DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Phần viết tắt | Phần viết đầy đủ | |
1 | BC | Bạch cầu |
2 | BCTT | Bạch cầu trung tính |
3 | CARS | Compensatory anti-inflammatory response syndrome (hội chứng đáp ứng chống viêm bù) |
4 | CI | Confidence interval (khoảng tin cậy) |
5 | CRP | C- reactive protein (protein phản ứng C) |
6 | DEXA | Dexamethasone |
7 | FFP | Fresh frozen plasma (huyết tương tươi đông lạnh) |
8 | GC | Glucocorticoid |
9 | I/R | Ischemia / reperfusion injury (tổn thương thiếu máu cục bộ / tái tưới máu) |
10 | ICU | Intensive care unit (đơn vị hồi sức cấp cứu) |
11 | IL | Interleukin |
12 | IκB | Inhibitor κB (yếu tố ức chế NF-κB) |
13 | KGC | Không sử dụng glucocorticoid |
14 | LCOS | Low cardiac output syndrome (hội chứng cung lượng tim thấp) |
15 | MD | |
16 | MODS | Multiple organ dysfunction syndrome (hội chứng suy đa tạng) |
17 | MP | Methylprednisolone |
18 | NF-κB | Nuclear factor - κB |
19 | NKH | Nhiễm khuẩn huyết (sepsis) |
20 | OR | Odds ratios (tỷ suất chênh) |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu biến đổi một số Cytokine và vai trò của Glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần - 1
- Đặc Điểm Miễn Dịch Trong Bệnh Tứ Chứng Fallot
- Đáp Ứng Viêm Toàn Thân Đối Với Tuần Hoàn Ngoài Cơ Thể
- Định Nghĩa Thống Nhất Về Bệnh Cảnh Lâm Sàng Dẫn Đến Suy Tạng
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Phần viết tắt | Phần viết đầy đủ | |
21 | ROC | Receiver – operating characteristics (đường cong ROC) |
22 | SIRS | Systemic inflammatory response syndrome (hội chứng đáp ứng viêm toàn thân) |
23 | TBS | Tim bẩm sinh |
24 | Th | T helper cell (tế bào lympho T hỗ trợ) |
25 | THNCT | Tuần hoàn ngoài cơ thể |
26 | TNF | Tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử u) |
27 | TOF | Tetralogy of Fallot (tứ chứng Fallot) |
28 | Treg | Regulatory T cell (tế bào lympho T điều hòa) |
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng | Trang | |
1.1. | Các giai đoạn đáp ứng viêm | 19 |
1.2. | Định nghĩa thống nhất về các bệnh cảnh lâm sàng dẫn đến suy tạng | 20 |
1.3. | Tác dụng của các cytokin tiền viêm trên hệ thống tạng | 28 |
2.1. | Thang điểm Glasgow đánh giá bệnh nhân hôn mê | 42 |
2.2. | Các dấu hiệu sống và các biến xét nghiệm theo nhóm tuổi | 47 |
2.3. | Các tiêu chuẩn suy tạng | 48 |
2.4. | Hệ thống điểm suy tạng | 49 |
3.1. | Đặc điểm chung trước phẫu thuật | 64 |
3.2. | Đặc điểm chung trong phẫu thuật | 65 |
3.3. | Phân suất tống máu thất trái trước và sau phẫu thuật | 65 |
3.4. | Các biến số hồng cầu trước và sau phẫu thuật | 66 |
3.5. | Các biến số cầm máu trước và sau phẫu thuật | 67 |
3.6. | Các biến số khí máu sau phẫu thuật | 68 |
3.7. | Các biến số hóa sinh trước và sau phẫu thuật | 69 |
3.8. | IL-6 và IL-10 trước và sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 70 |
3.9. | So sánh IL-6 và IL-10 trước và sau phẫu thuật trong mỗi nhóm | 71 |
3.10. | So sánh IL-6 và IL-10 trước và sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu (test U Mann Whitney) | 71 |
3.11. | So sánh IL-6 và IL-10 trước và sau phẫu thuật (test Wilcoson) | 72 |
3.12. | IL-6 và IL-10 sau phẫu thuật của các nhóm SIRS và MODS ở nhóm tiến cứu | 74 |
3.13. | Tương quan của IL-6, IL-10 trước phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 74 |
3.14. | Tương quan của IL-6, IL-10 sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 75 |
3.15. | Đặc điểm chung về sốt ở nhóm tiến cứu | 76 |
Tên Bảng | Trang | |
3.16. | Sự biến đổi CRP trước và sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 78 |
3.17. | Đặc điểm SIRS sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 79 |
3.18. | Đặc điểm MODS | 80 |
3.19. | Đặc điểm nhiễm trùng sau phẫu thuật | 81 |
3.20. | Các loại nhiễm trùng sau phẫu thuật | 81 |
3.21. | Tỷ lệ tử vong do MODS | 82 |
3.22. | Một số thuốc điều trị sau phẫu thuật liên quan đến viêm và suy tạng | 83 |
3.23. | Sử dụng thuốc trợ tim mạch sau phẫu thuật | 84 |
3.24. | Máu và chế phẩm máu sau phẫu thuật (mL) | 84 |
3.25. | Đặc điểm chảy máu sau phẫu thuật | 85 |
3.26. | Dẫn lưu ngực sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 86 |
3.27. | Hội chứng cung lượng tim thấp | 86 |
3.28. | Một số biến chứng khác liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân | 87 |
3.29. | Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện | 87 |
3.30. | Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ MODS | 89 |
3.31. | Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng | 90 |
3.32. | Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ tử vong | 90 |
3.33. | Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ MODS | 91 |
3.34. | Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng | 91 |
3.35. | Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ tử vong | 91 |
Tên biểu đồ | Trang | |
3.1. | Tỷ lệ bệnh nhân tứ chứng Fallot theo giới | 64 |
3.2. | Chiều hướng biến đổi IL-6 và IL-10 trước và sau phẫu thuật theo trung vị | 72 |
3.3. | Phân nhóm nồng độ IL-6 sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 73 |
3.4. | Phân nhóm nồng độ IL-10 sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 73 |
3.5. | Sự biến đổi nhiệt độ hàng ngày ở nhóm tiến cứu | 76 |
3.6. | Sự biến đổi bạch cầu hàng ngày | 77 |
3.7. | Phân nhóm nồng độ CRP sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 78 |
3.8. | Sự biến đổi điểm SIRS hàng ngày ở nhóm tiến cứu | 79 |
3.9. | Đường cong ROC điểm MODS và tử vong ở nhóm tiến cứu | 80 |
3.10. | Các biến chứng liên quan đến SIRS | 82 |
3.11. | Dẫn lưu ngực 6 giờ đầu sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu | 85 |
3.12. | Thời gian nằm hồi sức | 88 |
Tên sơ đồ | Trang | |
1.1. | Hoạt hóa đông máu, viêm và tiêu sợi huyết do tuần hoàn ngoài cơ thể và phẫu thuật | 10 |
1.2. | Sơ đồ tóm tắt đáp ứng viêm đối với tuần hoàn ngoài cơ thể | 13 |
1.3. | Đáp ứng viêm đối với tuần hoàn ngoài cơ thể và phẫu thuật | 15 |
1.4. | Sự hoạt hóa con đường “cổ điển” NF-κB trong viêm | 16 |
1.5. | Vai trò của thận trong nhiễm khuẩn huyết và MODS | 17 |
1.6. | Một số chiến lược chống viêm đối với tuần hoàn ngoài cơ thể | 18 |
1.7. | Sự tiến triển của đáp ứng viêm | 21 |
1.8. | Mô hình tổn thương đối với SIRS, CARS và MODS | 22 |
2.1. | Sơ đồ nghiên cứu | 40 |
2.2. | Nghiệm pháp miễn dịch hóa phát quang định lượng | 57 |
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tứ chứng Fallot là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim bẩm sinh có tím, chiếm tỷ lệ từ 3,5 - 7 % trong tất cả bệnh tim bẩm sinh. Nếu không được điều trị, tứ chứng Fallot có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Hiện nay, phẫu thuật sửa chữa toàn phần là biện pháp tối ưu để điều trị bệnh lý này [25], [35], [42].
Phẫu thuật tim với sự hỗ trợ của tuần hoàn ngoài cơ thể có thể gây ra đáp ứng viêm toàn thân cấp tính và trong nhiều trường hợp dẫn đến hội chứng đáp ứng viêm toàn thân [53], [93], [130]. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân sau tuần hoàn ngoài cơ thể được cho là yếu tố quyết định chính của các biến chứng và tử vong sau phẫu thuật [18], [135], [165]. Hội chứng này được đặc trưng bởi tăng bạch cầu, tăng tính thấm mao mạch, phù gian bào, rối loạn huyết động và góp phần vào nhiều biến chứng hậu phẫu bao gồm rối loạn chức năng cơ tim như hội chứng cung lượng tim thấp, suy hô hấp, suy thận, chảy máu sau phẫu thuật, … và cuối cùng là suy đa tạng [62], [118], [128], [130].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến triển của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân [143]. Phẫu thuật và chấn thương là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nặng nề đến các đáp ứng miễn dịch tự nhiên và thích ứng, cả đáp ứng tiền viêm và chống viêm bao gồm các cytokine [91], [107].
Cân bằng cytokine là yếu tố quyết định đối với sự tiến triển của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân [43], [103], [171]. Đồng thời, các đáp ứng cytokine còn có liên quan đến đông máu và chảy máu ở nhiều bệnh cảnh phẫu thuật [113]. Trong phẫu thuật, cytokine tiền viêm interleukin-6 là một dấu ấn của sự tổn thương và phá hủy mô. Trái lại, interleukin-10 là cytokine chống viêm có tác dụng ức chế mạnh sự sản xuất các cytokine tiền viêm [152]. Tác động của interleukin-6 và interleukin-10 ở bệnh nhân phẫu thuật tim là quan trọng và có liên quan đến tình trạng đáp ứng miễn dịch và kết quả hậu phẫu
[183]. Đồng thời, hiện nay IL-6 và IL-10 được cho là những chất trung gian dự đoán hàng đầu của đáp ứng viêm sau tuần hoàn ngoài cơ thể [70].
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, nhiễm trùng và hội chứng suy đa tạng góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật ở các đơn vị hồi sức cấp cứu. Do đó, các liệu pháp hướng đến điều hoà hội chứng đáp ứng viêm toàn thân hoặc ngăn chặn hội chứng đáp ứng chống viêm bù sẽ có lợi hơn việc điều trị hội chứng suy đa tạng khi nó đã xảy ra [58], [107], [171], [199].
Để làm giảm đáp ứng viêm này, nhiều chiến lược điều trị bao gồm các chiến lược dựơc lý và kỹ thuật đã được khuyến cáo [46], [182]. Trong số các thuốc, glucocorticoid là thuốc chống viêm được ưu tiên chọn lựa, trong đó dexamethasone và methylprednisolone là hai thuốc được sử dụng nhiều nhất. Mặc dù sử dụng glucocorticoid trong phẫu thuật tim đang là vấn đề bàn cãi nhưng việc sử dụng glucocorticoid trước phẫu thuật đã được chứng tỏ có tác dụng cải thiện đáp ứng viêm, cải thiện chức năng tạng sau phẫu thuật và các kết quả lâm sàng [38], [95], [130], [182].
Qua thực tế công tác, chúng tôi nhận thấy mặc dù đã có nhiều cải tiến về kỹ thuật phẫu thuật và điều trị hậu phẫu nhưng nhóm tứ chứng Fallot biểu hiện chảy máu nặng sau phẫu thuật chiếm đến 70% trường hợp [21], một số trường hợp theo dõi hồi sức kéo dài và thậm chí tử vong. Vì vậy, để góp phần dự phòng các biến chứng sau phẫu thuật ở bệnh nhân tứ chứng Fallot được phẫu thuật sửa chữa toàn phần, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu biến đổi một số cytokine và vai trò của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần” với hai mục tiêu:
1. Xác định sự biến đổi interleukin-6, interleukin-10 và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần.
2. Đánh giá tác dụng của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần.