Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới - 12


Hình 2.4: Một số thị trường khách chính của khách sạn Morin


Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu về khách của khách sạn Sàigon Morin

(số liệu 06 tháng đầu năm 2008)



CHỈ TIÊU


ĐVT


THỰC HIỆN

(triệu đồng)

KẾ HOẠCH NĂM

(triệu đồng)

SO VỚI KH NĂM

(%)

SO VỚI CÙNG KỲ (%)

Lượt khách

khách

20.140

47.500

42,40

89,75

-Khách Quốc tế

Khách

18.902

45.085

41,93

89,03

-Khách nội địa

Khách

1.238

2.415

57,72

102,31

Ngày khách

Ngày

34.571

76.500

45,19

98,83

Ngày phòng

Ngày

19.530

41.700

46,83

100,90

Lưu trú bình quân

Ngày

1,72

1,61

106,8

110,26

Công suất phòng

%

58,64

62,09

94,44

97,60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới - 12

Nguồn: Khách sạn Morin Huế

Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Saigon Morin

(Số liệu 06 tháng đầu năm 2008)



CHỈ TIÊU


ĐVT

THỰC HIỆN

(triệu đồng)

KẾ HOẠCH NĂM

(triệu đồng)

SO VỚI KH NĂM

(%)

SO VỚI CÙNG KỲ (%)

Doanh thu thuần

triệu

33.230

68.600

48,44

108

Lợi Nhuận trước thuế

triệu

11.060

22.400

49,40

96,65

Lợi nhuận sau thuế

triệu

7.675

15.500

49,37

96,95

Nộp ngân sách

triệu

5.875

12.203

48,15

86,36

Khấu hao TSCĐ

triệu

3.300

7.000

47,14

94,28

Thu nhập bình

quân/người/tháng


triệu


4,375


4,0


108


119


Giá phòng bình quân

Triệu

1,15


3,12


Nguồn: Khách sạn Morin Huế

Đội ngũ nhân viên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý khách sạn

Tổng số lao đông làm việc trong khách sạn lên tới 230 nhân viên, trong đó số lượng lao động qua đào tạo chiếm 96% và đội ngũ nhân viên có trình độ từ trung cấp lên đại học chiếm 70% đội ngũ nhân viên. Đội ngũ nhân viên của khách sạn thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kỹ năng phục vụ khách từ các khóa đào tạo ngắn hạn từ giáo viên của Trường Du lịch Huế, đặc biệt là từ Trường Nghiệp vụ Du lịch Sài gòn trong Tổng công ty. Bên cạnh đó, do đặc thù là khách sạn liên doanh trong Tổng công ty du lịch Sài gòn nên Saigon Morin có được lợi thế học hỏi kinh nghiệm và cử nhân viên đến các khách sạn cao cấp trong tập đoàn để bồi dưỡng lực lượng lao động và nhân viên của mình.

Công tác đào tạo chuẩn mực nghề theo các tiêu chuẩn chất lượng ISO cũng luôn được ban giám đốc quan tâm và coi là hoạt động chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách du lịch. Cụ thể trong năm 2008, khách sạn đã tập trung đào tạo cho toàn thể cán bộ nhân viên của khách sạn các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng ISO ISO-14001/2004 nhằm trang bị cho họ những hiểu biết về môi truờng, quyết tâm xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch đẹp từ đó tạo ra văn hóa và tác phong phục vụ khách du lịch.

Khách sạn Saigon Morin là một trong những khách sạn nội địa hàng đầu của Huế có năng lực cạnh tranh cao thể hiện qua công suất phòng, hiệu quả kinh doanh và mức độ thỏa mãn khách hàng. Khách sạn Saigon Morin có thể cạnh tranh trực tiếp với các khách sạn cao cấp khác của các tập đoàn nước ngoài tại Huế với tỷ suất lợi nhuận và công suất phòng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, với kinh nghiệm của đối tác Saigon tourist trong liên doanh, Saigon Morin được hầu hết du khách đánh giá tốt với chính sách phân phối, khả năng nhận biết và đáp


ứng nhu cầu khách hàng của đội ngũ nhân viên trong khách sạn. Đây thật sự là một điểm mạnh của khách sạn vì khả năng nhận biết và đáp ứng nhu cầu của khách sẽ kích thích cho khách hàng có thêm những nhu cầu mới ở mức độ cao hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, một điểm yếu của khách sạn Saigon Morin so với các khách sạn của các tập đoàn nước ngoài là chưa có chính sách giá uyển chuyển linh hoạt cho từng thời điểm và từng kênh phân phối nhằm tối ưu hóa doanh thu, duy trì khách hàng truyền thống và tạo ra sức hấp dẫn đối với đối tượng khách mới. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết khách hàng đều chưa thật sự hài lòng về chính sách giá của khách sạn.

Các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của Saigon Morin

Chiến lược liên doanh của khách sạn Morin trước đây với Saigon Tourist là một chiến lược kinh doanh hết sức hợp lý giữa các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh với các tập đoàn kinh doanh nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Chiến lược liên doanh với Saigon Tourist là một chọn lựa đúng đắn do đã tạo được những thế mạnh sau:

- Tạo ra được hệ thống phân phối chỗ và hợp tác liên kết ngang giữa các khách sạn thành viên của Saigon Tourist. Trong kinh doanh khách sạn, việc tham gia mạng lưới phân phối chỗ và hợp tác gửi khách lẫn nhau có ý nghĩa quan trọng đối với việc thành công trong kinh doanh, đặc biệt là các khách sạn nằm ở các thành phố, địa điểm du lịch trên các tuyến tour hành trình điển hình trong hệ thống sản phẩm du lịch của một quốc gia. Tổng Công ty Saigontourist có một chuỗi hàng chục các khách sạn liên doanh liên kết nằm rải rác trên địa bàn cả nước, đặc biệt là tại các điểm du lịch lớn. Đây là một lợi thế lớn của Morin khi tham gia vào mạng lưới các gửi khách và giới thiệu khách lẫn nhau trong mạng lưới. Với chiến lược liên doanh với Saigontourist, khách sạn Morin đã tạo ra được một số lợi thế cạnh tranh đó là:

-Tham gia vào chuỗi khách sạn lớn của Saigontourist (đảm bảo hiệu quả giống như việc liên doanh và franchising với các khách sạn lớn )

- Xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao do thường xuyên có sự hỗ


trợ của các chương trình đào tạo của Saigontourist. Đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm quản lý với nhiều giám đốc điều hành của các khách sạn nổi tiếng của Saigontourist đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn.

- Tạo được mối liên kết chiến lược với kênh phân phối từ công ty lữ hành Saigontourist. Công ty lữ hành Saigontourist trong nhiều năm luôn là công ty lữ hành hàng đầu của Việt nam đón được lượng khách quốc tế nhiều nhất lớn nhất Việt nam. Với sự liên kết với Saigontourist, khách sạn Morin không những tạo được lượng khách hàng truyền thống từ công ty lữ hành Saigontourist mà còn tham gia vào mạng lưới phân phối chỗ toàn cầu của công ty này cũng như các mối quan hệ với các công ty lữ hành quốc tế lớn trên thế giới. Ngoài ra, lượng khách du lịch xuyên Việt (đến Việt Nam qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất) thông qua Saigontourist sau đó đến Huế và các tỉnh miền Trung liên tục tăng cũng là một trong những yếu tố đảm bảo công suất phòng của Morin luôn cao và không bị ảnh hưởng bởi thời vụ du lịch giống như các khách sạn khác ở Huế.

- Tận dụng được kinh nghiệm quản lý và tiềm lực tài chính của Saigontourist trong xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Ngoài ra, đối tác liên doanh là doanh nghiệp trong nước, do đó ít gặp các vấn đề liên quan đến pháp lý và sự khác biệt về văn hoá so với liên doanh với các tập đoàn khách sạn quốc tế khác. Đặc biệt là khách sạn Morin vẫn giữ được thương hiệu truyền thống của mình khi tham gia liên doanh với đối tác trong nước. Chính điều này sẽ là tiền đề để các khách sạn Việt Nam có thể tham khảo trong việc xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh để có thể cạnh tranh với các thương hiệu khách sạn lớn khác trên thế giới.

Tuy nhiên, Saigon Morin vẫn còn một số điểm yếu như hệ thống sản phẩm chưa đa dạng phong phú so với một số khách sạn nước ngoài. Dịch vụ bổ sung còn hạn chế và còn đơn điệu chưa tạo ra được bản sắc riêng vốn có lâu đời.Chính sách giá và khả năng dự báo thị trường còn hạn chế do ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. So với các khách sạn thuộc các tập đoàn nước ngoài, ứng dụng thông tin và hoạt động phân phối sản phẩm của Saingon Morin còn thua xa cả về trình độ


ứng dụng và tính chuyên nghiệp. Vẫn còn những khoảng cách giữa nhu cầu của khách và khả năng đáp ứng sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Một điểm yếu nữa là tầm nhìn và chiến lược của ban giám đốc còn hạn chế do thiếu vắng môi trường hoạt động và kinh nghiệm quốc tế như các giám đốc điều hành của các khách sạn thuộc tập đoàn đa quốc gia, điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của khách sạn Saigon Morin trong tương lai.

2.3..3. Khách sạn Park Hyatt Saigon

Qúa trình hình thành và phát triển

Dự án xây dựng khách sạn quốc tế Park Hyatt Saigon đựợc tiến hành từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước trong bối cảnh đất nước mới mở cửa và lượng khách du lịch vào Việt Nam rất ít. Năm 1993, một bản ghi nhớ và tiếp theo là bản thỏa thuận được ký, theo đó Công ty Xây lắp công nghiệp được cử làm đại diện bên Việt Nam, cùng với bên nước ngoài là công ty của Malaysia (một công ty liên doanh giữa một công ty của Việt Kiều tại Hồng Kông và một công ty Malaysia) là Công ty Khách sạn Grand Imperial Sài Gòn TNHH (gọi tắt là liên doanh GISH). Từ đó, một liên doanh hình thành gồm có: Bên Việt Nam là Công ty Xây lắp công nghiệp, gọi tắt SA&E; Bên nước ngoài gồm 2 công ty là Pengkalen Holding Berhad, gọi tắt Pengkalen của Malaysia và United Concord International Ltd, gọi tắt UCI, thành lập tại Hồng Kông. Hợp đồng liên doanh và Điều lệ liên doanh cũng đã được ký kết đặt nền tảng cho mọi hoạt động của liên doanh. UB Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư chính thức cấp Giấy phép đầu tư số 908/GP ngày 6.7.1994 cho liên doanh GISH. Theo đó, vốn đầu tư là 48.500.000 USD, vốn pháp định

19.184.000 USD. Bên Việt Nam góp 30% vốn pháp định. Bên nước ngoài góp 70% (trong đó Pengkalen chiếm 51%, UCI 19%). Thời hạn hoạt động là 40 năm.

Có thể nói, đây là một dự án khá táo bạo với mức độ rủi ro khá cao do ngành Du lịch Việt Nam chưa phát triển và kinh nghiệm quản lý liên doanh liên kết và quản lý chất lượng một khách sạn 5 sao còn thiếu. Mặt khác, chủ đầu tư khách sạn của cả bên Việt Nam và nước ngoài là các công ty xây lắp chưa có kinh nghiệm gì nhiều trong kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khách sạn. Trong quá trình xây dựng


do có một số tranh chấp giữa chủ đầu tưu cộng với khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á 1997 - 2002 đã làm cho tiến độ dự án chậm lại và mãi đến năm 2005 dự án mới hoàn thành.

Hiện nay, Park Hyatt Saigon là khách sạn 5 sao nằm tại vị trí lý tưởng tại Công trường Lam Sơn Quận I là trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, rất gần các khu hành chính, kinh doanh và các điểm tham quan giải trí tại thành phố Hồ Chí Minh như Nhà hát thành phố, Dinh Thống Nhất, Trụ sở Ủy ban Nhân dân, Nhà thờ Đức Bà và Chợ Bến Thành. Khách sạn Park Hyatt do Công ty TNHH khách sạn Grand Imperial Saigon (Việt Nam) sở hữu và được Tập đoàn Hyatt International (Mỹ) điều hành. Park Hyatt Saigon có 252 phòng trong đó có 21 phòng Suites cao cấp được thiết kế như một ngôi nhà Việt Nam hiện đại. Tất cả các phòng đều được thiết kế cách âm tạo không gian riêng biệt cho khách lưu trú và các trang thiết bị hiện đại như: đường truyền internet tốc độ cao, truyền hình vệ tinh đa kênh màn hình phẳng, hai đường dây điện thoại, két sắt an toàn …

Bảng 2.13: Phân tích thị phần 2008 của khách sạn Park Hyatt so với các khách sạn 5 sao khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh



Khách sạn


Tổng số ngày phòng đưa vào sử dụng


Tổng số ngày phòng bán được


Tỷ lệ chiếm phòng bình quân (%)


Giá phòng bình quân thực bán

( ARR ) USD

Hiệu suất tính trên mỗi phòng

(Revpar )

USD


Hệ số chiếm lĩnh thị trường (MPI)


Hệ số giá

( ARI)


Hệ số tạo doanh thu (RGI)

Park Hyatt

94.974

61.711

65.1%

262.8

170.94

1.05

1.49

1.57

Sheraton

159.747

95.348

59.7%

218.56

130.45

0.96

1.24

1.20

Legend

103.578

59.897

57.8%

135.03

78.08

0.93

0.77

0.72

New World

205.692

131.745

64%

127.53

81.68

1.03

0.73

0.75

Renaissance

127.374

82.380

64.5%

158.04

102.15

1.04

0.90

0.94

Caravelle

122.610

73.156

59.7%

197.79

118.03

0.96

1.13

1.08

Sofitel Plaza

104.676

66.335

63.4%

162.81

103.07

1.02

0.93

0.95

Tổng cộng

918.831

570.582

62.1%

175.07

109.11





Nguồn: Các khách sạn trong bảng và tính toán của tác giả


Các số liệu trong bảng 2.13 phân tích thị phần 2008 của khách sạn Park Hyatt Saigon so với các khách sạn cạnh tranh khác cho thấy vị thế dẫn đầu thị trường của của khách sạn này. Khách sạn Park Hyatt không những có công suất bán phòng cao nhất ( 65.1%) , cao hơn 3% mức trung bình của thị trường (62.1% ), mà Park Hyatt còn đang lấy đi thị phần của các khách sạn Sheraton và Caravelle. Các chỉ tiêu khác như: Giá đêm/phòng trung bình, hiệu suất trên mỗi phòng, hệ số giá, hệ số tạo doanh thu đều cao hơn nhiều so với mức trung bình của thị trường chứng tỏ hiệu quả kinh doanh cao của khách sạn.

Bảng 2.14: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Park Hyatt so với các khách sạn 5 sao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh



TT


Nhân tố

Điểm theo nhân tố của từng khách sạn

Park Hyatt


Sheraton


Legend

New World

Renais sance


Caravelle

Sofitel Plaza


1

Hình ảnh /uy tín/Vị trí

địa lý


10


9,5


9,0


8,7


9,0


9,5


8,5

2

Công nghệ

9,4

9,5

9,0

9,0

9,0

9,0

9,0

3

Mạng lưới phân phối

9,7

9,5

8,0

8,5

8,5

9,0

9,0


4

Khả năng phát triển và

đổi mới sản phẩm dịch vụ


10


9,6


8,2


8


8


8,5


8,5

5

Chi phí sản xuất

9

9

8,5

8,4

8

8,6

8

6

Dịch vụ khách hàng

9,5

9

8,5

8,5

8,5

8,5

8,5

7

Nguồn nhân lực

9

8,8

8

8

8

8

8

8

Tình hình tài chính

9

9

8

8

8

8

8

9

Trình độ quảng cáo

9,5

9,3

8,6

8

8

8,5

8,6


10

Khả năng quản lý thay

đổi


9,5


9,5


9


8,5


8,5


8,0


8,5



Điểm bình quân

9,46

9,27

8,48

8,36

8,35

8,56

8,46


Vị thứ

1

2

4

6

7

3

5

Nguồn: Kết quả điều tra, phỏng vấn do tác giả thực hiện

Kết quả điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia được tổng hợp trong bảng

2.14. để đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của khách sạn Park Hyatt Saigon năm 2008 (căn cứ vào mười nhóm yếu tố) có so sánh với các khách sạn 5 sao khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy Park Hyatt có vị trí hàng đầu về năng lực cạnh tranh hơn hẳn các khách sạn khác về mọi mặt.

Các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn:

Chiến lược liên doanh liên kết và thuê tập đoàn nước ngoài nổi tiếng quản lý tại vị trí địa lý thuận lợi: Nhận thấy cần phải có một chiến lược liên kết và thuê các tập đoàn khách sạn nổi tiếng thế giới để khai thác có hiệu quả cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh với các khách sạn hạng sang khác trong khu vực và trong vùng, chủ đầu tư đã thuê tập đoàn khách sạn nổi tiếng thế giới là tập đoàn Global Hyatt quản lý để học hỏi được công nghệ quản lý, thương hiệu và lợi thế về nguồn khách gửi tới từ các khách sạn khác trong chuỗi của tập đoàn Hyatt. Tập đoàn Global Hyatt Corporation thành lập năm 1957 tại Hoa Kỳ là một trong những tập đoàn kinh doanh khách sạn và khu du du lịch hàng đầu thế giới sở hữu và điều hành 735 khách sạn và khu du lịch (resort) với trên 136.000 phòng ở 44 quốc gia trên toàn thế giới. Tập đoàn sở hữu, liên doanh, điều hành và quản lý các chuỗi khách sạn và khu du lịch với nhiều thương hiệu đăng ký Park Hyatt™, Grand Hyatt™, Hyatt Regency™, Hyatt Resorts™, Hyatt®, Hyatt Place™ and Hyatt Summerfield Suites® , vào tháng 4 năm 2007 tập đoàn đã đưa thêm một thương hiệu vào hoạt động kinh doanh là thương hiệu Andaz™. Năm tài chính 1996, doanh thu của cả tập đoàn đạt 3,5 tỷ USD và tổng số nhân viên làm việc trên toàn thế giới là 85.000 nhân viên. Thương hiệu và công nghệ quản lý của Hyatt đã làm nên kỳ tích của dự án xây dựng khách sạn 5 sao Hyatt.

Tập trung vào khai thác đối tượng khách công vụ (MICE), khả năng thanh toán cao (MICE) và cung cấp các dịch vụ đang dạng độc đáo: Do nhận thấy lợi

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí