Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin thư viện Trường đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội - 1



1. Tính cấp thiết của đề tài‌

MỞ ĐẦU

Hiện nay, internet và phương tiện thông tin đại chúng mang tri thức đến cho nhân loại nhanh chóng và thuận tiện. Với một lượng thông tin khổng lồ không ngừng tăng gia tăng đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp tổ chức quản lý, bảo quản và khai thác hiệu quả. Và Thư viện đã và đang trở thành cơ quan quản lý, tổ chức và cung cấp cho thông tin cho NDT. Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện các trường cao đẳng, đại học phục vụ cho học tập, nghiên cứu của một đối tượng lớn là sinh viên và giảng viên, nhà nghiên cứu.

Theo nghị quyết Trung ương 2 khóa 8 của Đảng đã chỉ rò cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đưa nước ta thành một nước phát triển thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, … Trong đó, hoạt động Thư viện nói chung và Thư viện Trường đại học nói riêng cũng đã và đang đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của thư viện, năm 1962 cùng với quyết định thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải, thư viện đã được hình thành. Trong nhiều năm qua Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp tài liệu, thông tin khoa học phục vụ các nhiệm vụ và mục tiêu của trường. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhu cầu tài liệu của sinh viên, giáo viên và cán bộ trong Trường ĐHGTVT ngày càng nhiều, cụ thể, chuyên sâu đòi hỏi cán bộ thư viện phải có phương hướng, biện pháp để quản lý hoạt động và đặc biệt là tổ chức, bảo quản vốn tài liệu khoa học và hợp lý nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhu cầu của NDT.

Để đáp ứng tốt nhu cầu NDT, thư viện cần thực hiện chính sách tạo nguồn tin tốt, đồng thời phải tiến hành tổ chức và bảo quản tốt nguồn tri thức này một cách


khoa học và hợp lý. Bởi tổ chức và bảo quản vốn tài liệu có một vai trò quan trọng trong hoạt động của thư viện. Thư viện có quy mô hoạt động càng lớn, vốn tài liệu càng phong phú thì việc bảo quản càng nghiêm ngặt. Cùng với tiềm năng về nhân lực, vật lực, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực thông tin, tổ chức và bảo quản tốt vốn tài liệu chẳng những đảm bảo được nguồn lực thông tin, nâng cao được uy tín, chất lượng hoạt động của thư viện, tiết kiệm ngân sách mà còn quyết định sự tồn tại và phát triển của các cơ quan TT-TV. Mỗi loại tài liệu trong thư viện cần có cách thức tổ chức và bảo quản riêng biệt đồng thời theo quy luật tự nhiên cùng với thời gian, các điều kiện về môi trường, khí hậu và các nhân tố khác ngày càng tác động mạnh mẽ đến quá trình huỷ hoại và tự huỷ hoại của tài liệu. Vì thế, để đưa ra được các chính sách, giải pháp cho việc tổ chức và bảo quản vốn tài liệu là một việc làm không mấy dễ dàng và có một ý nghĩa quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nguồn thông tin trên giấy, điện tử bùng nổ nhanh chóng về số lượng. Đặc biệt, nguồn tài liệu khoa học kỹ thuật lại nhanh chóng lỗi thời. Là 1 Trung tâm Thông tin – Thư viện có quy mô lớn,vốn tài liệu đa dạng và luôn cần được cập nhật, tái bản thường xuyên. Do đó, muốn sử dụng và bảo quản tài liệu có hiệu quả, chúng ta phải tổ chức kho tài liệu khoa học: lưu trữ được nhiều, dễ cất, dễ lấy và dễ bảo quản thì Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải (Trung tâm TT - TV ĐHGTVT) cần tổ chức tốt công tác này.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, tôi đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin thư viện Trường đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.

Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin thư viện Trường đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội - 1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với mục đích như sau:

Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải. Qua đó, tác giả đưa ra những nhân xét, đánh giá và đặc biệt là một số kiến nghị, giải pháp, phương hướng phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo. Nhằm nâng cao hiệu quả của các công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm nói riêng và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm nói chung.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ như sau:

+ Nghiên cứu đặc điểm của Trung tâm, nội dung, thành phần vốn tài liệu, loại hình kho tài liệu trong việc tổ chức và bảo quản vốn tài liệu.

+ Đưa ra nhận xét, đánh giá, đề xuất một số giải pháp và phương pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm ngày càng đi vào hoàn thiện hơn đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin của bạn đọc một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.

+ Cân nhắc yếu tố ảnh hưởng để đảm bảo giải pháp được thực hiện tốt.

3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Liên quan đến vấn đề tổ chức và bảo quản vốn tài liệu đã được nghiên cứu tại nhiều thư viện như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông - Tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, … và tại Trung tâm TT – TV ĐHGTVT đề tài liên quan đến công tác này đã được nghiên cứu năm 2008 với tên đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Giao thông Vận tải. Thực trạng và giải pháp” (Bùi Thị Thanh Thảo – K49) thực hiện.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về các biện pháp nâng cao hiệu công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm TT –TV ĐHGTVT và theo khảo sát thực tế, từ năm 2008 đến nay hai công tác này


vẫn còn nhiều vấn đề cần được đề cập tới. Vì vậy, tôi đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp, đóng góp ý kiến cho Trung tâm dựa trên thực trạng hoạt động hiện tại.

Với việc lựa chọn đề tài này, tôi hy vọng có thể được kế thừa những thành quả nghiên cứu của tác giả đi trước, vận dụng kiến thức đã học trên giảng đường và những thực tiễn học được sau hai tháng thực tập để nghiên cứu, khảo sát thực trạng của việc tổ chức và bảo quản vốn tài liệu, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hai công tác này tại Trung tâm TT-TV ĐHGTVT, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin là giảng viên, sinh viên, nhà nghiên cứu trong trường.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm TT-TV ĐHGTVT.

Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm từ năm 2008 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thư viện.

- Dựa vào các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động thông tin khoa học công nghệ.

- Dựa vào cơ sở lý luận thông tin và thư viện học.

- Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu lý luận về tổ chức và bảo quản kho tài liệu và những tài liệu có nội dung liên quan đến khóa luận.

- Dựa vào thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm TT-TV Đại học Giao thông Vận tải.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã sử dụng các phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và


một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Khảo sát thực tế, trao đổi, thu thập, thống kê số liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp.

6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận: Đề tài khóa luận góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết chung về ý nghĩa, vai trò của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu đối với ngành Trung tâm đồng thời những giá trị khoa học cho công tác tổ chức và bảo quản mang lại cho các thư viện nói chung.

Về mặt thực tiễn: Khóa luận đưa ra các ý kiến, đánh giá, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin

–Thư viện nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của một thư viện trường đại học.

7. Bố cục của khóa luận

Với bất cứ một đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài khóa luận, ngoài lời cảm ơn, phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của Khóa luận gồm:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan và thực trạng công tác tổ chức, bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải

Chương 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông vận tải

Chương 3: Nguyên tắc thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC, BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1. Giới thiệu tổng quan

1.1.1. Giới thiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải

Trường Đại học Giao thông vận tải (GTVT) có tiền thân là Trường Cao đẳng công chính, được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng vào ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghị định của Bộ giáo dục và Bộ giao thông công chính.

Trong giai đoạn 1945 đến 1960, Nhà trường đã đào tạo được nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, kiến trúc phục vụ công cuộc kháng chiến cứu quốc và phát triển đất nước.

Ngày 24 tháng 03 năm 1962, trường được chính thức mang tên Trường Đại học GTVT theo quyết định số 42/CP của Hội đồng chính phủ.

Ngày 27 tháng 04 năm 1990, cơ sở 2 của Trường tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 139/TCCB của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

Ngày 15 tháng 11 đã trở thành ngày truyền thống của Trường. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2010 Trường có tổng số 1055 cán bộ, giảng viên, công nhân viên. Trong đó có gần 789 giảng viên với 50 Giáo sư, phó giáo sư, 119 Tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 333 Thạc sỹ đảm nhận đào tạo, quản lý gần 30.000 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thuộc 69 chuyên ngành Đại học, 16 chuyên ngành Thạc sỹ và 17 chuyên ngành Tiến sỹ.

Trường Đại học GTVT là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực GTVT của cả nước. Trong 60 năm qua Trường

đã đào tạo được trên 40.000 Kỹ sư, trong đó có trên 200 Kỹ sư cho hai nước bạn


Lào và Campuchia, gần 1000 Thạc sỹ, Tiến sỹ trong đó có 40 Thạc sỹ cho nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Các công trình giao thông lớn của đất nước như đường 559, đường sắt thống nhất, cầu Thăng Long, Cầu Mỹ Thuận, hầm Hài Vân, cầu Bãi cháy, các tuyến đường cao tốc,... đều có sự tham gia của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường.

Phát huy truyền thống 60 năm qua, mục tiêu của Trường đến năm 2010 và những năm tiếp theo sẽ trở thành Trường Đại học kỹ thuật và kinh tế đa ngành với chất lượng và trình độ cao, đầu ngành trong lĩnh vực Giao thông vận tải của đất nước, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn và có uy tín, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.1.2. Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải

1.1.2.1. Lịch sử hình thành

Cùng với sự ra đời và phát triển của Trường Đại học Giao thông vận tải, Trung tâm thông tin được manh nha ra đời từ năm 1962, ban đầu là một bộ phận nhỏ trực thuộc phòng Giáo vụ cùng với Ban phiên dịch và Ban giáo vụ. Năm 1984, Thư viện được tách ra thành đơn vị độc lập trực thuộc Trường với 14 thành viên.

Ngày 21/2/2002 Trung tâm Thông tin-Thư viện được thành lập theo quyết định số 753 QĐ-BGD&ĐT – TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở ghép giữa Thư viện và Bộ phận quản trị mạng. Với dự án mức A, B của ngân hàng thế giới, Trung tâm được trang bị hệ thống máy tính hiện đại và có thêm phòng internet tạo điều kiện cho NDT tiếp cận với công nghệ thông tin. Trong thời gian này, Trung tâm cũng bắt đầu sử dụng khung phân loại Dewey (DDC) thay cho BBK.

Năm 2004, với dự án giáo dục mức C đã làm thay đổi cơ bản chất và lượng cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm TT-TV. Là một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, Trung tâm TT – TV có nhiệm vụ tổ chức các dịch vụ thông tin tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường Đại học Giao thông Vận tải. Ngoài ra, Trung tâm TT – TV là một


thành viên của Hiệp hội thư viện các trường đại học phía Bắc và hoạt động theo quy chế của Hiệp hội. Với mục tiêu do Trường đặt ra thì thư viện đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, được lãnh đạo nhà trường quan tâm và là giảng đường thứ hai để sinh viên, học viên nghiên cứu và học tập.

1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng chính

Giữ gìn, bảo quản giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin khoa học phục vụ cho công tác Đào tạo NCKH của nhà trường.

Thu thập, tàng trữ, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, và số lượng đông đảo là sinh viên.

Nhiệm vụ

Thu thập, bổ sung, xử lý và cung cấp tài liệu, thông tin về các lĩnh vực khoa học cơ bản, lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực khoa học khác nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của NDT. Tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tư liệu ĐHGTVT bao hàm tất cả các loại hình ấn phẩm và vật mang tin. Tổ chức phục vụ, hoạt động giới thiệu sách mới, thông tin - thư mục và hướng dẫn cho NDT khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện; Phục vụ cung cấp giáo trình, sách tham khảo cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường thông qua quầy bán sách. Thu thập các xuất bản phẩm do Trường xuất bản, các luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường bảo vệ trong nước và nước ngoài. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Trung tâm, tham gia xây dựng, phát triển và quản lý mạng thông tin Trung tâm, từng bước hiện đại hóa thư viện. Nghiên cứu, đề xuất các ý kiến và phương án xây dựng, củng cố và phát triển nguồn tin, Trung tâm phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của trường. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất cho ban lãnh đạo Trung tâm TT-TV và Trường. Xây dựng nội dung về quản lý và sử dụng tài sản của Trung tâm, kiểm tra, giám sát

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí