Tỷ Lệ Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản So Với Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản


sản thì tạo ra 1 đồng tăng trưởng. Trong khi, hệ số ICOR bình quân của ngành nông-lâm và nền kinh tế lần lượt là 4,40 và 5,36; tức là bỏ 4,40 đồng vốn đầu tư để sản xuất nông-lâm nghiệp và 5,36 đồng vốn đầu tư của nền kinh tế mới tạo ra 1 đồng tăng trưởng. Như vậy, hiệu quả đầu tư trong sản xuất thủy sản tốt hơn so với hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và của khu vực sản xuất nông-lâm nghiêp.

2.3.3.2. Năng suất lao động

Năng suất lao động của ngành thủy sản liên tục tăng từ 4,83 triệu đồng/người/năm (năm 1990) lên 34,68 triệu đồng/người/năm (năm 2008). Năng suất lao động của ngành thủy sản cao hơn 3 lần so với năng suất lao động của ngành nông, lâm nghiệp và cao hơn 1,2 lần so với năng suất lao động chung của cả nền kinh tế.

Bảng 2.19: Năng suất lao động của nền kinh tế và khối Nông-Lâm-Thủy sản



Năm

NSLĐ, triệu VND/người/năm

Tốc độ tăng NSLĐ, %

Cả nước

Nông, lâm

Thủy sản

Cả nước

Nông, lâm

Thủy sản

1990

1,43

0,70

4,83




1991

2,55

1,40

7,18

78,77

100,07

48,73

1992

3,58

1,66

8,91

40,39

18,12

24,10

1993

4,44

1,79

10,49

24,02

7,79

17,78

1994

5,53

1,94

11,30

24,55

8,51

7,76

1995

6,93

2,41

14,40

25,32

24,12

27,36

1996

8,06

2,81

19,17

16,31

16,86

33,13

1997

9,09

2,99

18,14

12,78

6,29

-5,35

1998

10,25

3,41

19,25

12,76

13,97

6,13

1999

10,90

3,69

19,19

6,34

8,28

-0,32

2000

11,74

3,98

15,07

7,71

7,78

-21,46

2001

12,48

4,02

16,53

6,30

0,99

9,68

2002

13,56

4,45

15,86

8,65

10,68

-4,04

2003

15,12

4,94

18,19

11,50

11,06

14,66

2004

17,20

5,58

19,56

13,76

13,02

7,53

2005

19,62

6,27

22,23

14,07

12,40

13,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.



Năm

NSLĐ, triệu VND/người/năm

Tốc độ tăng NSLĐ, %

Cả nước

Nông, lâm

Thủy sản

Cả nước

Nông, lâm

Thủy sản

2006

22,48

7,15

24,64

14,58

13,99

10,89

2007

25,89

8,41

28,22

15,17

17,58

14,50

2008

32,90

12,16

34,68

27,07

44,60

22,89

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu Tổng cục Thống kê


Tốc độ tăng năng suất lao động trong thời kỳ 1990-2008 đạt 11,58%/năm và mức tăng tuyệt đối là 29,85 triệu VND trên một lao động làm việc so với năm 1990. Khi năng suất lao động cao và tăng nhanh, không những có tác động tích cực tới tăng trưởng VA mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra nhiều, từ đó có cơ hội tăng tích lũy nhằm tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống.

Biểu đồ 2.10 cho thấy xu thế tăng năng suất lao động của ngành thủy sản liên tục, năm sau cao hơn năm trước trong suốt giai đoạn 1990-2008. Đây là dấu hiệu tích cực vì tăng năng suất lao động là điều kiện quan trọng để người lao động có thể cải thiện đời sống và tăng tích lũy để tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản trong thời gian tới.

Biểu đồ 2 10 Năng suất lao động của ngành thủy sản 2 3 3 3 Năng suất nhân 1

Biểu đồ 2.10: Năng suất lao động của ngành thủy sản


2.3.3.3. Năng suất nhân tố tổng hợp

a. Mô hình hồi quy giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm theo vốn và lao động

Sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích mô hình hồi qui bao gồm hai biến giải thích quan trọng, đó là các yếu tố sản xuất cơ bản : vốn và lao động trong lĩnh vực sản xuất thủy sản.

Mô hình : Log(VA) = 1+2*Log(K)+3*Log(L)+Ui (2.7)

Chúng ta có kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất ở bảng 2.20 sau đây:

Bảng 2.20: Hồi qui lôgarít giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm theo vốn và lao động, 1990-2008

Biến phụ thuộc: LOG(VA)

Phương pháp: Bình phương nhỏ nhất Mẫu: 1990 2008

Số quan sát: 19

Biến số Hế số hồi quy

Độ lệch tiêu chuẩn


Thống kê T Giá trị P-value


C

3.478725

0.391421

8.887416

0.0000

LOG(K)

0.491044

0.125518

3.912157

0.0012

LOG(L)

0.141938

0.118174

1.201093

0.2472

Hệ số xác định 0.973506 Giá trị trung bình của biến phụ thuộc

8.800044

Hệ số xác định đã điều chỉnh

0.970194 Độ lệch tiêu chuẩn của biến phụ thuộc

0.381594

Độ lệch tiêu chuẩn của hàm hồi quy

Tổng bình phương của

0.065880 Tiêu chuẩn Akaike -2.458036


các phần dư


Lôgarít hàm hợp lý

26.35134 Thống kê F

293.9555

Thống kê Durbin-Watson

0.519532 Xác suất của thống kê F

0.000000

0.069442 Tiêu chuẩn Schwarz -2.308914


Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu Tổng cục Thống kê


* Phương trình hồi qui :

Log(VA) = 3,48 + 0,491* Log(K) + 0,142*Log(L) (2.8)


Theo phương trình (2.8), khi lao động không thay đổi, nếu vốn tăng 1% có tác động làm VA tăng 0,491%; nếu vốn không thay đổi, gia tăng 1% lao động thì VA tăng 0,142%.

b. Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào

Hơn hai mươi năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) của ngành thủy sản Việt Nam liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng bình quân hàng năm là 7,35%.

Tuy vậy, vấn đề nổi lên hiện nay là chất lượng tăng trưởng liên quan đến tỷ trọng đóng góp của TFP còn thấp. Sự tăng trưởng ngành thủy sản đạt được chủ yếu do tăng vốn và số lượng lao động chứ không phải là do nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, phát triển nhanh khoa học công nghệ và trình độ quản lý.

Điều này đe doạ tính bền vững của tăng trưởng ngành thủy sản trong hiện thời và tương lai, tạo ra mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng về số lượng và chất lượng làm cho hiệu quả tăng trưởng không cao.

Bảng 2.21: Đóng góp của các yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm, 1990-2008


Năm

Tốc độ tăng (%)

Hệ số đóng góp của

Tốc độ tăng VA do (%)

VA

Vốn

Lao động

Vốn

Lao động

Vốn

Lao động

TFP


1

2

3

4

5

6=2x4

7=3x5

8

1991

15,84

8,03

10,58

0,491

0,142

3,94

1,50

10,40

1992

3,76

4,74

10,83

0,491

0,142

2,33

1,54

-0,11

1993

9,21

3,45

8,86

0,491

0,142

1,70

1,26

6,26

1994

1,61

2,57

10,29

0,491

0,142

1,26

1,46

-1,11

1995

10,50

3,05

9,87

0,491

0,142

1,50

1,40

7,60

1996

4,09

3,55

10,13

0,491

0,142

1,74

1,44

0,90

1997

0,97

8,54

9,53

0,491

0,142

4,20

1,35

-4,58

1998

4,30

14,96

7,88

0,491

0,142

7,34

1,12

-4,16



Năm

Tốc độ tăng (%)

Hệ số đóng góp của

Tốc độ tăng VA do (%)

VA

Vốn

Lao động

Vốn

Lao động

Vốn

Lao động

TFP


1

2

3

4

5

6=2x4

7=3x5

8

1999

3,81

22,93

9,43

0,491

0,142

11,26

1,34

-8,79

2000

11,56

23,03

50,02

0,491

0,142

11,31

7,10

-6,85

2001

11,51

9,43

9,52

0,491

0,142

4,63

1,35

5,53

2002

5,68

9,84

18,38

0,491

0,142

4,83

2,61

-1,76

2003

7,69

8,44

3,45

0,491

0,142

4,15

0,49

3,05

2004

8,53

13,16

5,90

0,491

0,142

6,46

0,84

1,23

2005

10,66

12,27

5,54

0,491

0,142

6,03

0,79

3,85

2006

7,77

14,84

4,93

0,491

0,142

7,29

0,70

-0,22

2007

10,38

12,45

5,08

0,491

0,142

6,11

0,72

3,55

2008

5,62

9,12

3,05

0,491

0,142

4,48

0,43

0,71


Trung bình qua các thời kỳ


Thời kỳ

Tốc độ tăng VA (%)

Đóng góp theo điểm phần trăm (%)

Vốn

Lao động

TFP

1991-1995

6,21

1,69

1,41

3,10

1996-2000

5,09

8,45

2,56

-5,92

2001-2005

8,12

5,36

1,16

1,61

2006-2008

7,98

5,29

0,58

2,11

1990-2008

7,35

4,95

1,47

0,92

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu Tổng cục Thống kê

Hiện nay, tăng trưởng ngành thủy sản do yếu tố vốn và lao động còn chiếm chủ yếu, vai trò của TFP có tăng, nhưng còn rất thấp nếu so sánh ngay trong khu vực nông, lâm và thủy sản thì mức độ đóng góp của TFP của thủy sản có được cải thiện. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được xem xét dựa trên các yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp đó là hiệu quả đầu tư, chất lượng lao động được thể hiện qua năng suất lao động và tiến bộ khoa học công nghệ.


Theo bảng 2.21, TFP đóng góp cao nhất lên đến là 3,1 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản ở mức 7,98% trong thời kỳ 1991-1995; trong khi đó đóng góp của yếu tố vốn là 1,69 điểm phần trăm, còn lao động là 1,41 điểm phần trăm. Từ 2001-2008, tốc độ tăng lao động đã chậm lại, việc sử dụng vốn và lao động đã hiệu quả hơn dẫn đến TFP ngày càng tăng và tăng ổn định hơn. Điều đó cho chúng ta cái nhìn khả quan hơn về sự tiến bộ của ngành thủy sản.

Nhìn chung, tỷ trọng điểm phần trăm của các yếu tố đầu vào là vốn, lao động và TFP đóng góp đối với tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản đã phản ánh tính chất của tăng trưởng ngành thủy sản còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản chủ yếu dựa vào vốn và lao động sẽ khiến cho tăng trưởng ngành thủy sản thiếu tính bền vững, không ổn định, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trường vốn. Yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có lợi thế so sánh như giá rẻ, dồi dào… nhưng đây chỉ là lợi thế trong ngắn hạn đối với tăng trưởng ngành thủy sản.

2.3.3.4. Chi phí trung gian trong sản xuất thủy sản

Tốc độ tăng trưởng của giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) thấp hơn tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất thủy sản (GO) do tốc độ tăng chi phí trung gian cao, làm tỷ lệ của chi phí trung gian tăng lên. Tính chung trong thời kỳ 1990 - 2008, tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản bình quân là 10,63%/năm, nhưng tăng trưởng giá trị thủy sản tăng thêm bình quân chỉ đạt 7,35%/năm.

Chi phí trung gian thuộc lĩnh vực sản xuất thủy sản tăng cao do nhiều nguyên nhân; trong đó, có nguyên nhân khách quan như chi phí do phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai tăng; do giá cả xăng dầu tăng cao, giá hóa chất và thức ăn cho nuôi trồng thủy sản tăng cao.

Ngoài ra, quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa tốt, đầu tư theo phong trào hoặc tự phát, tình trạng dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, số lượng tàu công suất nhỏ tập trung khai thác quá lớn ở vùng biển ven bờ làm năng suất khai thác giảm liên tục,... do giá tiêu thụ sản phẩm trên thị trường bấp bênh.


Bảng 2.22: Giá trị sản xuất thủy sản, giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm

(theo giá so sánh 1994)



Năm

Giá trị, tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng, %

GO

VA

GO

VA

Chênh lệch

1990

8.135,2

3.570,3




1991

9.308,4

4.135,8

14,42

15,84

-1,42

1992

9.798,7

4.291,2

5,27

3,76

1,51

1993

10.707,0

4.686,5

9,27

9,21

0,06

1994

13.028,0

4.762,0

21,68

1,61

20,07

1995

13.523,9

5.262,0

3,81

10,50

-6,69

1996

15.369,6

5.477,0

13,65

4,09

9,56

1997

16.344,2

5.530,0

6,34

0,97

5,37

1998

16.920,3

5.768,0

3,52

4,30

-0,78

1999

18.252,7

5.988,0

7,87

3,81

4,06

2000

21.777,4

6.680,0

19,31

11,56

7,75

2001

25.359,7

7.449,0

16,45

11,51

4,94

2002

27.600,2

7.872,0

8,83

5,68

3,16

2003

30.602,3

8.477,0

10,88

7,69

3,19

2004

34.438,9

9.200,0

12,54

8,53

4,01

2005

38.726,9

10.181,0

12,45

10,66

1,79

2006

42.035,5

10.972,0

8,54

7,77

0,77

2007

46.663,3

12.111,0

11,01

10,38

0,63

2008

50.081,9

12.792,0

7,33

5,62

1,70

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu Tổng cục Thống kê

Tỷ trọng chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất thủy sản có xu hướng tăng dần qua các năm từ mức 56,11% (năm 1990) lên mức 74,46% (năm 2008) là do chi phí đầu vào của hầu hết các khâu đều tăng, từ mua con giống thủy sản, chi phí thức ăn và hóa chất, chi phí nhiên liệu, chi phí máy móc thiết bị và ngư cụ, chi phí vận chuyển, chi phí nhu yếu phẩm và đá bảo quản cho một chuyến biển,…Giai


đoạn 1999-2004, tốc độ tăng tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất thủy sản tăng cao nhất ở mức trên dưới 5%.

2.3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản

2.3.4.1. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thủy sản so với giá trị sản xuất thủy sản

Áp dụng công thức (1.7) ở chương 1 để tính toán tỷ lệ xuất khẩu và lấy tỷ giá VND/USD bình quân hàng năm để quy đổi, ta tính được kết quả tại bảng 2.23 sau đây:

Bảng 2.23: Tỷ lệ xuất khẩu trong giá trị sản xuất



Năm

Giá trị xuất khẩu, triệu USD

Giá trị sản xuất, triệu USD

Tỷ lệ xuất khẩu,

%

Nông sản

Lâm sản

Thủy sản

Nông sản

Lâm sản

Thủy sản

Nông sản

Lâm sản

Thủy sản

1990

783,2

126,5

239,1

3.840,6

344,9

379,8

20,39

36,68

62,96

1991

628,0

175,5

285,4

4.333,2

278,7

466,6

14,49

62,97

61,16

1992

827,6

140,8

307,7

4.408,4

275,7

541,1

18,77

51,07

56,86

1993

919,7

97,5

427,2

5.084,9

362,6

777,8

18,09

26,89

54,92

1994

1.280,2

111,6

556,3

5.946,8

416,0

1.075,7

21,53

26,83

51,71

1995

1.745,8

153,9

621,4

7.746,5

485,1

1.315,8

22,54

31,73

47,23

1996

2.159,6

212,2

696,5

8.398,3

544,9

1.467,4

25,71

38,94

47,47

1997

2.231,4

225,2

782,0

8.497,1

537,1

1.498,0

26,26

41,93

52,20

1998

2.274,3

191,4

858,0

8.538,3

480,0

1.440,8

26,64

39,87

59,55

1999

2.545,9

169,2

973,6

9.198,9

493,0

1.485,9

27,68

34,32

65,52

2000

2.563,3

155,7

1.478,5

9.125,4

542,3

1.872,5

28,09

28,71

78,96

2001

2.421,3

176,0

1.816,4

8.789,2

540,1

2.174,0

27,55

32,58

83,55

2002

2.396,6

197,8

2.021,7

9.495,4

550,7

2.431,2

25,24

35,92

83,16

2003

2.672,0

195,3

2.199,6

9.988,9

561,5

2.820,1

26,75

34,78

78,00

2004

3.383,6

180,6

2.408,1

10.939,2

574,8

3.423,1

30,93

31,42

70,35

2005

4.467,4

252,5

2.732,5

11.601,9

600,9

4.021,4

38,51

42,02

67,95

2006

5.352,4

297,6

3.358,0

12.353,1

645,0

4.641,4

43,33

46,14

72,35

2007

7.032,8

408,4

3.763,4

14.690,5

750,7

5.549,8

47,87

54,40

67,81

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022