Những Tính Chất Của Mối Tương Quan Giữa Quyền Con Người Và Nghĩa Vụ Con Người


thúc đẩy. Nhờ có đạo đức và trí tuệ nên con người tự biết phải làm những điều gì tốt đẹp cho cộng đồng mặc dù không chịu bất kỳ áp lực nào từ pháp luật hay luân lý xã hội. Vì không đòi hỏi Quyền được thụ hưởng trở lại nên những Nghĩa vụ cộng thêm này sẽ tạo ra nguồn lực dồi dào cho xã hội phát triển.

Tóm lại, việc thực thi Nghĩa vụ con người sẽ tạo nên nguồn lực và chính nguồn lực đó sẽ đảm bảo cho Quyền con người được thụ hưởng. Với vai trò quan trọng như thế có thể khẳng định rằng, Nghĩa vụ chính là nền tảng của Quyền và cần được chú trọng một cách đúng mức.

2.2.2.3. Những tính chất của mối tương quan giữa Quyền con người và Nghĩa vụ con người

i. Ở phương diện không gian

- Quyền ở đâu thì Nghĩa vụ ở đó, Nghĩa vụ ngay nơi Quyền và ngay nơi mỗi chủ thể

Quyền và Nghĩa vụ đi đôi là một nguyên tắc trong pháp luật và thực tế cuộc sống. Ai muốn được hưởng Quyền và Lợi ích hợp pháp thì chính họ phải thực thi Nghĩa vụ một cách tương xứng. Việc luôn đặt ra trách nhiệm cho bản thân khi muốn thụ hưởng là đang thể hiện tinh thần trách nhiệm cao (high sense of responsibility) với cộng đồng, xã hội. Như đã nói, sự thụ hưởng của người này là sự cống hiến của người kia. Người này muốn hưởng nhiều thì người khác phải cống hiến nhiều, vất vả nhiều hơn. Giống như một miếng đất bằng phẳng, nếu muốn có một gò cao thì buộc phải đào đất bên này thành cái hố sâu để lấy đất đắp cho cái gò kia. Đất chẳng từ đâu đến và cũng chẳng mất đi đâu, chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Chỗ này có Quyền thì chỗ khác phải có Nghĩa vụ và ngược lại. Việc có trách nhiệm khi mình đang được sống bình yên (thụ hưởng Quyền) sẽ là một sự công bằng, và giúp làm giảm gánh nặng cho xã hội.

Ngoại trừ các đối tượng yếu thế, còn lại với mỗi chủ thể, Nghĩa vụ phải tồn tại ngay nơi Quyền. Quyền lợi được cung cấp cho mỗi người dựa trên khả năng thực thi Nghĩa vụ của chính người đó. Nếu Quyền con người được cấp vô điều kiện thì xã hội rất dễ suy thoái. Vì thế, Quyền ở đâu thì Nghĩa vụ ở đó, Nghĩa vụ ngay nơi Quyền. Nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể trong một số môi trường như sau:

Trong gia đình, các thành viên có Quyền được hưởng cuộc sống gia đình hạnh phúc, toàn vẹn, thì cũng có bổn phận vun vén, chăm lo cho mọi người trong gia đình được êm ấm, tránh các xung đột để gia đình không bị rạn nứt; cha mẹ phải yêu thương, nuôi dạy con cái nên người; con cái phải hiếu kính cha mẹ, không được có thái độ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

hỗn láo, tạo thêm áp lực cho cha mẹ; ông bà phải thương yêu con cháu, con cháu phải phụng dưỡng ông bà chu đáo; người vợ phải giữ gìn tiết hạnh, người chồng phải có tinh thần trách nhiệm cao, vợ chồng phải thủy chung, tránh để việc ly hôn xảy ra có thể gây nhiều hệ lụy cho xã hội…

Tại khu vực sinh sống, người dân có Quyền được sống trong một cộng đồng với môi trường sạch đẹp, con người văn minh, an ninh tốt… thì cũng có Nghĩa vụ giữ gìn vệ sinh chung, cư xử với nhau tình nghĩa, giúp đỡ nhau làm ăn kinh tế, không để ai bị nghèo đói; có ý thức giữ gìn an ninh, tố giác tội phạm; chăm sóc người neo đơn; quan sát, giáo dục trẻ em trong cộng đồng đó… Thật ra, con người chỉ có trách nhiệm bắt buộc dành cho gia đình, còn với cộng đồng thì sự ràng buộc ít hơn. Tuy nhiên, người nào sẵn lòng mở rộng trách nhiệm ra với cộng đồng sẽ nhận lại sự tôn trọng, yêu mến và gây hiệu ứng tốt cho cả xã hội.

Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 9

Tại trường học, học viên có Quyền sử dụng thiết bị và phương tiện phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, có Quyền tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ chuyên ngành... Ngược lại, học viên có Nghĩa vụ tôn trọng giảng viên, nhân viên của nhà trường; bảo quản vật dụng, tiết kiệm năng lượng; tiết kiệm, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau (mutual support) trong học tập và rèn luyện. Hoặc suy rộng ra, con người có Quyền thụ hưởng một nền giáo dục tiến bộ để thủ đắc các kiến thức cần thiết cho xã hội văn minh, thì con người cũng phải có Nghĩa vụ đóng góp cho nền giáo dục tiên tiến, có Nghĩa vụ kính trọng các thầy cô giáo, có bổn phận chia sẻ các kiến thức, kỹ năng quý giá cho xã hội cùng tiến bộ, có bổn phận giúp đỡ các bạn bè khó khăn.

Tại nơi làm việc, người nào cũng có Quyền làm việc, hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng của mình, được bảo đảm điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động; được hưởng phúc lợi xã hội... Song song với đó, người lao động cũng phải có Nghĩa vụ: thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động; tôn trọng, tuân theo sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động. Nếu doanh nghiệp trải qua thời kỳ khó khăn, người lao động nên chấp nhận lương ít hơn, vẫn siêng năng, tận tụy, giúp đỡ đồng nghiệp, trung thành với doanh nghiệp để cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp mà mình đã chọn. Sự cống hiến này không những giúp cho doanh nghiệp bền vững, đóng góp thêm ngân sách cho quốc gia, mà quyền lợi của chính người lao động cũng được đảm bảo.

Trong một quốc gia, công dân được hưởng một nền sản xuất tiên tiến, dồi dào sản phẩm, được cung cấp các dịch vụ cho cuộc sống, được thụ hưởng sự lãnh đạo sáng suốt công minh (the visionary and just leadership), được sự chăm lo, bảo hộ của nhà nước.


Đổi lại, công dân có Nghĩa vụ lao động, học tập, yêu nước, đoàn kết, tạo ra một chính quyền tốt đẹp cho đất nước; có Nghĩa vụ bầu lên những nhà lãnh đạo tài ba, có Nghĩa vụ hỗ trợ nhà nước trong các hoạt động quản lý; tôn trọng nhà nước, công chức; tuân thủ pháp luật; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường…

Trên hành tinh này, nhiều biến cố có tính chất xuyên quốc gia nên Nghĩa vụ con người cũng có tính chất toàn cầu. Đã đến lúc pháp luật quy định con người phải có trách nhiệm với cả thế giới này, dù chưa hẳn đạo đức của họ đã theo kịp với tầm mức của cộng đồng nhân loại hay chưa. Con người phải có trách nhiệm đóng góp vào nền hòa bình chung của nhân loại, đặt tình yêu nhân loại lên trên tình yêu đất nước, hoặc có bổn phận mơ ước về một quốc gia duy nhất cho toàn thể nhân loại. Từ bây giờ, con người phải tự hoàn thiện đạo đức của mình để có thể yêu thương được cả thế giới và thực thi Nghĩa vụ đúng với tình yêu thương bao la đó.

- Thực thi Nghĩa vụ nơi này nhưng hưởng quyền lợi nơi khác

Chẳng hạn, người chiến sĩ thực thi Nghĩa vụ tại đơn vị của mình ở hải đảo, biên giới, nhưng có thể được hưởng quyền lợi khi trở về đất liền, phố thị. Ví dụ, khi họ mắc những bệnh mà cơ sở quân y tại đơn vị không có khả năng điều trị thì họ sẽ được chuyển về khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế cấp cao hơn, được thanh toán viện phí; khi nghỉ hưu về địa phương, được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; khi phục viên chuyển ngành được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức63… Hoặc trong một không gian rộng lớn hơn, có thể sự thực thi Nghĩa vụ diễn ra ở một quốc gia này nhưng quyền lợi nhận được lại nằm ở một quốc gia khác. Ví dụ, có nhà khoa học đã rất thành công khi nghiên cứu, làm việc ở nước ngoài, có uy tín với thế giới. Nếu về nước, ngay lập tức, họ được đón chào và vinh danh. Nhà nước có thể tạo nhiều điều kiện, cung cấp nhiều đặc quyền (privileges) để họ yên tâm đóng góp.

- Cống hiến trong thụ hưởng và thụ hưởng trong cống hiến

Có một số trường hợp, trong sự thụ hưởng có tồn tại sự cống hiến và trong sự cống hiến có tồn tại sự thụ hưởng:

Cống hiến trong thụ hưởng

Thứ nhất, khi tiêu tiền để mua sắm (thụ hưởng Quyền), vô tình con người đã giúp tiêu thụ hàng hóa, kích thích sản xuất, đóng thuế vào ngân sách (thực thi Nghĩa vụ). Đây



63 Tham khảo Điều 39-40, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.


chính là một ví dụ về việc cống hiến trong thụ hưởng. Hoặc khi ta đi chữa bệnh, đi xem hát, du lịch… đều có tính chất thụ hưởng Quyền và Lợi ích hợp pháp, chắc chắn ta đã giúp tạo nên công ăn việc làm cho nhiều người. Đó cũng là lý do sống hà tiện quá cũng không phải điều tốt.

Thứ hai, khi làm được nhiều việc tốt, ta được vinh danh khen ngợi (thụ hưởng Quyền), vô tình ta đã tạo tấm gương tốt (thực thi Nghĩa vụ) cho mọi người noi theo, phấn đấu, nỗ lực để tiến bộ.

Thứ ba, ví dụ, trong khi ta đi dự lễ hội với trang phục đẹp (thụ hưởng Quyền), đã vô tình tạo nên sự trang nghiêm cho buổi lễ đó (thực thi Nghĩa vụ).

Thụ hưởng trong cống hiến

Trong khi đang cống hiến, chúng ta cũng đang thụ hưởng một sự phục vụ của ai đó mà ta không trực tiếp thấy bằng mắt được. Ví dụ:

Thứ nhất, người nông dân đang lao động trên nông trường vui vẻ (cống hiến), người công nhân đang lao động trong nhà máy tất bật (cống hiến), tất cả đều đang được bảo vệ (thụ hưởng) bởi một hệ thống luật pháp vững chắc của quốc gia.

Thứ hai, người giáo viên đang đứng lớp dạy dỗ (thực thi Nghĩa vụ) cũng là đang nhận được sự kính trọng của học sinh (thụ hưởng), nhận được sự hỗ trợ của nhà trường (thụ hưởng).

Thứ ba, người viên chức nhà nước trong khi đang chịu trách nhiệm điều hành quốc gia (thực thi Nghĩa vụ) cũng là đang có quyền định đoạt và nhận được sự kính trọng của rất nhiều người (thụ hưởng Quyền).

ii. Ở phương diện thời gian

Mối tương quan giữa Quyền và Nghĩa vụ được nhìn nhận dưới ba khía cạnh là Quyền trước Nghĩa vụ sau, Quyền và Nghĩa vụ đồng thời, Nghĩa vụ trước Quyền sau:

Quyền trước Nghĩa vụ sau: tức là thụ hưởng lợi ích trước rồi thực thi Nghĩa vụ sau. Chẳng hạn, sinh viên có tiền trang trải chi phí học tập và sinh hoạt nhờ chính sách cho vay vốn, khách hàng được mua sắm hàng hóa bằng hình thức trả góp hoặc thẻ tín dụng (credit card), khách hàng được dùng dịch vụ điện thoại di động bằng hình thức gói cước trả sau... Điển hình của Quyền trước Nghĩa vụ sau là trẻ em được thụ hưởng sự nuôi nấng chăm sóc trước, rồi sẽ thực thi Nghĩa vụ cống hiến khi đã khôn lớn.

Khi còn nhỏ, vì trẻ chưa có đủ sự nhận thức và sự phát triển đầy đủ về thể chất, nên pháp luật thường không đặt ra nhiều Nghĩa vụ cho trẻ. Vì chưa thực thi Nghĩa vụ đầy đủ, nên theo nguyên tắc Quyền và Nghĩa vụ không tách rời, trẻ em chưa được xem là đối


tượng thụ hưởng đầy đủ các lợi ích từ phương thức Nhân quyền. Để có các điều kiện để sống và phát triển, trẻ em sẽ được cung cấp các lợi ích bởi phương thức Nhân tình thông qua sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, sự dạy dỗ của thầy cô... Trách nhiệm yêu thương chăm sóc dạy dỗ đó tuy xuất phát từ phương thức Nhân tình (có tính đạo đức đạo lý mềm dẻo), nhưng cũng có thể được quy định trong pháp luật (cứng rắn hơn). Nếu những chủ thể trên (cha mẹ, thầy cô...) không hoàn thành trách nhiệm yêu thương chăm sóc dạy dỗ trẻ em, họ sẽ bị pháp luật trách phạt. Có thể thấy, pháp luật cũng bảo vệ những lợi ích xuất phát từ phương thức Nhân tình, cũng là bảo vệ những giá trị đạo đức đạo lý của dân tộc.

Tùy theo nhận thức và sức khỏe, trẻ em chỉ có một vài bổn phận như siêng năng học tập, hiếu kính ông bà cha mẹ, giúp việc nhà, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn, thành thật với bạn bè... Sau này khi lớn lên, các em phải thực hiện đầy đủ các Nghĩa vụ dần dần để được thụ hưởng đầy đủ các lợi ích của Nhân quyền, cũng là để bù đắp lại lợi ích của Nhân tình đã được hưởng lúc còn nhỏ.

Quyền và Nghĩa vụ đồng thời: tức là Quyền và Nghĩa vụ song hành với nhau. Hầu hết nguyên tắc này dành cho người trưởng thành khi mà năng lực hành vi (legal capacity) của họ đã đầy đủ xét theo tuổi tác, sức khỏe, sự nhận thức. Đối với người trưởng thành thì nguyên tắc trong pháp luật “Quyền và Nghĩa vụ phải đi đôi” cần phải được áp dụng triệt để. Đây là độ tuổi lao động quan trọng nhất của đời người, là lúc mà con người phải cống hiến rất nhiều cho xã hội. Hơn thế nữa, sự cống hiến của họ phải vượt hơn sự thụ hưởng để bù đắp lại quyền lợi mà họ được thụ hưởng lúc còn nhỏ, và chuẩn bị nguồn lực lúc về già khi không còn khả năng thực thi Nghĩa vụ.

Nghĩa vụ trước Quyền sau: người già không còn đủ điều kiện để tiếp tục thực thi đầy đủ Nghĩa vụ con người. Quyền của người già xuất phát từ sự cống hiến lúc họ còn trẻ chứ không phải đến từ sự cống hiến hiện tại, vì chỉ một số ít người già vẫn còn sức khỏe, sự minh mẫn và khả năng làm việc cao, còn lại đa số bị suy giảm sức khỏe, nhận thức, trí nhớ. Lúc này, họ sống bằng lương hưu, được hưởng sự chăm sóc của con cháu, sự yêu quý của đồng nghiệp, sự bảo bọc của xóm giềng. Hoặc trường hợp các thương binh, có thể chưa đến tuổi về hưu, nhưng vẫn luôn luôn được sự chăm sóc của xã hội theo chính sách của quốc gia được quy định rõ ràng.

Tuy nhiên, họ vẫn nên cố gắng thực thi một số Nghĩa vụ như nêu gương về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành pháp luật; truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm


quý cho thế hệ sau64. Vì vẫn còn thực thi Nghĩa vụ, dù không nhiều, nên họ vẫn còn giá trị giữa cộng đồng.

iii. Ở phương diện tương tác

Tương tác là tác động qua lại lẫn nhau, thể hiện ở chỗ: Quyền của người này sẽ gắn liền với Nghĩa vụ của người khác và ngược lại. Sau đây là một vài sự tương tác về Quyền và Nghĩa vụ giữa các chủ thể:

- Quyền và Nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân

Trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, Quyền và Nghĩa vụ được đặt ra cho mỗi bên một cách rõ ràng và có tính pháp lý. Mức độ Quyền và Nghĩa vụ của mỗi bên tùy thuộc vào kiểu nhà nước. Xét trên mối quan hệ giữa Quyền và Nghĩa vụ giữa nhà nước và người dân, có thể chia thành ba kiểu nhà nước như sau:

Một là, nhà nước quân chủ chuyên chế: tất cả quyền lực, tài sản quốc gia đều là của giai cấp thống trị, nhất là Vua. Ý chí của Vua là tuyệt đối, áp đặt lên vận mệnh của quốc gia và thân phận của người dân. Lúc này, người dân hầu như không có (hoặc có rất ít) Quyền con người, trong khi họ phải gánh vác rất nhiều Nghĩa vụ như là đang bị áp bức… Hai là, nhà nước Dân chủ: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về người dân, người

dân quyết định vận mệnh của quốc gia và thân phận của chính mình một cách trực tiếp hoặc thông qua cơ quan dân cử (nghị viện, quốc hội, hội nghị quốc dân…). Cơ quan dân cử đại diện cho ý nguyện của nhân dân để lãnh đạo quốc gia, ban hành pháp luật, buộc chính phủ phải thi hành pháp luật đó, điều hành đất nước đúng với ý nguyện của người dân. Lúc này, Quyền con người của người dân được pháp luật ghi nhận, chú trọng, bảo vệ… còn nhà nước phải có Nghĩa vụ cung cấp, bảo đảm, thúc đẩy các Quyền con người đó. Nhược điểm của kiểu nhà nước này là người dân đòi hỏi Quyền một chiều, trong khi đó, nhà nước phải xoay sở để cung cấp Quyền cho họ mà không biết lấy nguồn lực ở đâu. Điều này khiến cho xã hội dễ bị bất ổn, rối loạn.

Ba là, nhà nước Điều phối: nhân loại cần hướng đến một mô hình nhà nước tiến bộ hơn, trong đó, nhà nước không định đoạt thân phận của người dân (như trong nhà nước chuyên chế), cũng không cung cấp Quyền con người một chiều (như trong nhà nước dân chủ tư sản). Nhà nước kiểu thứ ba này sẽ có Nghĩa vụ điều phối khéo léo giữa Quyền và Nghĩa vụ của người dân một cách hợp lý, công bằng và nhân bản nhất. Nghĩa là, nhà nước


64 Xem khoản 2, Điều 3, Luật người cao tuổi năm 2009.


tạo cơ hội để người dân thực thi Nghĩa vụ, người dân tạo ra nguồn lực xã hội, nhà nước sẽ sử dụng nguồn lực đó để cung cấp Quyền và Lợi ích hợp pháp trở lại cho người dân.

Bằng pháp luật, nhà nước quy định cụ thể và hướng dẫn người dân thực thi Nghĩa vụ, cũng như ghi nhận và tạo điều kiện để họ được hưởng Quyền và Lợi ích hợp pháp tương xứng. Chính việc người dân thực thi Nghĩa vụ nghiêm túc sẽ tạo nên nguồn lực dồi dào cho quốc gia. Nhà nước chỉ đóng vai trò điều phối, biến nguồn lực đó trở thành Quyền để cung cấp lại cho người dân. Đây là một vòng tuần hoàn tốt đẹp giữa Nghĩa vụ con người và Quyền con người, “nhà nước đảm bảo cho con người và công dân những quyền lợi hợp pháp nhưng mặt khác cũng đòi hỏi mọi người, mọi công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình...65. Các cường quốc trên thế giới sở dĩ vượt lên hùng mạnh đều bởi sức cống hiến cao của toàn dân. Thậm chí, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của Karl Marx là con người được sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” cũng được dệt thành từ chính sự đóng góp của mỗi người cùng với năng suất lao động lớn của toàn xã hội.

Ý nghĩa của một nhà nước điều phối còn là tạo điều kiện cho con người thực thi Nghĩa vụ, cũng có nghĩa là đừng để ai thất nghiệp. Ý nghĩa này to lớn vô cùng. Nếu nhà cầm quyền không tạo điều kiện cho người dân thực thi Nghĩa vụ tức là thiếu trách nhiệm. Và khi có nguồn lực rồi mà nhà cầm quyền không biến nó thành Quyền cho người dân thì trở thành bóc lột. Như vậy, Nghĩa vụ của nhà nước tiến bộ chính là sự điều phối khéo léo để người dân thực thi Nghĩa vụ và thụ hưởng Quyền một cách công bằng, hài hòa và hợp lý nhất.


65 Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, tlđd, tr. 258.


Hình 3 - Sơ đồ về vai trò điều phối của nhà nước về Quyền và Nghĩa vụ con người


Nghĩa vụ của thế hệ này vun đắp cho Quyền của thế hệ sau

Thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay vẫn có những sự cố, bất ổn trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh những người giàu có, sở hữu trong tay khối lượng tài sản lớn, thì vẫn còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh nghèo đói cùng cực, nhiều người chết trong điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh hoặc không đủ khả năng trang trải chi phí cho những căn bệnh có thể chữa trị được. Hoặc vẫn còn tồn tại sự áp bức, bóc lột hay việc người dân bị loại bỏ ra khỏi những quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Hơn nữa, sự tiêu thụ quá nhiều nguồn nhiên liệu đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu66.

Những sự cố toàn cầu này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống hiện tại của con người, cũng như của cả các thế hệ trong tương lai. Vì vậy, mỗi cá nhân, ngoài những bổn phận trong hiện tại đối với cộng đồng, quốc gia của mình, cần nhận thêm Nghĩa vụ để đảm bảo Quyền và lợi ích cho các thế hệ về sau. Chúng ta yêu thương các thế hệ con cháu mai sau của mình nên phải làm gì đó để cho chúng được sống trong môi trường sinh thái trong lành, trong nền kinh tế chính trị ổn định, trong một hệ thống pháp luật tiến bộ, và trong một xã hội nhân văn và hạnh phúc.

Sự cống hiến của người này là sự thụ hưởng của người kia


66 Xem Jan-Christoph Heilinger (2020), Cosmopolitan Responsibility, Walter de Gruyter GmbH, Berlin/Boston, Đức, tr. 1.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023