Tuy nhiên, có một số hạn chế như: (1) Nhà nước chưa có chủ trương nhất quán về XKLĐ và chuyên gia. Chính sách chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa có sự hợp tác chặt chẽ trong hướng dẫn thực hiện; (2) Thiếu chính sách đầu tư cho doanh nghiệp XKLĐ, cho công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn LĐ. (3) Số lượng LĐ đưa đi chưa tương xứng với tiềm năng, bình quân hàng năm chỉ đưa đi được khoảng 5.000 LĐ.
(2) Giai đoạn từ năm 1996 đến 2000:
Số lượng LĐ đưa đi trong thời kỳ 1996-2000 là 96.680 người, tăng 3,9 lần so với thời kỳ 1991-1995, cụ thể theo bảng 2.4.
Bảng 2.4: Số lượng lao động đưa đi XKLĐ từ năm 1996 - 2000
Số lượng | Năm | Số lượng | |
1996 | 12.660 người | 1999 | 21.810 người |
1997 | 18.470 người | 2000 | 31.500 người |
1998 | 12.240 người | Tổng số | 96.680 người |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Một Số Nước Về Đảm Bảo Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Đáp Ứng Nhu Cầu Xuất Khẩu Lao Động Và Bài Học Đối Với Việt Nam
- Bài Học Kinh Nghiệm Có Thể Vận Dụng Cho Việt Nam
- Hệ Số Co Giãn Việc Làm Với Gdp Các Nước, 2004, 2008 (%) Nguồn: Ilo: Các Chỉ Số Then Chốt Của Thị Trường Lao Động ,(Kilm) Ấn Hành Lần Thứ 6,
- Cơ Cấu Ngành Nghề Lao Động Việt Nam Làm Việc Tại Đài Loan Tính Đến Tháng 4/2010 (Đơn Vị Tính: Người)
- Lđ Việt Nam Đi Làm Việc Tại Hàn Quốc 2000-2010 (Đơn Vị: Người)
- Đáp Ứng Yêu Cầu Thị Trường Xklđ Của Lao Động Việt Nam
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH
Nhìn chung, giai đoạn 1996-2000 hoạt động XKLĐ có đặc điểm là:
(1) Đã có chủ trương nhất quán về đẩy mạnh công tác này coi XKLĐ là lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng. (2) Hệ thống các văn bản trên đã có nhiều ưu điểm so với hệ thống pháp luật trước đó, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NLĐ (3) Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được nâng cao chất lượng. Công tác thông tin thị trường phong phú, đa dạng. (4) Tiếp tục phát triển thêm được một số thị trường mới. (5) Số lượng lao động đưa đi tăng mạnh, hàng năm đưa đi được từ 15-20 ngàn lao động. (6) Hình thành được hệ thống doanh nghiệp XKLĐ và chuyên gia, trong đó có một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho công tác này và hoạt động tương đối có hiệu quả. (7) Công tác đào tạo nguồn LĐ và chuyên gia xuất khẩu đã được quan tâm. Đã có các quy định và chương trình cụ thể về đào tạo LĐ trước khi đi, các doanh nghiệp đã xây dựng các cơ sở đào tạo lao động và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo theo quy định.
Song còn hạn chế như: (i) Nhận thức về XKLĐ chưa nhất quán, dẫn đến các chính sách chậm được ban hành, các doanh nghiệp chưa được đầu tư đúng mức. (ii) Doanh nghiệp XKLĐ chưa đủ mạnh, hoạt động hiệu quả; Nhà nước Chưa có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để mở thị trường nên khi triển khai gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí, chưa tạo lập được quỹ hỗ trợ XKLĐ để phát triển thị trường và giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp bất khả kháng; (iii) Nguồn LĐ còn nhiều mặt hạn chế, nhất là khả năng ngoại ngữ, ý thức tổ chức - kỷ luật và nhận thức về quan hệ chủ - thợ trong cơ chế thị trường.
(3) Giai đoạn từ năm 2001 đến 2010
Bộ Luật Lao động năm 2002, trong đó bổ sung 6 điều về xuất khẩu lao động. Ngày 17 tháng 7 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/NĐ-CP thay thế Nghị định 152/NĐ-CP. Đặc biệt, ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ 01/7/2007 đã tạo một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động XKLĐ. Theo Bộ LĐTBXH, từ năm 2001 đến 2010, đã đưa được 704.770 lượt người đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể tại Bảng 2.5:
Bảng 2.5: Số lượng LĐ đưa đi làm việc ở nước ngoài từ 2001 - 2010
Số lượng | Năm | Số lượng | |
2001 | 36.168 người | 2007 | 85.020 người |
2002 | 46.122 người | 2008 | 86.990 người |
2003 | 75.000 người | 2009 | 73.028 người |
2004 | 67.447 người | 2010 | 85.546 người |
2005 | 70.594 người | ||
Tổng cộng | 704.770 người | ||
2006 | 78.855 người |
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ LĐTBXH
Cho đến nay, có gần 500.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm viêc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó gần 50% là lao động đã
được đào tạo. Hàng năm, LĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài gửi từ 1,8- 2 tỷ USD tiền thu nhập về nước.
Trong giai đoạn 2001-2010 có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, công tác mở thị trường đã được đầu tư hơn, ổn định các thị trường sẵn có và phát triển các thị trường mới như: Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Cata, Bungaria, Liên bang Nga, Cộng hoà Séc, CHDCND Lào, UAE, Lybia, Kadzacstan. Thứ hai, chủ động trong đào tạo, chuẩn bị nguồn LĐ xuất khẩu. Công tác đào tạo LĐ đã đi vào nền nếp, có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu từ nguồn ngân sách, đào tạo một số nghề đặc thù, nghề đòi hỏi kỹ thuật cao mà thị trường lao động quốc tế có yêu cầu; Có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề tiên tiến để đào tạo người lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước, hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo LĐ xuất khẩu. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp XKLĐ ngày một lớn mạnh về quy mô và năng lực. Hầu hết các doanh nghiệp đã có ý thức trong khai thác thị trường lao động ngoài nước, một số doanh nghiệp tập trung khai thác những thị trường đặc thù như xuất khẩu thuyền viên vận tải biển, lao động công nghệ cao, tuy số lượng ít, nhưng hiệu quả cao. Thứ tư, Công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động đã tăng cường cả phía Nhà nước và doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lao động Việt Nam làm việc ở ngoài nước, hiện đã có 7 Ban Quản lý lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Cộng hoà Séc, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Lybia và Cata;
Song còn một số hạn chế: Một là, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của ta còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ ngoài nước, đặc biệt là trong một số nghề đòi hỏi công nghệ hoặc trình độ ngoại ngữ cao. Ý thức tổ chức kỷ luật và tuân thủ pháp luật của một bộ phận LĐ Việt Nam còn thấp. Hai là, quản lý Nhà nước trong XKLĐ còn có những lúc chưa kịp thời, đồng bộ trong khâu thực hiện ở các cấp, các ngành. Ba là, thông tin - tuyên truyền về XKLĐ chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế, thường xuyên công khai, minh bạch. Vì vậy vẫn còn nhiều người lao động bị kẻ xấu lừa đảo, thu tiền bất chính; Chưa thực sự tạo được chuyển biến mạnh mẽ của người dân và toàn xã hội về XKLĐ. Bốn là, thiếu tính chiến lược, kế
hoạch XKLĐ một cách khoa học, yếu thông tin dự báo thị trường, số liệu thống kê chưa đồng bộ, thường xuyên bị động.
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
2.2.1 Nhu cầu nhận lao động và thực trạng lao động Việt Nam tại một số thị trường chủ yếu
2.2.1.1 Thị trường Đài Loan
- Đặc điểm về kinh tế- xã hội:
Đài Loan nằm ở vị trí cách Việt Nam không xa, gần gũi với ta về phong tục tập quán và văn hoá, người Đài Loan rất giàu tình cảm, và mến khách. Khí hậu, thời tiết ở Đài Loan cũng không có sự khác biệt lớn so với Việt Nam, đó là điều kiện thuận lợi để người lao động Việt Nam dễ hoà nhập vào đời sống xã hội ở Đài Loan. Người Đài Loan sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương.
Đài Loan có nền kinh tế khá phát triển, người dân có mức sống cao và mức thu nhập bình quân 14.000USD/ người/ năm, xếp thứ 25 trên thế giới. Trong năm thập niên qua, Đài Loan chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển sang một nước công nghiệp phát triển, trong đó các ngành sản xuất cơ khí chính xác, nhựa, điện tử là thành phần chính tạo thành điều được gọi là " phép lạ kinh tế Đài Loan".
- Đặc điểm về tiếp nhận lao động nước ngoài của Đài Loan
(1) Cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc, Đài Loan đã xây dựng được cơ chế chính sách tương đối đầy đủ và chặt chẽ nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của lao động nước ngoài đến Đài Loan làm việc. Luật Dịch vụ việc làm của Đài Loan có quy định về thuê và quản lý lao động nước ngoài. (2) Làm thủ tục đăng ký cư trú: trong vòng 15 ngày sau khi nhập cảnh, lao động nước ngoài phải được chủ sử dụng làm thủ tục lấy Giấy phép cư trú của ngoại kiều và làm thẻ vân tay tại cơ quan cảnh sát địa phương. (3) Giấy phép tuyển dụng và gia hạn giấy phép: sau khi lao động nhập cảnh, chủ sử dụng lao động phải xin Giấp phép tuyển dụng cho
họ. Trước ngày hết hạn của Giấy phép tuyển dụng từ 30 đến 60 ngày, chủ sử dụng lao động phải xin Ủy ban lao động gia hạn Giấy phép này. (4) Tiền lương và tiền công: mức tiền lương do hai bên chủ sử dụng và người lao động thỏa thuận. Tiền lương được trả bằng đồng bản tệ hợp pháp. Tiền lương được trả trực tiếp và toàn bộ cho người lao động, trừ trường hợp chủ sử dụng và người lao động thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.Hiện nay, lao động nước ngoài đến làm việc tại Đài Loan được hưởng mức lương cơ bản theo luật định là 17.280 Đài tệ (khoảng 600USD). (5) Giờ làm việc: giờ làm việc được quy định trong hợp đồng lao động. Nếu không thỏa thuận, thì giờ làm việc bình thường là 8 giờ/ngày và mỗi tuần 48 giờ. Trường hợp làm thêm giờ cũng phải theo Luật Tiêu chuẩn lao động. Sau khi làm thêm 4 giờ liên tục thì phải được nghỉ ít nhất 30 phút. Trường hợp làm theo ca hoặc công việc có tính liên tục hoặc khẩn cấp thì chủ sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian nghỉ bù vào thời gian khác. (6) Ngày nghỉ, nghỉ lễ và nghỉ việc: Một tuần, lao động được nghỉ một ngày (nghỉ thường). Kể từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm có 7 ngày nghỉ đặc biệt; (7) Nghỉ ốm: khi đau ốm bình thường hoặc bị thương hoặc do nguyên nhân về thể trạng cần phải điều trị hoặc nghỉ việc thì người lao động được nghỉ ốm. Trường hợp không phải nằm viện chữa trị thì tổng số ngày nghỉ ốm trong một năm không quá 30 ngày; (8) Bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế: Mọi lao động nước ngoài có Giấy cư trú hợp pháp đều phải tham gia đóng bảo hiểm y tế; Phương thức nộp phí bảo hiểm của người lao động nước ngoài: Phí bảo hiểm y tế: chủ sử dụng đóng 60%. Nhà nước đóng 10%, người lao động đóng 30%; Phí bảo hiểm lao động: chủ sử dụng đóng 70%, Nhà nước đóng 10%, người lao động đóng 20%. (9) Lao động nước ngoài sẽ bị Ủy ban lao động hủy bỏ giấy phép tuyển dụng và bị đưa về nước trong các trường hợp: Mang theo người nhà và sống chung với nhau; Tay nghề không đáp ứng yêu cầu công việc đã ghi trong giấy phép; Không đạt yêu cầu sức khỏe; Khai man hồ sơ hoặc có hành vi man trá khi xin cấp giấy phép tuyển dụng; Khi chưa được Ủy ban lao động cho phép thì không thay được đổi địa điểm làm việc; Khi chưa được Ủy ban lao động cho phép thì không được thay đổi chủ sử dụng; Không được làm những công việc khác ngoài công việc
đã được Ủy ban lao động cho phép; Không được vi phạm hợp đồng lao động do người lao động và chủ sử dụng đã thỏa thuận, ví dụ nghỉ việc 3 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng. (10) Đài Loan thành lập các văn phòng tư vấn để giải đáp các thắc mắc, thành lập bộ phận tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của lao động nước ngoài đối với những vi phạm của chủ sử dụng lao động. Không tổ chức, cá nhân nào được phép môi giới người nước ngoài làm việc phi pháp cho người khác.
- Nhu cầu tiếp nhận và chất lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan:
Nhìn chung TTLĐ Đài Loan có nhu cầu tiếp nhận lao động trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình, thuyền viên...Yêu cầu LĐ phải có nghề nhưng chỉ ở mức trung bình, độ tuổi từ 18-39 (đối với cả nam và nữ), không yêu cầu cao về tay nghề, tuy nhiên ngoại ngữ tốt sẽ là một lợi thế đối với NLĐ.
40000
37144
35000
30000
31631
29069
28499
25000
22784
23640
20000
21677
15000
13191
14127
10000
8099 7782
5000
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ 2.3: Lao động Việt Nam đưa đi làm việc tại Đài Loan hàng năm từ năm 2000-2010 (Đơn vị tính: người)
Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ LĐTBXH
Vào những năm 80 của thế kỷ 20, nền công nghiệp Đài Loan đã bắt đầu phát triển mạnh, cùng với đó lực lượng LĐ nước ngoài làm việc tại Đài Loan cũng gia tăng. Cuối năm 1999, Việt Nam bắt đầu đưa lao động xuất khẩu sang Đài Loan, đến nay tổng số
lao động đã đưa hơn 200.000 lượt người, số lao động đang làm việc: khoảng 81.000 người, một số nhu cầu của Đài Loan nhận lao động Việt Nam (bảng 2.6).
Bảng 2.6 : Một số đơn hàng Đài Loan nhận lao động Việt Nam
Chủ sử
Ngành
Số lượng Điều kiện theo
hợp đồng
Chi phí người lao động phải trả trước khi đi (dự kiến)
dụng
Nhà hộ
nghề Tổng
số nữ
Chăm sóc
Mức lương cơ bản
17.280
Ăn, ở
2.500
Đài tệ/
Tiền dịch vụ
Tiền môi giới
Vé máy bay
Lệ phí visa
Theo | Công ty sử dụng lao | |
0 | quy định | động cung cấp miễn phí vé về |
Theo | Công ty sử dụng lao | |
0 | quy định | động cung cấp miễn phí vé về |
Theo | Công ty sử dụng lao | |
0 | quy định | động cung cấp miễn phí |
Theo | Công ty sử dụng lao | |
0 | quy định | động cung cấp miễn phí |
Theo | Công ty sử dụng lao |
99
Chi phí đào tạo
350.000
VND/
lý Hồng
Ái
Nhà hộ lý Hạnh Phong
Công ty HH xí nghiệp Minh Hồng Ức
Công ty HH
nhựa, chất dẻo Phong Thịnh
Tàu Trung Quốc số 33
Tàu Tường Thuận
Tàu Kim Lai Hưng
người bệnh
Chăm sóc người bệnh
Công nhân nhà máy
Công nhân nhà máy
thuyền viên tàu cá
thuyền viên tàu cá
thuyền viên tàu cá
1 1
40 | 20 | 17.280 Đài tệ |
/tháng | ||
50 | 20 | 17.280 Đài tệ |
/tháng | ||
250 |
2 2
10 0
30 0
20 0
Đài tệ
/tháng
17.280
Đài tệ
/tháng
USD
/tháng
250
USD
/tháng
250
USD
/tháng
người/ tháng
3.500
Đài tệ/ người/ tháng
3.500
Đài tệ/ người/ tháng
2.500
Đài tệ/ người/ tháng
chủ
cung 0
cấp
chủ
cung 0
cấp
chủ
cung 0
cấp
quy định
Theo quy định
Theo quy định
động cung cấp miễn phí
Công ty sử dụng lao động cung cấp miễn phí
Công ty sử dụng lao động cung cấp miễn phí
USD
99
USD
99
USD
99
USD
0
0
0
người/ tháng
350.000
VND/
người/ tháng
350.000
VND/
người/ tháng
350.000
VND/
người/ tháng
350.000
VND/
người/ tháng
350.000
VND/
người/ tháng
350.000
VND/
người/ tháng
Nguồn: tác giả tổng hợp theo báo cáo đăng ký hợp đồng của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH
Ghi chú (Đối với thị trường Đài Loan): Tiền môi giới theo quy định là: 1.500USD/công nhân nhà máy; giúp việc gia đình chăm sóc người bệnh: 800USD/lao động; thuyền viên tàu cá: không có
Vé máy bay: Hà Nội – Đài Loan: khoảng 350 USD/1lượt, 1 Đài tệ ~0,3 USD
Nhìn chung, phía Đài Loan có nhu cầu tiếp nhận tương đối nhiều lao động Việt Nam trong các ngành nghề: công nhân nhà máy, chăm sóc người bệnh tại gia đình và cơ sở y tế và thuyền viên, với mức lương là 1.728 Đài tệ/tháng (khoảng hơn 500USD/tháng, trừ thuyền viên tàu cá), chi phí xuất cảnh không cao, vì vậy đây là thị trường hấp dẫn với LĐ của ta. Việt Nam là một trong 4 quốc gia có nhiều lao động đang làm việc tại Đài Loan (sau In-đô-nê-sia, Thái Lan và Phi-lip-pin), chiếm khoảng 19% thị phần lao động nước ngoài. Với cơ cấu ngành nghề: 56,44% lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, 42% lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình, 1,56% là lao động làm việc trong các lĩnh vực khác như xây dựng, thuyền viên…Thu nhập bình quân là hơn 500 USD/tháng. Đài Loan luôn được coi là thị trường trọng điểm của XKLĐ Việt Nam, hàng năm có khả năng tiếp nhận nhiều LĐ Việt Nam. Tuy nhiên, phía Đài Loan đã ngừng tiếp nhận LĐ Việt Nam làm giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh tại gia đình từ ngày 20/01/2005. Nguyên nhân là do tỷ lệ LĐ bỏ trốn khỏi nơi làm việc tương đối cao ở mức 10,13% (tại thời điểm năm 2005).
Việt Nam; 78.461 Indonesia; 146.198
Thái Lan; 62.430
Mông Cổ; 1
Philippin; 75.027
Malaysia; 10
Biểu đồ 2.4: Số liệu thống kê về LĐ nước ngoài làm việc tại Đài Loan (tính đến tháng 4/2010) Đơn vị tính: người
Nguồn: Báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan
Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ lao động vi phạm hợp đồng tại Đài Loan, đặc biệt là số lao động bỏ trốn, vì vậy, hy vọng trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục ổn định và phát triển số lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan.