nó một tính cách và có sự nhận diện nhất định trên thị trường và trong tâm trí của người tiêu dùng. Từ quan điểm của người tiêu dùng, tính cách của thương hiệu được biết như cách hành xử của thương hiệu, những gì thương hiệu đại diện và đôi khi là những gì thương hiệu chống lại, được biểu hiện ra bên ngoài.

[4] Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group luôn muốn xác định rõ tính cách thương hiệu của chính mình và chứng mình với khách hàng rằng doanh nghiệp mình là một doanh nghiệp “Hiểu biết - Tận tâm - Đột phá”

“Hiểu biết”: Tiếp cận thông tin cũng như nắm bắt tâm lý khách hàng, bắt kịp xu

hướng của thị trường.

“Tận tâm”: Lắng nghe và cùng bạn phát triển, tận tâm trong từng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp và mang đến cho khách hàng thỏa mãn, hài lòng tối ưu nhất.

“Đột phá”: Luôn sáng tạo trong thiết kế và định hướng của công ty để luôn tạo ra sự phù hợp và bắt kịp đối với sự thay đổi của thị trường.

Ngoài ra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group cũng luôn muốn mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng và giá cả hợp lý nhất trên thị trường với giá trị cốt lõi: “ Chuyên nghiệp - Uy tín - Kết nối - Tư duy - Sáng tạo - Nhiệt huyết”. Và chính những giá trị cốt lõi đó mà Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group luôn không ngừng cố gắng nổ lực học hỏi và nâng cao trình độ về mặt chuyên môn để ngày càng sáng tạo và chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu cũng như mang đến những sản phẩm chất lượng hơn hay hơn nữa đó chính sự hài lòng và sự tin tưởng đối với khách hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức


Giám đốc

Quản lý

Bộ phận kinh doanh

Bộ phận sản xuất

Bộ phận Thiết kế

Bộ phận kế toán

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kỹ thuật

Nhân viên Thiết kế

Nhân viên kế toán


Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty


(Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group)


Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận:

Giám đốc: Là người có quyền cao nhất và có quyền quyết định, điều hành hoạt động của cả công ty và là người quản lý công ty thông qua PGĐ, trưởng phòng và hướng công ty theo đúng tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu đã đề ra để đưa công ty phát triển xa hơn.

Bộ phận kinh doanh: Bao gồm trưởng phòng kinh doanh và NVKD thị trường. Là phòng chuyên tìm kiếm, khai thác các khách hàng tiềm năng và giúp đỡ hỗ trợ khách hàng. Thực hiện các mục tiêu về kinh doanh do công ty, phòng đề ra, đưa nguồn tiền về cho công ty hoạt động. Bên cạnh đó còn thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về các nghiên cứu thị trường, tìm kiếm duy trì khách hàng, các chương trình chăm sóc khách hàng, xây dựng các chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm, nghiên cứu thiết lập các mối quan hệ với khách hàng.

Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dòng tiền từ các hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và Công ty TNHH. Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động thu, chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng,... lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Đồng thời, chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự thay đổi của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của nhà nước. Lập báo cáo kế toán để trình Giám đốc.

Bộ phận thiết kế: Nhân viên thiết kế với công việc chuyên về thiết kế sản phẩm, liên hệ với khách hàng thông qua nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, đôi khi nhân viên thiết kế cũng là người trực tiếp làm việc với khách hàng về sản phẩm thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

Bộ phận sản xuất: Nhân viên ở bộ phận sản xuất sẽ là người trực tiếp liên hệ với nhân viên ở phía bên xưởng để làm việc với xưởng về mẫu vải, màu vải. Quản lý về tiến trình đơn hàng, giải đáp thắc mắc của khách hàng về mẫu vải.

2.1.4. Đối thủ cạnh tranh


Thị trường đồng phục ở thị trường Thừa Thiên Huế tuy không sôi nổi những những thành phố lớn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được độ phát triển cũng như tiềm năng lớn trong một thời điểm nào đó ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Hiện tại, các công ty cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồng phục ở Thừa Thiên Huế như: Đồng phục HP, Công ty Đồng phục New Focus, Công ty TNHH MTV Đồng phục Thiên Việt, xưởng may Phương Khánh,… Trong số các đối

thủ cạnh tranh thì có thể thấy Đồng phục HP là một đối thủ mạnh, có nhiều năm kinh

doanh trong lĩnh vực này và là một thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến.


2.2. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group hoạt động kinh doanh ở ba mảng chính đó là đồng phục, quà tặng và thương hiệu. Trong đó, công ty mạnh nhất vẫn là mảng đồng phục. Đây là sản phẩm mà hiện nay đang có nhu cầu cao. Vì nó không chỉ là trang phục để mặc khi làm việc trong công ty mà còn giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Tạo dựng văn hóa, làm cho công ty trở nên chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó công ty cũng đang có chiến lược phát triển sâu mảng thương hiệu, giúp các công ty thiết kế và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Đây là hướng đi mới của công ty phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Sản phẩm kinh doanh:

Đồng phục nhà trường, áo khoác gió, áo thể dục, quần tây áo trắng, váy.

Đồng phục bệnh viện: áo bác sĩ, y tá, dược sĩ, bệnh nhân.

Đồng phục nhà hàng, khách sạn: lễ tân, bảo vệ, phục vụ, đầu bếp, bảo trì.

Đồng phục áo lớp - nhóm - câu lạc bộ.

Ảo may sẵn: áo đoàn, áo thun, áo sơ mi, đồ bộ, đồ mùa hè.

Phụ kiện: mũ, móc khóa, nơ, băng rol tay, băng rol đầu...

Sản phẩm du lịch: Túi đeo chéo, gối hơi, mũ...

Quà tặng doanh nghiệp: cúp, mũ bảo hiểm, bút, huy hiệu....

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group luôn đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể và luôn thay đổi để nắm bắt xu hướng thị trường một cách nhanh nhất. Hiện nay, công ty đã xây dựng được tên tuổi và chỗ đứng của mình trên thị trường Huế và khu vực miền Trung. Là nơi cung cấp sản phẩm chất lượng và uy tín.

2.2.1. Khách hàng mục tiêu


Khách hàng tiềm năng là những người cần đến sản phẩm, muốn sở hữu sản phẩm, có khả năng về tài chính để mua hàng. Là khách hàng sử dụng được nhiều sản phẩm của công ty, và có nhu cầu quay lại đặt hàng nhiều lần trong 1 năm hoặc những năm sau.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí