đầu tư với nước ngoài để đấu tranh giành lại quyền lợi cho phía mình. Sự phối hợp giữa PJICO với các doanh nghiệp bảo hiểm khác để khai thác mở rộng thị trường, thu hút khách hàng còn hạn chế chưa thống nhất đánh giá được các tồn tại cần khắc phục và cần phải cải thiện hơn nữa của ngành bảo hiểm. Chưa nghiên cưú để tham mưu cho các cơ quan quản lý có những chủ trương, giải pháp giúp đỡ hoặc tổ chức hội nghị phối kết hợp với các chủ hàng, chủ doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu (có những trận địa còn bỏ trống như mặt hàng dầu thô kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD hàng năm vẫn bảo hiểm 100% ở nước ngoài).
Những khó khăn tồn tại trên ở PJICO một phần cũng là khó khăn của toàn bộ thị trường bảo hiểm và toàn bộ nền kinh tế do vị thế nền kinh tế nước ta trên thương trường quốc tế chưa cao nên trong quan hệ ngoại thương ta thường phải chịu sức ép nhập khẩu theo giá CIF và xuất khẩu theo giá FOB hay CF, hàng hoá của Việt Nam đang trong quá trình xâm nhập thị trường, sức cạnh tranh hạn chế nên thế của ta chưa đủ để ép đối tác nước ngoài dành quyền mua bảo hiểm cho phía Việt Nam. Ngoài ra do lượng hàng hoá nhập theo chương trình ODA (đã giải ngân) chiểm khoảng 3-5% tổng kim ngạch nhập khẩu không khai thác được do bên viện trợ đầu tư thu xếp bảo hiểm và hàng hoá nhập khẩu từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23%, mặt khác trình độ nghiệp vụ của các khai thác viên bảo hiểm đòi hỏi thực tế về bảo hiểm của khách hàng trong nền kinh tế đang phát triển như hiện nay của nước ta. Công tác thống kê nghiệp vụ, quản lý và đánh giá rủi ro, xác định tỷ lệ phí, điều kiện, điều khoản áp dụng còn có những hạn chế, do vậy mà nó chính là một trong những nguyên nhân làm cho công tác khai thác của PJICO hiện nay chưa đạt được kết quả cao. Chính vì vậy trong những năm tới PJICO cần phải đưa ra các biện pháp chiến lược khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu phù hợp mới mẻ và thực hiện một cách tích cực triệt để nhằm đạt được kết quả cao hơn vưà góp phần vào sự phát triển của công ty nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung dự kiến phí bảo hiểm xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của PJICO năm 2001 tăng khoảng 15%-20% so với năm 2000.
2. Quy trình giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO.
Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của người bảo hiểm hoặc công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường đồng thời qua việc
giám định đó kịp thời đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại cho hàng hoá.
Quá trình giám định tổn thất được tất cả các công ty bảo hiểm Việt Nam quy định rất chặt chẽ theo một quy trình giám định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ra cho hàng hoá một cách chính xác ít tốn kém nhất, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: khách hàng và công ty bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra, các công ty bảo hiểm phải xem xét tổn thất đó có thuộc phạm vi, trách nhiệm bảo hiểm của mình hay không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu? thông thường các nguyên tắc chung của các công ty bảo hiểm khi tiến hành giám định là:
- Bảo đảm giám định kịp thời, đầy đủ, trung thực, khách quan đảm bảo tốt cho việc xét bồi thường sau này.
- Công ty bảo hiểm có thể trực tiếp giám định hoặc có thể chỉ định đại lý giám định của mình ở trong nước hay quốc tế hoặc thuê các công ty giám định trong và nước ngoài như: Vinacontrol, Davidcontrol, FCC, Craw Ford (công ty tính toán tổn thất lớn nhất Châu Á của Mỹ)...Đây là xu hướng phổ biến của các công ty bảo hiểm hiện nay.
- Trừ trường hợp đặc biệt nhiệm vụ chính của giám định hàng hoá là giám
định và thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất hàng hoá được bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Pjico Và Thị Trường Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Biển Ở Việt Nam
- Vài Nét Về Thị Trường Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng
- Bảng Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Biển Ở Pjico Từ 1995-2000.
- Chi Phí Giám Định Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng
- Tình Hình Bồi Thường Của Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Biển Ở Pjico Từ 1995- 2000.
- Tình Hình Đòi Người Thứ Ba Đối Với Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Biển Ở Pjico Từ 1995-2000
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Ở PJICO, quy trình giám định hàng hoá xuất nhập khẩu bị tổn thất đã được ban hành kèm theo quyết định số 113/BH-HH ngày 15/07/1995 của Tổng giám đốc PJICO. Nhìn chung, khi tiến hành một vụ giám định hàng hoá vận chuyển bị tổn thất giám định viên cần thực hiện công việc theo trình tự sau:
- Chấp nhận yêu cầu giám định
- Tiến hành giám định
- Lập biên bản giám định
- Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định
2.1. Chấp nhận yêu cầu giám định
Khi xảy ra tổn thất người được bảo hiểm phải gửi ngay yêu cầu giám định đến công ty bảo hiểm bằng bất kỳ hình thức nào nhưng sau đó buộc phải bằng văn bản để lưu trữ hồ sơ giám định. Giấy yêu cầu giám định này là thủ tục cơ bản và cần thiết cho việc thực hiện một vụ giám định và là căn cứ để đề nghị người yêu cầu giám định thanh toán phí giám định. Thông thường giấy yêu cầu giám định bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ người hoặc tổ chức yêu cầu giám định
- Tên hàng
- Số lượng, khối lượng hàng hoá cần giám định
- Nội dung yêu cầu giám định
- Thời gian, địa điểm yêu cầu giám định
Giám định bảo hiểm chỉ được chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy, đối với những trường hợp phát hiện không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm cần có ý kiến ngay để người nhận hàng có thể nhanh chóng yêu cầu cơ quan giám định ngoại thương giám định, bảo đảm việc đòi bồi thường người bán hàng hoặc người thứ ba có trách nhiệm trực tiếp. Với những trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm có thể yêu cầu giám định khi xét thấy có đủ điều kiện sau đây:
Các chứng từ người yêu cầu giám định phải xuất trình:
- Vận tải đơn đường biển (B/L)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (đặc biệt đối với trường hợp hàng do người nước ngoài bảo hiểm )
- Hoá đơn thương mai
- Giấy kê chi tiết hàng hoá (Packing list, Specification)
- Các chứng từ giao nhận hàng hoá giữa tàu và cảng, COR, hoặc biên bản giao nhận người chuyên chở.
Tuỳ từng trường hợp, cần yêu cầu cung cấp hoặc tìm kiếm các giấy tờ liên quan như sau:
- Giấy chứng nhận hàng hoá hư hỏng
- Thư dự kháng (thư từ khiếu nại người thứ ba)
- Báo cáo hải sự hoặc trích sao nhật ký hàng hải (Sea-protest).
Khi sử dụng các giấy tờ cần cân nhắc đối chiếu các giấy tờ với thực hàng, đối chiếu giữa các loài giấy tờ để tránh nhầm lẫn trong mọi vụ giám định và cũng là để có thêm điều kiện xác định nguyên nhân được chính xác hơn (về số lượng, loại hàng, trách nhiệm người bán, trách nhiệm người vận tải, tìm kiếm những ghi chú trên vận tải đơn)
Công tác chuẩn bị hiện trường cần xét tới:
- Thời gian và địa điểm yêu cầu giám định.
- Yêu cầu sẵn sàng giám định (hàng xấu hỏng để riêng hay còn lẫn với hàng
tốt)
- Sự có mặt của các bên liên quan
Tuỳ tình hình đặc điểm của mỗi cảng trong nước, tuỳ từng công ty bảo hiểm sẽ có những quy định cụ thể để làm việc được thuận lợi đối với đại diện người được bảo hiểm, nhưng nhất thiết không được trái với những nguyên tắc sau đây:
- Chỉ giám định những trường hợp tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm và trong khi hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực.
- Hàng bị hư hỏng, mất mát cần được giám định ngay mà không dựa vào thời hiệu bảo hiểm để chậm trễ yêu cầu giám định.
- Hàng có tổn thất sau khi dỡ khỏi tàu phải được giám định ngay tại cảng dỡ hàng, hoặc tại kho cuối cùng nếu trước khi di chuyển từ tàu về kho cuối cùng đã có biên bản ký kết với tàu, với cảng, ghi rõ số lượng và trạng thái hàng hoá bị tổn thất.
- Định nghĩa về kho cuối cùng không được trái với quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm hoặc điêù kiện trong đơn bảo hiểm của nước ngoài trong trường hợp làm việc với danh nghĩa đại lý giám định cho công ty bảo hiểm nước ngoài.
- Đối tượng giám định là hàng hoá được bảo hiểm có tổn thất rõ rệt hoặc có hiện tượng nghi vấn tổn thất chứ không phải là hàng hoá nguyên đai, nguyên kiện, có nghi vấn về số lượng hoặc phẩm chất không do ảnh hưởng của những rủi ro từ bên ngoài tác động vào.
- Giám định bảo hiểm là giám định đối địch giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm hoặc tuỳ trường hợp có thể có mặt của người thứ ba có trách nhiệm đối với tổn thất (đại diện cho người chuyên chở). Người mua hàng của ngoại thương (chủ hàng nội địa) không có quyền cản trở hoặc tranh chấp những vấn đề có liên quan tới công việc giám định bảo hiểm.
2.2. Tiến hành giám định:
Sau khi nhận yêu cầu giám định và nghiên cứu kỹ các giấy tờ có liên quan, đúng ngày đã hẹn giám định viên cần có mặt tại địa điểm như đã nêu trên để thực hiện công việc giám định. Giám định viên cần mang theo các dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc giám định (cân, thước do, máy ảnh, máy tính, nhiệt kế) Công việc giám định cần được tiến hành khẩn trương, ý kiến của giám định viên đưa ra phải đảm bảo tính chất chính xác, hợp lý và nhất quán. Với những trường hợp phải giám định kéo dài ngày, giám định viên phải bám sát hiện trường.
Do không thể có mặt thường xuyên trong khi theo dõi giám định những lô hàng hoá lớn tại các kho hàng hoặc trên tàu biển, giám định viên cần phải biết chia và chọn thời gían thích hợp nhất để kiểm tra đúng lúc bảo đảm đuợc tình hình và mức độ tổn thất tiêu biểu cho mỗi vụ. Muốn làm tốt được việc này, tại mỗi cảng có hàng nhập về, các chi nhánh cần đề ra những nguyên tắc cụ thể và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như: cảng, đại diện cho người được bảo hiểm , các chủ hàng nội địa, đại lý tàu biển để ổn định quá trình tiến hành giám định và đảm bảo tính chất trung thực trong các khâu giao nhận, kiểm đếm và bảo quản hàng hoá được bảo hiểm. Phải có biện pháp giải quyết dứt điểm. Trong mỗi vụ giám định cần chú ý tới các mặt sau đây trong mỗi bước kiểm tra:
* Kiểm tra bao bì cần chú ý:
- Xem lại bao bì và các mã hiệu ngoài để xác định được đúng đối tượng giám định.
- Ký hiệu đề phòng tổn thất ngoài bao bì (phát hiện khả năng tổn thất có nguyên nhân do thiếu loại ký hiệu này)
- Quy cách và chất lượng bao bì phù hợp với yêu cầu vận chuyển bằng
đường biển (hàng hỏng do khuyết tật của bao bì không)
- Bao bì cũ/ mới (có phù hợp với tập quán và điều kiện mua bán, vận chuyện không)
- Vật liệu làm bao bì (hàng hỏng có phải do khuyết điểm của nguyên liệu bao bì không).
- Và các chất liệu khác cần phát hiện để tìm ra khả năng tổn thất là do bao bì hàng hoá hay còn do những nguyên nhân nào khác.
- Nếu bao bì có niêm phong kẹp chì thì cần kiểm tra kỹ xem có khác gì với sự miêu tả trong chứng từ vận chuyển không.
* Kiểm tra bên trong kiện hàng cần chú ý:
- Cách sắp xếp và bao bì hàng hoá bên trong kiện hàng cũng như vật chèn, lót (có phù hợp với tính chất hàng hoá không).
- Tính chất hàng hoá.
- Phát hiện các vết ướt, mốc, chỗ trống, vật lạ.
- Và các hiện tượng khả nghi khác để tìm ra nguyên nhân tổn thất có thể do bao bì, chèn lót bên trong, khả năng mất mát, đóng thiếu hoặc nhầm hàng.
* Phân loại tổn thất và xác định mức độ tổn thất:
Sau khi phát hiện các dấu vết khả nghi bên ngoài và trong kiện hàng, cần phân loại và xác định mức độ tổn thất, khó phân loại và xác định có thể tham khảo ý kiến của các chuyên viên mặt hàng được mời tham dự giám định.
Việc xác định mức độ tổn thất phải chính xác, hợp lý và thiết thực xác định riêng số lượng từng loại hàng thiếu, xác định riêng hàng hỏng với mức độ thiệt hại khác nhau tuỳ theo hiện trạng hàng hoá. Cân nhắc giá trị sử dụng và ước tính giá bán hàng kém phẩm chất để tránh hiện tượng giảm giá không phù hợp. Cần xác định mức độ tổn thất và mức độ giảm giá riêng kho hàng hoá hỏng do những nguyên nhân khác nhau, thuộc các bên chịu trách nhiệm khác nhau và cần có sự thoả thuận của người yêu cầu giám định. Trường hợp có tổn thất lớn và phức tạp dễ gây ra tranh chấp khi xác định mức độ tổn thất cần lấy mẫu hàng hoá (mẫu hàng tốt, mẫu hàng hỏng các loại). Tuỳ từng trường hợp có thể lấy mẫu một lần hoặc nhiều lần có khoảng cách về thời gian thích hợp. Ngoài việc xác định mức độ thiệt hại các lọai hàng hoá còn phải xác định các loại phí tổn của hàng, chỉnh lý, sửa chữa và thay thế nếu cần trên cơ sở tính toán hợp lý.
Khi phân loại và xác định mức độ tổn thất cần chú ý:
+ Với trường hợp thiếu số lượng:
- Xác định trên cơ sở (số liệu) ghi trong giấy đóng gói và hoá đơn bán hàng.
- Chỉ rõ kích cỡ, thể loại mặt hàng thiếu hụt so với giấy đóng gói.
- Xét khả năng đóng thiếu hàng hoặc đóng nhầm hàng từ kiện này sang kiện kia.
- Với các mặt hàng như xe cộ, máy móc cần xét khả năng có những bộ phận người khách hàng không gửi kèm theo hàng hoá đó.
+ Với trường hợp thiếu trọng lượng:
- Xét tới hao hụt tự nhiên, thuỷ phân và hợp chất.
- Xác định thiếu hụt trên cơ sở giấy chứng nhận của người bán hoặc trọng lượng trung bình của mỗi kiện hàng tính theo số liệu ghi trên hoá đơn hay vận tải đơn.
- Hàng hoá có trọng lượng đồng đều hay có chênh lệch giữa các bao, kiện.
- Bao bì có trọng lượng đồng đều hay có chênh lệch giữa các thùng, kiện hàng của mỗi lô hàng.
- Kiểm tra cân và sử dụng được khi giám định.
+ Với trường hợp hàng bị hư hỏng:
- Xác định số lượng và trọng lượng của hàng hỏng.
- Xét tới giá trị sử dụng theo đúng thứ loại hàng và khả năng đưa vào sử dụng việc khác.
- Hàng được thay thế bộ phận, chỉnh lý, sửa chữa theo yêu cầu của giám
định viên sẽ được tính giảm giá sau khi chỉnh lý, thay thế bộ phận hoặc sửa chữa.
- Khi mức độ rủi ro của hàng hoá trong cùng một lô hàng có khác nhau thì
định mức riêng cho từng loại và nếu cần lấy mẫu riêng của từng loại.
- Với các mặt hàng thiết bị máy móc, cần xét tới ảnh hưởng của công suất và độ bền của hàng hóa.
- Xét tới trường hợp của tổn thất bộ phận ảnh hưởng tới toàn bộ cố máy.
- Có biện pháp tích cực khắc phục tình trạng xác định tỷ lệ giảm giá mỗi lần một khác ở các vụ có dạng tổn thất khác nhau.
- Phải có ý kiến tập thể lãnh đạo trước khi thừa nhận tổn thất toàn bộ.
- Tỷ lệ giảm giá được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hoá đã bị tổn thất (tỷ lệ giá bán hàng tổn thất và nguyên vẹn trên thị trường). Các mặt hàng máy móc, thiết bị, ô tô thì chỉ xác định tổn thất thực tế.
* Xác định nguyên nhân tổn thất :
Xác định nguyên nhân tổn thất tức là xác định nguời chịu trách nhiệm gây ra tổn thất cho hàng hoá. Để xác địng đúng nguyên nhân gây ra tổn thất cần tìm hiểu, xem xét kĩ hiện trường, thu thập đầy đủ chứng từ và nghi nhận đầy đủ các vấn đề liên quan ngay từ khi bắt đầu tới khi kết thúc giám định. Có thể xác định nguyên nhân tổn thất trên cơ sở sau:
- Tính chất hàng hoá và bao bì hàng hoá.
- Đặc điểm phương tiện chuyên chở và hành trình của hàng hoá.
- Dạng tổn thất.
- Tình hình bốc dỡ, chất xếp, lưu kho, chuyển tải.
- Tình hình giao nhận của các bên liên quan.
Khi kết luận không được vội vã, chủ quan và tuỳ tiện, thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu khoa học. Cần hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng những câu chữ chung chung, không qui được ssố trách nhiệm riêng lẻ của từng trường hợp, gây khó khăn cho việc xem xét giải quyết sau này. Cần thiết phải chỉ rõ hỏng, mất mát. Như vậy là do thiếu sót về phần bao bì hàng hoá, do kho tàng, bốc dỡ chuyên chở để có thể qui được phần trách nhiệm là do: Người bán hàng, nguời vận tải, kho hàng hay do chính người được bảo hiểm đã gây thiệt hại cho hàng hoá.
2.3. Lập biên bản giám định.
Sau khi đã giám định xong, giám định viên suy nghĩ và chắt lọc những chi tiết cơ bản để phản ánh toàn bộ những điều đã được chứng kiến tại hiện trường vào một bản gọi là "Biên bản giám định". Biên bản giám định này là tài liệu chính để xét duyệt bồi thường cho người được bảo hiểm và sử dụng để khiếu nại đòi bồi thường đối với người thứ ba. Vì vậy, nội dung biên bản phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với trạng thái và không mâu thuẫn khi đối chiếu với các tài liệu do chính nội dung biên bản dẫn chứng.
Với một số mặt hàng xuất nhập khẩu thường xuyên và khi bị tổn thất thường hay gặp ở những dạng giống nhau thì không cần thiết phải mô tả dài dòng. Nhưng với những trường hợp có tổn thất lớn, những trường hợp liên quan đến nhiều tình tiết phức tạp thì cần được mô tả một cách đầy đủ và thật cụ thể để người giải quyết khiếu nại có thể thông qua biên bản mà có thể hình dung được nguyên nhân và mức độ tổn thất, thuận lợi cho việc quyết định bồi thường hay từ chối trách nhiệm bồi thường.
Vì vậy, ngoài yêu cầu trả lời đầy đủ những mục in sẵn trong biên bản giám định để có được số liệu và tình hình cụ thể về trạng thái hàng hoá, phương tiện vận chuyển cũng như các chặng đường vận chuyển thì cần chú ý liên hệ tới các điểm sau đây:
- Tài liệu sử dụng để tham khảo, đối chiếu hoặc dẫn chứng
- Những phát hiện riêng của giám định viên trên cơ sở hiện vật ngoài hiện trường để đi đến kết luận về mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra tổn thất
- Ý kiến của cán bộ chuyên môn về mặt hàng (chuyên viên, cán bộ kỹ thuật)
- Dẫn chứng bằng tài liệu kiểm nghiệm (chứng nhận, phân tích)
- Dẫn chứng bằng ảnh chụp ngoài hiện trường.
Với những trường hợp sử dụng kỹ thuật viên trong việc kiểm tra phẩm chất hàng hoá hư hỏng tại phòng thí nghiệm hoặc qua kiểm tra chi tiết máy để xác định tổn thất, giám định viên có thể đưa kết quả giám định vào nội dung biên bản giám định. Nhưng với trường hợp kiểm nghiệm hoặc kiểm tra quan trọng, cần có những phân tích tỉ mỉ và phức tạp thì phải có riêng giấy chứng nhận kiểm nghiệm phẩm chất hoặc báo cáo kiểm tra kỹ thuật kèm theo biên bản. Trong mọi trường hợp khi chỉ định cơ quan hoặc cá nhân làm công việc kiểm tra kỹ thuật, giám định viên pải chịu trách nhiệm theo dõi cho tới khi có đầy đủ những kết quả kiểm nghiệm hoặc kiểm tra hợp lý.