Trên đây là những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp nhằm giúp cho HS, SV trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN”. Từ những lý luận này người viết nhận ra nhiệm vụ cần thiết phải khảo sát thực trạng của trường Cao Đẳng Cần Thơ để có những giải pháp khả thi và hiệu quả nhất nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đồng thời thu hút sự hứng thú của HSSV trong thời đại hiện nay đối với môn học GDQP – AN. Vận dụng những lý thuyết cơ bản vào thực tế dù rất khó khăn, song với những gì tích lũy được từ kinh nghiệm và tâm huyết với nghề người viết tin tưởng có thể góp phần cải thiện ít nhiều những tồn tại về việc dạy và học GDQP – AN trong tình hình chung.
Chương 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ
2.1. Tổng quan về trường Cao Đẳng Cần Thơ:
Trường CĐ Cần Thơ được thành lập 12/1976 với tên gọi Trường cao đẳng sư phạm Cần Thơ trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Bộ GD- ĐT; từ 11/08/2006 đến nay là trường CĐ Cần Thơ trực thuộc Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ và Bộ GD - ĐT. Trải qua 39 năm trường không ngừng đổi mới và phát triển; luôn đề cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực cho TP Cần Thơ mà còn khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó nhà trường cũng luôn quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt nhà trường luôn chú trọng đến công tác GDQP – AN, mà cụ thể là môn học GDQP - AN cho HS, SV của trường
2.2. Nhận thức của cán bộ giảng viên, HS, SV đối với môn học GDQP -AN:
2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên đối với với môn học GDQP - AN còn nhiều tồn tại
2.2.2. Nhận thức của học sinh - sinh viên đối với với môn học GDQP - AN chưa đúng đắn, còn mơ hồ, phiến diện
2.2.2.1. Tình hình, quá trình khảo sát 2.2.2.2. Kết luận rút ra sau khi khảo sát Kết luận: Qua việc phân tích các câu hỏi khảo sát như trên chúng ta thấy vấn đề nhận thức của đa số HS, SV đối với công tác GDQP - AN nói chung cũng như môn học GDQP - AN nói riêng còn nhiều sai lệch, phiến diện và mơ hồ; còn tồn tại nhiều bất cập. Những tồn tại đó nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập cũng như giảng dạy môn học GDQP - AN, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng môn học.
2.3. Thực trạng học tập môn GDQP – AN của HS, SV tại trường Cao Đẳng Cần Thơ:
2.3.1. Những kết quả đạt được a. Về việc thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN hàng năm Luôn thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ quân sự được giao.
b. Về cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh Chính vì vậy, giáo trình, tài liệu phục vụ cho môn học GDQP - AN luôn được đảm bảo; cơ sở vật chất, vũ khí trang bị cho môn học được đầu tư mua sắm hàng năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN - 1
Xem toàn bộ 16 trang tài liệu này.
Nhà trường luôn trang bị đầy đủ số lượng đầu sách, giáo trình phục vụ cho HS, SV học tập; bên cạnh đó trung tâm thông tin thư viện nhà trường cũng trang bị máy tính có kết nối mạng internet để sinh viên nghiên cứu tài liêu trên các trang mạng, cùng với đó là trang bị nhiều đầu sách, nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc mở mang tri thức cho người học.
c. Về nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh
d. Về phương pháp giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh
Kết quả đạt được trong những năm gần đây: Có HS, SV đạt kết quả tốt, xếp lọai xuất sắc, lọai giỏi tăng đáng kể. Thời gian lên lớp học tập của HS, SV có phần đầy đủ hơn trước, ít có tình trạng bỏ giờ bỏ buổi. Tinh thần học tập tự giác được cải thiện.
2.3.2. Nguyên nhân đạt được các kết quả nói trên
a. Nguyên nhân chủ quan:
Nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng bộ và chính quyền địa phương. Công tác giáo dục tư tưởng và ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ giảng viên và HS, SV.
b. Nguyên nhân khách quan:
Điều kiện cơ sở vật chất và sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể
2.3.3. Những khó khăn – hạn chế:
- Điều kiện sân bãi, vũ khí trang bị.
- Đội ngũ chuyên nghiệp
- Trình độ và ý thức HS, SV
Nguyên nhân là
- Ý thức về GDQP – AN của giảng viên và HS, SV chưa cao
- Điều kiện kinh phí và tổ chức
2.3.4. Bài học kinh nghiệm:
Từ những hạn chế nêu trên, trường Cao Đẳng Cần Thơ nói chung, tổ bộ môn GDQP – AN nói riêng và bản thân một giảng viên như tôi cũng tự rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là cần phải chấn chỉnh và thay đổi ngay từ nhận thức đến phương pháp giáo dục. Đây là việc cần làm không phải chỉ có ở một người mà phải thuộc về tất cả.
Bởi lẽ:
- Phải có sự nhận thức của giảng viên và HS, SV, cần nhất là việc giáo dục tư tưởng.
- Cần đổi mới phương pháp dạy học và nghiên cứu của Giảng viên, phương pháp học tập và nghiên cứu của HS, SV để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như tạo được hứng thú học tập trong HS, SV.
- Cần trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ phục vụ công tác dạy và học.
- Huấn luyện đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp và tận tâm.
Thiết nghĩ có như vậy thì chúng ta mới phần nào từng bước cải thiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại hiện nay. Song, việc đổi mới là vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm và thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH SINH VIÊN HỌC TẬP TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN HỌC GDQP - AN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ
3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý đối với môn học GDQP - AN
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo
- Tuyên truyền và giáo dục tư tưởng rộng rãi, sâu sắc
- Đổi mới, cải tiến công tác thi đua, khen thưởng, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng
- Công tác tổ chức cán bộ
3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, HS, SV về vị trí, tầm quan trọng của môn học GDQP - AN
- Nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên.
- Giáo dục ý thức học tập tích cực trong HS, SV về tầm quan trọng, vị trí chiến lược của bộ môn GDQP – AN.
3.3. Đổi mới một số phương pháp giảng dạy tích cực, nghiên cứu của giảng viên GDQP – AN
- Đổi mới toàn diện và sâu sắc các phương pháp dạy học tích cực, tạo cho HSSV niềm tin và sự yêu thích ngày càng cao đối với môn học GDQP – AN.
- Đổi mới phương pháp dạy và học theo trình độ và tình hình thực tế của HSSV.
- Tận dụng tích cực tiến bộ khoa học kỹ thuật trong dạy và học GDQP –AN
3.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá:
Kết hợp tự luận và trắc nghiệm cùng những hình thức kiểm tra thường xuyên để theo dõi kịp thời tình hình học tập của HS, SV.
3.5. Thay đổi quan điểm và phương pháp học tập, nghiên cứu của HS, SV với môn học GDQP – AN Phát huy tinh thần tự học tự nghiên cứu của HS, SV trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên
3.6. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh
Kêu gọi đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi, trang phục phục vụ công tác giáo dục QP – AN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Đối với trường Cao đẳng Cần Thơ công tác GDQP - AN luôn được Ban giám hiệu nhà trường cũng như các cán bộ, giảng viên quan tâm, thực hiện. Đặc biệt là việc tổ chức thực hiện dạy học môn học GDQP - AN chính vì vậy nên chất lượng môn học không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên qua nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp giúp học sinh sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học giáo dục quốc phòng – an ninh”, tôi thấy bên cạnh mặt mạnh thì vẫn còn một số tồn tại liên quan đến vấn đề nhận thức của một số cán bộ, giảng viên cũng như HS, SV đối với môn học còn hạn chế; cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học GDQP - AN đã hư hỏng và thiếu thốn ... Để giải quyết những vấn đề đó đề tài nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để giúp HSSV trường CĐCT học tập tốt và yêu thích bộ môn GDQP – AN. Dẫu biết rằng với những đặc thù riêng, trong điều kiện cho phép đề tài cũng chưa thể giải quyết hết những vấn đề quá lớn lao và sâu rộng. Song, với những phương pháp cải tiến đã trình bày trên một số thực nghiệm và thực dạy, người dạy và học cũng đã đạt được hiệu quả không nhỏ, chất lượng thực thụ được nâng lên và HSSV đã thấy yêu thích hơn, hứng khởi hơn khi tiếp cận bộ môn GDQP – AN.
KIẾN NGHỊ
- Tăng cường đầu tư, bảo đảm cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật nhằm đảm bảo môi trường làm việc – giảng dạy tốt nhất cho bộ môn GDQP-AN
- Lên phương án tuyển thêm đủ giảng viên theo yều cầu giảng dạy hiện tại và cả sau nay.
Tuy nhiên quá trình tuyển dụng phải cần chú trọng đến chất lượng giảng viên chứ không nên đặt nặng vào yêu cầu đủ về số lượng;
- Hoàn thiện các cơ chế về chế độ, chính sách đãi ngộ nhằm thu hút những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm về tham gia vào công tác giảng dạy tại bộ môn GDQP-AN;
- Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn học GDQP- AN cho sinh viên theo hướng dạy học tích cực, vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;
- Bên cạnh đó cũng cần nhanh chóng hoàn thiện và chuẩn hóa chương trình giảng dạy;
- Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các giảng viên tham gia các chương trình tập huấn, các lớp bồi dưỡng và học nâng cao nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn. Qua đó đảm bảo chất lượng truyền đạt kiến thức GDQP-AN cho sinh viên đang theo học tại nhà trường
Trên đây là một số kiến nghị của riêng người viết, những trăn trở, nhiệt huyết của chính một giảng viên đứng lớp, sau khi hoàn thành đề tài xin được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền; các cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà trường. Với mong mỏi đề tài “ Một số giải pháp giúp học sinh sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học giáo dục quốc phòng – an ninh” sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác GDQP – AN nói chung và giảng dạy tại trường CĐCT nói riêng. Đây là một vấn đề rất rộng, đề tài liên quan đến nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực khác nhau, với thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!