Cơ Chế Bảo Đảm Thực Thi Nghĩa Vụ Con Người Trong Pháp Luật


nhân hoặc tổ chức thực hiện tốt Nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với xã hội, với đất nước, đồng thời đem lại lợi ích cho các chủ thể khác. Ngược lại, những cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật về thuế sẽ chịu các mức xử phạt khác nhau tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia quy định để buộc mọi người phải làm tròn Nghĩa vụ nộp thuế72.

iv. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (obligation to protect the environment)

Phải đến một mức độ văn minh cao, con người mới đặt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Ở mức độ thấp, Nghĩa vụ này không được nhận thức rõ ràng. Tuy nhiên trong lịch sử nhân loại, thế giới đã ghi nhận một trường hợp đặc biệt khi nghĩa vụ bảo vệ môi trường được đề cập từ rất sớm. Thế kỷ thứ III TCN, nhờ thấm nhuần tư tưởng Từ Bi của đạo Phật, Vua Asoka (Ấn Độ) đã cho khắc vào trụ đá rất nhiều nghĩa vụ tiến bộ dành cho vua, quan và dân chúng, trong đó có Nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Vua cấm người dân đốt rừng cây nếu không có lý do chính đáng hoặc chỉ để giết thú. Rất nhiều loài động vật hoang dã cũng được triều đình đưa vào danh sách bảo vệ, đi trước thế giới 2300 năm (tương tự như Sách Đỏ)73 (xem thêm Phụ lục 3, mục 2).

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng bỏng của cả thế giới khi sự ô nhiễm ngày một gia tăng đã xâm hại trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và Quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Hơn nữa, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, các con sông đang cạn nước, các mạch nước ngầm bị biến mất, đất đai bị hoang hóa, nhiều loài thú rừng bị tuyệt chủng... đã thực sự đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của cả nhân loại và các thế hệ con cháu. Do đó, bảo vệ môi trường, đặc biệt là trồng rừng và bảo vệ rừng, đang trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn thể nhân loại. Mọi người có Quyền sống trong môi trường trong lành, nhưng đồng thời cũng phải có Nghĩa vụ bảo vệ môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận điều này trong hiến pháp và hệ thống pháp luật của quốc gia74. Bảo vệ môi trường không chỉ là Nghĩa vụ của một nhà nước hay một tổ chức đặc thù nào mà phải là Nghĩa vụ xuyên quốc gia (transnational), của tất cả mọi người đang cùng sống trên hành tinh này.

v. Nghĩa vụ sức khỏe (obligation to protect health)


72 Khoản 3, Điều 200 BLHS năm 2015 quy định hình phạt nghiêm khắc nhất đối với "Tội trốn thuế" là bảy năm tù và phạt tiền 4.500.000.000 đồng.

73 Xem Ven. S. Dhammika, tlđd, PE V, tr. 39, 40.

74 Như Điều 41, Hiến pháp Congo năm 2015 quy định mọi người phải có Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Điều 61 Hiến pháp Đông Timor năm 2002 quy định công dân có Nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường cho những thế hệ mai sau;...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.


Sức khỏe của mỗi người là vốn quý của chính người đó và của toàn xã hội, giúp cho họ có thể thụ hưởng quyền và thực thi các Nghĩa vụ. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của con người được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi mọi người dân đều có được một cuộc sống khỏe mạnh thì nguồn nhân lực chất lượng cao được bảo đảm và đáp ứng được nhu cầu của công cuộc xây dựng Tổ quốc và phát triển đất nước. Nhưng nếu người dân không giữ gìn sức khỏe thì không những tiêu tốn nhiều nguồn lực quốc gia cho các dịch vụ y tế75, mà bản thân mỗi người dân còn phải chi tiêu đáng kể cho các chi phí khám chữa bệnh76.

Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 11

Nghĩa vụ sức khỏe bao gồm cả việc tự bảo vệ cho mình được khỏe mạnh, không bệnh tật ốm đau, cũng như bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu chung quanh mình, và nhiệt tình hỗ trợ cho hệ thống y tế của toàn xã hội. Hiến pháp một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận “bảo vệ sức khỏe” là Nghĩa vụ của mỗi người, mỗi công dân77. Qua đó, người dân phải có Nghĩa vụ tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước, cũng như phải có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra, sự thiếu tinh thần trách nhiệm của bất kỳ cá nhân nào đều có thể gây mối nguy hiểm cho quốc gia, thậm chí cho cả hành tinh vì sự lây lan của dịch bệnh là không biên giới. Trong thời đại ngày nay, khi con người của từng quốc gia xích lại gần nhau hơn bao giờ hết và mỗi một hành vi của cá nhân đều có khả năng ảnh hưởng lan rộng tới cả thế giới thì Nghĩa vụ sức khỏe phải là Nghĩa vụ chung của toàn nhân loại để thế giới này thực sự là nơi an toàn hạnh phúc cho tất cả mọi người.

vi. Nghĩa vụ giáo dục (obligation of education)

Giáo dục có nghĩa là dạy và học. Mỗi người đều phải có Nghĩa vụ giáo dục qua việc phải siêng năng học tập tốt cũng như có phải trách nhiệm giảng dạy kiến thức, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ để cống hiến cho xã hội một nguồn trí thức chất lượng cao. Những quốc gia hùng mạnh đều có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh,


75 Năm 2018, chi tiêu toàn cầu cho y tế đạt 8,3 nghìn tỷ USD, tương đương 10% GDP toàn cầu. Xem WHO (2020), Global Report “Global spending on health: Weathering the storm”, tr. 1.

76 Chi phí khám chữa bệnh bình quân theo đầu người hàng năm tại một số quốc gia như sau: Mỹ 10.966 USD, Thụy sĩ 7.732 USD, Đức 6.646 USD,… Xem Peterson Center on Healthcare (2019), Health System Tracker.

Website: https://www.healthsystemtracker.org/chart-collection/health-spending-u-s-compare-countries/, truy cập ngày 16/6/2021.

77 Như Điều 38, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định mọi người có Nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Điều 57, Hiến pháp Đông Timor 2002 quy định công dân có Nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mọi người.


Nhật Bản, Đức... Các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới đều là của những quốc gia này78. Triết gia người Đức Gottfried Leibniz từng nói: “Ai làm chủ giáo dục thì người đó có thể thay đổi thế giới”. Đối với mỗi cá nhân, giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng góp phần hình thành nhân cách, đạo đức; và bồi dưỡng tri thức, kỹ năng để con người có thể tiến bộ và đóng góp vào sự hưng thịnh của cộng đồng. Đối với quốc gia, giáo dục giữ vai trò cốt tử, là chìa khóa, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là sự tiếp nối, kế thừa, tích lũy và phát huy kiến thức của thế hệ này qua thế hệ khác thông qua việc truyền dạy và học tập. Giáo dục định hướng cho sự tiến bộ, văn minh của đất nước và nhân loại79. Không có giáo dục, giá trị của mỗi người sẽ kém đi và cả xã hội sẽ bị tụt hậu. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Nghĩa vụ học tập của công dân đã được quy định trong hiến pháp hiện hành của nhiều quốc gia trên thế giới80. Ai cũng phải có Nghĩa vụ học tập, trang bị, tích lũy cho mình một trình độ học vấn nhất định, tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của bản thân cũng như sự hỗ trợ của gia đình, xã hội và nhà nước. Vì giáo dục là quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia nên vai trò của Thầy Cô giáo cần phải được đề cao.

vii. Nghĩa vụ lao động (Nghĩa vụ làm việc - An obligation to work)

Lao động, hay còn gọi là làm việc, được hiểu là việc vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc để tự nuôi sống bản thân và đóng góp xây dựng cộng đồng xã hội. Nhờ lao động mà con người dần nâng cao phẩm giá của mình và dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay. Nếu trong một xã hội mà mọi người đều yêu thích làm việc, cũng là yêu thích lao động, thì xã hội đó sẽ ổn định và phát triển. Ngược lại, một xã hội mà mọi người chỉ thích sống thụ hưởng, lười làm việc, lười lao động thì xã hội đó sẽ sụp đổ. “Một xã hội mà ngừng làm việc, cũng giống như một thân thể mà trái tim ngừng đập - một xã hội chết, một thân thể chết”81. Nhận thức được tầm quan trọng của lao động, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận “lao động” không chỉ là Quyền mà còn


78 Như các trường đại học Massachusetts Institute of Technology (Mỹ), University of Oxford (Anh), University of Tokyo (Nhật Bản), Technical University of Munich (Đức)... Xem thêm tại https://www.topuniversities.com/student- info/choosing-university/worlds-top-100-universities, truy cập ngày 16/6/2021.

79 Xem Thích Chân Quang (2017), Đạo Phật và Xã hội, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Quyển 1, tr. 7-13.

80 Xem Điều 39, Hiến pháp Việt Nam năm 2013; Điều 38, Hiến pháp Nga năm 1993; Điều 26, Hiến pháp Nhật Bản năm 1946; Điều 30, Hiến pháp Ý năm 1947; Điều 31, Hiến pháp Indonesia năm 1945; Điều 29, Hiến pháp Congo năm 2015;…

81 TS. Bùi Ngọc Thanh (2016), An sinh xã hội và lao động - việc làm trong Hiến pháp năm 2013, Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội, website: http://laodongxahoi.net/an-sinh-xa-hoi-va-lao-dong-viec-lam-trong-hien-

phap-nam-2013-1303412.html, truy cập ngày 26/3/2021.


là trách nhiệm (Nghĩa vụ) của mỗi người, mỗi công dân82. Qua đó, mỗi người không chỉ có Nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình mà còn phải siêng năng lao động cống hiến để góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, góp phần ổn định và phát triển đất nước.

Siêng năng lao động thôi chưa đủ mà mỗi người còn phải lao động sao cho có năng suất. Năng suất lao động càng cao thì nguồn lực xã hội càng dồi dào. Chính từ nguồn lực đó mà mỗi người dân sẽ được cung cấp Lợi ích hợp pháp dồi dào. Năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc vào năm yếu tố chính là: tinh thần hăng say làm việc; khả năng cá nhân (sức khỏe, kiến thức, tay nghề); trình độ khoa học kỹ thuật; sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc; sự tiến bộ của pháp luật.

Ở một số quốc gia, năng suất lao động của người dân rất cao, sức đóng góp của họ cho đất nước rất lớn nên họ có thể được hưởng rất nhiều Quyền và Lợi ích hợp pháp.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 7,64% của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào. Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,6 lần)83.

Năng suất lao động của Việt Nam (năm 2020) đang tụt hậu 10 năm so với Thái Lan, 40 năm so với Malaysia và 60 năm so với Nhật Bản84.

Năng suất trên một giờ của một lao động (năm 2017) của Mỹ là 65,51 USD, của Đức là 66,71 USD, của Bắc Ireland là 99,13 USD... (Việt Nam là 4,82 USD)85.

Nghĩa vụ lao động và năng suất lao động có mối quan hệ rất mật thiết, tuy nhiên vì phạm vi của luận án có giới hạn nên chúng tôi không phân tích sâu về vấn đề năng suất lao động tại đây.

Lao động giúp cho việc trao đổi chất (metabolism) của cơ thể được hiệu quả, giúp cho thân thể được khỏe mạnh và đầu óc được sáng suốt. Rất nhiều người sau khi nghỉ



82 Như Điều 42, Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 quy định công dân có Quyền và Nghĩa vụ về lao động; Điều 27, Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 quy định Quyền và Nghĩa vụ làm việc đối với mọi người;...

83 Xem Tường Vi (2021), Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân online. Website:

https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-1-thuc-trang-nang-suat-lao-dong-tai-viet-nam-650759, truy cập ngày 27/7/2021.

84 Xem M.P (2021), Việt Nam nỗ lực cải thiện năng suất lao động, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Website:

https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-no-luc-cai-thien-nang-suat-lao-dong-579443.html, truy cập ngày 27/7/2021.

85 Dẫn theo https://ourworldindata.org/grapher/labor-productivity-per-hour-pennworldtable?tab=table, truy cập ngày 27/7/2021.


hưu bỗng trở bệnh rất nhanh chỉ bởi vì họ không biết làm gì sau đó86. Có thể nhận thấy lao động là một Nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.

viii. Nghĩa vụ tôn trọng Quyền - Lợi ích hợp pháp của người khác (An obligation to respect others’ legitimate Rights and Interests)

Bộ luật quốc tế về Quyền con người (The International Bill of Human Rights) và hiến pháp của các quốc gia hiện nay đều có chung nguyên tắc: khi thực hiện các Quyền

– Lợi ích hợp pháp của mình, không ai được xâm phạm đến Quyền – Lợi ích hợp pháp của người khác87. Mỗi cá nhân khi thụ hưởng các Quyền hợp pháp của mình thì đồng thời cũng phải thực thi Nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng, bảo vệ Quyền – Lợi ích hợp pháp của người khác và tôn trọng trật tự xã hội, lợi ích cộng đồng88. Tôn trọng Quyền

– Lợi ích hợp pháp của người khác là Nghĩa vụ cơ bản của mỗi cá nhân.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp sự thụ hưởng của người này đã xâm phạm đến Quyền - Lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu ai cũng khăng khăng giành lợi ích về phần mình, chúng ta sẽ chỉ gây ra những xung đột về lợi ích và bất hòa trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Trong khi thụ hưởng Quyền, mỗi người cần phải kiềm chế và kiểm soát việc thụ hưởng của mình sao cho không làm tổn hại đến Quyền

- Lợi ích hợp pháp của người khác, của cộng đồng. Sự kiềm chế và kiểm soát này sẽ giúp cho xã hội được an toàn, trật tự và ổn định. Việc chúng ta tôn trọng Quyền của người khác tức là Quyền của chúng ta cũng đang được bảo vệ. Người này bảo vệ Quyền cho người kia sẽ tạo thành sự hỗ tương tốt đẹp trong xã hội.


ix. Nghĩa vụ hỗ trợ sự thực thi Nghĩa vụ của người khác (An obligation to support the others’ fulfillment of obligations)

Trong mối tương quan không tách rời giữa Quyền và Nghĩa vụ, điều kiện tiên quyết để chúng ta được thụ hưởng những Quyền - Lợi ích hợp pháp của mình đó chính là mỗi người cần phải thực thi Nghĩa vụ một cách đầy đủ. Nhưng trên thực tế, tùy vào nhận thức và điều kiện (sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng…) của mỗi người, khả năng thực thi


86 Nghiên cứu của Dhaval Dave, Inas Rashad và Jasmina Spasojevic (Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ) về tác động của việc nghỉ hưu đối với tình trạng sức khỏe đã chỉ ra rằng: việc nghỉ hưu hoàn toàn dẫn đến tăng 5- 16% các khó khăn liên quan đến việc di chuyển và các hoạt động hàng ngày, tăng 5-6% các tình trạng bệnh tật và suy giảm 6-9% sức khỏe tâm thần, trong thời gian trung bình sau khi nghỉ hưu là sáu năm. Xem Dhaval Dave, Inas Rashad và Jasmina Spasojevic (2006), The Effects of Retirement on Physical and Mental Health Outcomes, NBER Working Paper, National Bureau of Economic Research, No. 12123, tr. 28.

87 Xem Khoản 2, Điều 15, Hiến pháp Việt Nam năm 2013; Điều 5, Hiến pháp Trung Quốc năm 1982; Điều 17, Hiến pháp Nga năm 1993;...

88 Xem Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tlđd, tr. 275.


Nghĩa vụ của chúng ta sẽ khác nhau. Để ai cũng có thể thực thi Nghĩa vụ một cách đầy đủ, mỗi người cần phải có Nghĩa vụ hỗ trợ sự thực thi Nghĩa vụ của người khác trong khả năng của mình để cùng nhau cống hiến cho cộng đồng. Việc ta cùng nhau thực thi Nghĩa vụ sẽ tạo nguồn lực dồi dào cho xã hội, là nền tảng cho mọi người được cùng nhau thụ hưởng các Quyền - Lợi ích hợp pháp. Khi chúng ta giúp cho người khác thực thi Nghĩa vụ là đang giúp họ nâng cao phẩm giá giữa cuộc đời, và cũng chính là đang tạo ra sự tương tác tốt đẹp trong cộng đồng. Ví dụ, giúp đỡ học phí sách vở để học sinh nghèo được tiếp tục đi học (để họ thực thi Nghĩa vụ giáo dục); giới thiệu việc làm phù hợp để người thất nghiệp có cơ hội làm việc cống hiến (để họ thực thi Nghĩa vụ lao động); tổ chức các hoạt động nhặt rác trồng cây cho mọi người cùng làm (để họ thực thi Nghĩa vụ bảo vệ môi trường)...

x. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và góp ý để hoàn thiện pháp luật (An obligation to observe the law and to propose the perfection of the law)

Pháp luật chính là công cụ điều chỉnh hành vi con người, giúp cho con người được sống trong một xã hội trật tự, ổn định. Trong xã hội ổn định đó con người được thụ hưởng Quyền và thực thi Nghĩa vụ. Như vậy khi ta tuân thủ pháp luật chính là ta giúp cho xã hội được ổn định có trật tự.

Pháp luật bao gồm các vấn đề lớn như các điều khoản của Hiến pháp, nhỏ hơn là các điều khoản của Luật và nhỏ hơn nữa là điều khoản của các văn bản dưới luật. Pháp luật có tính tương đối vì vẫn có thể được thay đổi theo hoàn cảnh và thời đại. Tuy nhiên ta vẫn phải thượng tôn pháp luật (strictly abide by the laws) trong hoàn cảnh đó, trong thời đại đó. Một điều khó cho việc tuân thủ pháp luật là không ai có thể thông thuộc hết toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia mình, mà không biết thì có thể vi phạm. Thậm chí có những người suốt đời chỉ biết có một điều luật duy nhất là lái xe bên phải. Để giúp cho con người (công dân) có thể tuân thủ pháp luật, ta cần tạo ra nhiều cơ hội để mọi người được tiếp nhận kiến thức pháp luật từ trong nhà trường và các cộng đồng xã hội.

Với tầm phát triển nhận thức của nhân loại hôm nay, song song với Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, con người cũng cần có Nghĩa vụ góp ý để hoàn thiện pháp luật. Nghĩa vụ góp ý để hoàn thiện pháp luật này thể hiện tinh thần trách nhiệm tầm cao đối với đất nước. Ta tuân thủ pháp luật nhưng nếu có những quy định chưa hợp lý, ta phải có trách nhiệm góp ý để hoàn thiện pháp luật hơn. Pháp luật hoàn thiện hơn sẽ làm cho xã hội


được ổn định phát triển, tạo thành cơ sở pháp lý vững chắc cho con người được thụ hưởng những Quyền và Lợi ích hợp pháp trong xã hội đó.

Ta cũng phân biệt rõ giữa Nghĩa vụ góp ý để hoàn thiện pháp luật với hành vi lợi dụng Quyền tự do ngôn luận để phát ngôn phản đối pháp luật. Nghĩa vụ góp ý để hoàn thiện pháp luật có tính xây dựng, hướng về lợi ích chung cho cộng đồng, nhân dân cùng góp ý để hoàn thiện pháp luật. Còn hành vi lợi dụng Quyền tự do ngôn luận có tính phá hoại, là những phát ngôn kích động chia rẽ phóng đại những thiếu sót của pháp luật để chống phá nhà nước. Góp ý để hoàn thiện pháp luật bên cạnh việc tuân thủ pháp luật là một việc làm mang ý nghĩa hết sức cần thiết và quan trọng. Việc góp ý này cần được nâng tầm quy định thành Nghĩa vụ của con người để ai cũng hiểu và có trách nhiệm xây dựng hoàn thiện pháp luật trong tinh thần thượng tôn pháp luật.

2.4. Cơ chế bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật

Cơ chế là một thuật ngữ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy vào hoàn cảnh và lĩnh vực. Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện89. Trong luận án, cơ chế bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật được hiểu là một chỉnh thể gồm các thể chế và các thiết chế trong xã hội có liên quan đến việc thực thi Nghĩa vụ con người, gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng vận hành nhằm bảo đảm cho Nghĩa vụ con người được thực thi đúng mục đích và hiệu quả trên thực tế.

Cơ chế bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật thường được chia thành cơ chế pháp lý (cơ chế nhà nước) và cơ chế xã hội. Hai cơ chế này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để việc thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật được chính xác và hiệu quả.

2.4.1. Cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật

Cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật được hiểu là cách sắp xếp, tổ chức hoạt động của các thiết chế do nhà nước thiết lập nhằm xác lập và bảo đảm cho các cá nhân thực thi Nghĩa vụ con người một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật. Cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người có cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật về Nghĩa vụ con người, kể cả những điều ước quốc tế liên quan tới Nghĩa vụ con người mà nhà nước ký kết, tham gia (nội luật hóa,


89 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 464.


internalize). Với quan niệm như trên cho thấy cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau:

- Cơ chế pháp lý để bảo đảm cho việc thực thi Nghĩa vụ con người là một tổng thể bao gồm cả hệ thống pháp luật và tổ chức của nhà nước. Cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người rất phức tạp, trong đó có thể chế pháp luật (hiến pháp, pháp luật), các thiết chế (các cơ quan, tổ chức do nhà nước thiết lập) liên quan đến việc bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người.

Trong các cơ chế bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người thì cơ chế pháp lý được xem là hiệu quả hơn cả. Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực thi Nghĩa vụ con người đều phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về Nghĩa vụ con người.

Theo tinh thần của pháp luật, từng Nghĩa vụ dù nhỏ hay lớn đều cần phải có Luật quy định cụ thể, tránh nói chung chung trừu tượng, để giúp cho việc thực thi được hiệu quả. Luật quy định cho Nghĩa vụ này thế nào cũng có tính liên quan đến Luật quy định cho Nghĩa vụ khác. Vì thế khi xây dựng Luật cho Nghĩa vụ con người, ta phải bảo đảm toàn bộ hệ thống Luật đó là nhất quán, không mâu thuẫn, bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, để khi ta thực thi một Nghĩa vụ này là ta có thêm cơ sở để thực thi Nghĩa vụ khác. Ví dụ ta tổ chức một nhóm bạn đi nhặt rác trên đường phố (Nghĩa vụ bảo vệ môi trường) thì vô tình ta cũng đã giúp giảm bớt một phần chi tiêu ngân sách (Nghĩa vụ tài chính quốc gia).

- Cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người có tính chất năng động, linh hoạt, luôn không ngừng phát triển và hoàn thiện, hợp tình hợp lý. Đó là kết quả của một quá trình phát triển nhận thức về pháp luật, của sự đấu tranh lâu dài vì lợi ích của cộng đồng, của sự sàng lọc gay gắt trong kinh nghiệm xây dựng xã hội.

Mỗi quốc gia tùy theo các giai đoạn phát triển khác nhau của mình, phù hợp với điều kiện phát triển của mình, sẽ xây dựng các cơ chế pháp lý đặc thù trong việc bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người. Cơ chế pháp lý đó sẽ liên quan đến các hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật, và xử lý vi phạm pháp luật về Nghĩa vụ con người.

i. Xây dựng pháp luật về Nghĩa vụ con người

Xây dựng pháp luật về Nghĩa vụ con người là hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Nghĩa vụ con người. Các Nghĩa vụ cơ bản của con người được ghi nhận trong hiến pháp, tuy nhiên, vì quy định trong hiến pháp mang tính tổng quát,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023