Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN - 1

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

"Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN".

HỌC VIÊN: BÙI THANH SANG

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Có một thực tế hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục quốc phòng nói chung và bộ môn GDQP - AN ở các trường học nói riêng, đó là việc dạy và học còn nhiều trì trệ, kém hiệu quả; học sinh, sinh viên chưa ý thức được vai trò quan trọng và thiết thực của bộ môn nên học tập qua loa, chưa đạt hiệu quả tích cực, thậm chí không có hứng thú yêu thích đối với môn học này.

Song song đó việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc đào tạo cán bộ giảng dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ và thật sự có tâm huyết với công tác GDQP - AN còn chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù nhiều năm trở lại đây các cấp chính quyền nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã có nhiều cải cách tiến bộ, sâu rộng hơn cho công tác GDQP - AN nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì thế tôi luôn cảm thấy trăn trở khi giảng dạy bộ môn này, với tâm huyết của bản thân và những gì đã tích lũy được qua quá trình học tập chuyên môn nghiệp vụ tôi đã quyết định lựa chọn một đề tài nghiên cứu mà theo tôi sẽ rất có ý nghĩa cho việc dạy và học bộ môn GDQP - AN: "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN".

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 16 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN - 1

6. Đóng góp của đề tài

7. Cấu trúc của đề tài

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những quy định cơ bản của luật GDQP – AN:

1.1.1. Bố cục Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh:

Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều.

1.1.2. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng

• Chương I. Những quy định chung; Chương này gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9).

• Chương II. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường; Chương này gồm 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13).

• Chương III. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 14 đến Điều 18).

• Chương IV. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 19 đến Điều 22).

• Chương V. Giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng an ninh; Chương này gồm 06 điều (từ Điều 23 đến Điều 28).

• Chương VI. Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 03 điều (từ Điều 29 đến Điều 31).

• Chương VII. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 14 điều (từ Điều 32 đến Điều 45).

• Chương VIII. Điều khoản thi hành; Chương này gồm 02 điều (Điều 46 và Điều 47).

1.2. Chương trình môn học GDQP – AN:

1.2.1. Đặc điểm môn học

“Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 1.2.2. Chương trình môn học GDQP - AN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

a) Đối tượng áp dụng

b) Mục tiêu đào tạo

c) Số lượng học phần, tín chỉ

d) Đánh giá kết quả học tập

e) Nội dung chương trình

• Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng

• Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh

• Học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK(CKC)

1.3. Lý luận về việc dạy và học GDQP - AN:

1.3.1. Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học được luật pháp quy định

• GDQP-AN là môn học có Chỉ thị của Bộ Chính trị chỉ đạo, môn học duy nhất được luật pháp quy định. Điều 17 chương III Luật Nghĩa vụ quân sự 1991 quy định

• Qua mỗi giai đoạn cách mạng và sự phát triển của giáo dục đào tạo chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông cho HS,SV đã được đổi mới nhiều lần cả nội dung và hình thức giảng dạy.

• Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Đây là đạo luật quan trọng, là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh thống nhất trên phạm vi toàn quốc, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và của mọi công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

1.3.2. GDQP - AN là một nội dung quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường

• Môn học GDQP - AN tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập theo năng lực của mình, tích luỹ kiến thức theo học phần, chứng chỉ. Sinh viên khi đã tích luỹ đủ học phần, chứng chỉ được dự thi lấy chứng chỉ môn học GDQP - AN theo Nghị định của Chính phủ, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.3.3. Giáo dục quốc phòng góp phần giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa

1.4. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực giúp HS, SV học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN.

Phương pháp dạy học GDQP – AN là một nhân tố cơ bản của quá trình dạy học ở trường cao đẳng, đại học, nó có quan hệ chặt chẽ với nội dung dạy học, nội dung dạy học quy định phương pháp nhưng ngược lại phương pháp có vai trò quan trọng giúp giảng viên, học sinh sinh viên dạy và học đạt hiệu quả thực hiện mục tiêu yêu cầu đề ra.

1.4.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học GDQP – AN ở cao đẳng, đại học:

* Giải thích thuật ngữ:

• Học tập tốt: Đối với môn GDQP – AN đặc thù là môn học đòi hỏi nhiều kỹ năng cả về lý thuyết lẫn thực hành. Chính vì vậy, khi đặt ra tiêu chí đánh giá đạt được mức độ tốt phải đảm bảo các nguyên tắc:

đạt kết quả học tập (điểm trung bình) từ khá trở lên; có kỹ năng ứng dụng tốt vào rèn luyện thể chất và tu dưỡng nhân cách, ứng dụng vào thực tế cuộc sống; hình thành được các kỹ năng kỹ xảo nhất định qua quá trình học tập thực hành; quá trình học tập không có sự đối phó, tích cực học tập, nghiên cứu.

• Yêu thích môn học: tiêu chí đánh giá HSSV yêu thích môn GDQP – AN là dựa vào hứng thú học tập của HS, SV chủ yếu dựa vào sự đánh giá trực tiếp của giáo viên mức độ chuyên cần của HS, SV không bỏ giờ bỏ buổi, không vi phạm nội quy,…; HS, SV không có thái độ xem nhẹ và không chán nãn khi học tập bộ môn; thái độ tích cực muốn học và rèn luyện; thậm chí có nhu cầu học và thấy đam mê.

1.4.2. Một số phương pháp tích cực hóa hoạt động dạy học và giúp học sinh sinh viên yêu thích bộ môn GDQP – AN

a) Quan điểm dạy học tích cực: Thuyết kiến tạo kiến thức

b) Một số phương pháp cụ thể:

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp học hợp tác

- Phương pháp đóng vai

Xem tất cả 16 trang.

Ngày đăng: 16/03/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí