Mục Tiêu Phương Diện Khách Hàng Của Jabil Việt Nam Đến Năm 2017


Bảng 3.3: Mục tiêu phương diện khách hàng của Jabil Việt Nam đến năm 2017


nguồn tổng hợp của tác giả Nhìn chung mục tiêu của công ty đặt ra trong 1

(nguồn tổng hợp của tác giả)

Nhìn chung, mục tiêu của công ty đặt ra trong giai đoạn tới là hiểu nhu cầu khách hàng và phục vụ tốt khách hàng.

Để thực hiện được mục tiêu trên phương diện khách hàng, công ty cần duy trì và cắt giảm tỷ lệ trả hàng của khách hàng, không còn than phiền nào từ khách hàng cũng như đạt được đánh giá cao từ khách hàng.


3.3.2.1 Giải pháp duy trì tiêu chuẩn chất lư ợng và tiến tới cắt giảm tỷ lệ trả hàng từ khách hàng

Với mục tiêu chỉ giao hàng tốt tới tay khách hàng đòi hỏi bộ phận kinh doanh phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, làm tốt vai trò cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận trong công ty. N hân viên kinh doanh chủ động tiếp xúc với các phòng ban có liên quan khi có sự thay đổi về thiết kế, chi tiết, hay các yêu cầu mới từ khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Để thực hiện giải pháp này, các nhân viên kinh doanh phải hiểu về cơ bản hoạt động sản xuất … nhờ sự hỗ trợ thông tin từ các bộ phận khác, nhằm cập nhật thường xuyên sự thay đổi về sản phẩm mới, tình hình sản xuất và nhu cầu khách hàng.


Các bộ phận sản xuất phải kết hợp với nhau nhằm đưa ra các biện pháp khắc

phục nguyên nhân trả hàng một cách nhanh nhất, phương pháp nâng cao hiệu quả phương diện nội bộ sẽ giúp công ty giảm được tỷ lệ hàng hư hỏng từ khách hàng


3.3.2.2 Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Với đặc thù của ngành EMS là gia công toàn bộ từ khâu đầu đến khâu cuối của sản phẩm cho khách hàng nên duy trì bộ tiêu chuẩn toàn diện đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ sản xuất cũng như củng cố niềm tin vào chất lượng toàn diện từ hoạt động của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển trong tương lai của công ty.


a. Để giảm sự than phiền của khách hàng, công ty cần khắc phục các lỗi sau trong quá trình sản xuất:

- Qua phân tích thực trạng tại chương 2, khách hàng than phiền chủ yếu tập trung vào các lỗi liên quan đến sự chậm trễ cập nhật sự thay đổi trong thiết kế và thông tin trong hệ thống sản xuất sẽ gây nên việc in nhãn hàng bị sai, tiếp tục sử dụng linh kiện cũ, hay thiếu chi tiết bổ sung theo yêu cầu của khách hàng. Để khắc phục, các nhân viên kỹ sư quản lý sản xuất cần lập danh sách kiểm tra - “check list”

– khi bất cứ có yêu cầu thay đổi nào và thông báo cho các bộ phận liên quan. Bộ phận chất lượng của dây chuyền sản xuất phải là người kiểm tra sự thực hiện của danh sách kiểm tra này.

- Thiết lập các quy trình nội bộ và chương trình đào tạo nhân viên nhằm khắc phục lỗi tự kiểm tra của nhân viên sản xuất phải được công khai công bố (thông tin nội bộ) kết hợp các biện pháp khen thưởng với nhằm giảm thiểu các các nguyên nhân gây ra p hàn nàn của khách hàng như trên.

- Luôn luôn giải quyết than phiền từ khách hàng một cách nhanh chóng, đảm bảo tính hợp lí và thỏa đáng cho khách hàng. Dựa trên nguyên tắc cơ bản: khách hàng không bao giờ sai.


b. Giải pháp nhằm đạt đánh giá BIC - 91 điểm từ khách hàng:

Q ua phân tích thực trạng, doanh nghiệp hiện đang được khách hàng đánh giá với kết quả sau:


Bảng 3.4: Mục tiêu về kết quả đánh giá từ khách hàng


Nguồn phòng kinh doanh Để nâng cao kết quả đánh giá của khách hàng công ty 2

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Để nâng cao kết quả đánh giá của khách hàng, công ty cần phải phát huy các mặt sau:

- Nâng cao chất lượng, kỹ thuật, hỗ trợ kỹ thuật

- Nâng cao khả năng đáp ứng, khả năng sáng tạo và phát huy sáng kiến từ nhân viên.

Để nâng cao các yếu tố hết sức căn bản trên thì yếu tố con người là yếu tố quyết định. Công ty cần phải :

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng cho hai bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là bộ phận tiếp nhận đơn hàng và bộ phận kinh doanh.

- Thành lập và phát triển nhóm nhân viên chuyên về thực hiện quá trình Giới thiệu sản phẩm mới và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng. Đây là bộ phận cầu nối giữa bộ phận kinh doanh và sản xuất. Phát triển mạnh nhóm nhân viên này sẽ giúp công ty nhận được nhiều đơn hàng mới và tạo đà tăng t rưởng trong tương lai.

Xây dựng một lực lượng nhân viên sản xuất tốt, ổn định, có khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ giỏi- đây là một mục tiêu đặt ra cho phương diện đào tạo & phát triển nguồn nhân lực.

Các nhân viên hiện tại của các bộ phận sản xuất cần được cập nhật và nâng cao kiến thức thường xuyên. Công ty thành lập một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ và nòng cốt làm công tác đào tạo nghề, qua đó đào tạo và phát triển nhân viên nhằm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng và sự phát triển.


Ngoài ra, các bộ phận sản xuất cần xây dựng riêng mục tiêu đào tạo và phát

triển nhân viên của mình và đây sẽ là KPI đánh giá hiệu quả làm việc của toàn bộ phận sản xuất đó.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện quy trình sản xuất Tinh gọn (Lean) rộng rãi trong nhân viên qua học tập, ứng dụng các kinh nghiệm sản xuất tốt tại các nhà máy khác của Jabil từ đó nhân viên tự đề cao ứng dụng và tiến tới xây dựng thói quen sản xuất Tinh gọn.


Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp:

- Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, tiến tới chủ động giảm giá cho khách hàng mà vẫn đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động.

- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nâng cao uy tín trong tương lai.

- Có thể nhiều cơ hội tăng trưởng doanh thu do khách hàng hiện tại và kể cả nhóm khách hàng trong tương lai nhờ uy tín, chất lượng và hiệu quả.


3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình kiểm soát nội bộ

Bảng 3.5: Mục tiêu phương diện nội bộ của Jabil Việt N am đến năm 2017


nguồn tổng hợp của tác giả 3 3 3 1 Các giải pháp duy trì và phát triển các 3

(nguồn tổng hợp của tác giả)


3.3.3.1 Các giải pháp duy trì và phát triển các quan hệ với nhà cung cấp nhằm tăng chất lượng hàng hóa đầu vào:

Theo phân tích từ đặc điểm của nhà cung cấp ngành EM S phân tích tại chương 2, do đặc thù của ngành công ty đang tham gia có tới hơn 80% là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, và công ty phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các nhà cung cấp các thiết bị chính như chất bán dẫn, rờ le, và tụ điện. M ặt khác, hiện nay khoảng 40- 60% các nhà cung cấp chính do khách hành chỉ định nên sự chủ động trong vấn đề thương thảo giá, điều kiện thanh toán cũng như chất lượng có phần hạn chế.

Với đặc điểm của các nhà cung cấp như trên tác giả đề nghị giải pháp sau:


a. Các giải pháp tăng cường phát triển năng lực nhà sản xuất, giảm tỷ lệ giao hàng lỗi và giảm tỷ lệ trả hàng của nhà cung cấp:

Để phát triển được năng lực và chất lượng hàng hóa trong nước nhằm giảm

tỷ lệ giao hàng lỗi, công ty cần tiếp tục:

- Hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, cung cấp thông tin về các yêu cầu của sản phẩm của công ty cho nhà cung cấp thường xuyên

- Hỗ trợ về các yêu cầu quản lý sản xuất cho mặt hàng đang cung cấp nhằm sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu, không cần kiểm tra đầu vào tại công ty.

- Yêu cầu nhà cung cấp về phải đạt tiêu chuẩn và tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng như ISO 9001:2000.

- Thường xuyên cập nhật tình hình nhà cung cấp công khai trên mạng của công ty nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp với nhau.

- Ngoài ra, công ty cần có nhân viên chuyên đi tìm kiếm và phát triển nhà cung cấp nội địa cho các mặt hàng có thể thay thế nhập ngoại như các chi tiết nhựa, bao bì, chì và các công cụ sản xuất khác nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp nộ địa, tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

- Chính sách hỗ trợ nhà cung cấp khi có vấn đề về chất lượng: nhằm phát triển lực lượng nhà cung cấp ở nội địa có được nguồn hàng hóa rẻ và chất lượng và tại chỗ, giúp công ty chủ động, linh hoạt trong sản xuất ...


Để nâng cao chất lượng từ nhà cung cấp nước ngoài, công ty cần nâng cao

khả năng cung ứng của nhóm nhà cung cấp này trên các phương diện:

Nâng cao chất lượng hàng hóa đầu vào:

- Phát triển nhân viên cung ứng cho riêng nhà máy Việt Nam thay vì sử dụng nhân viên cung ứng chung toàn tập đoàn nh

- Nhân viên mua hàng cần gửi thông báo, đánh giá và các yêu cầu cần khắc phục tới các nhà cung cấp, thường xuyên theo dòi nhằm đảm bảo các lô hàng kế tiếp không bị lỗi.

Kế hoạch kiểm tra quy trình sản xuất của nhà cung cấp tại nước sở tại:

Nhân viên phụ trách thu mua tại Việt nam chịu trách nhiệm thông báo cho bộ

phận cung ứng toàn tập đoàn nhằm có kế hoạch kiểm tra, hỗ trợ nhà cung cấp tại chính nước họ. Cần có kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp thay thế nếu không khắc phục lỗi như yêu cầu.


Kiểm soát lượng đặt hàng ở mức tối ưu:

Jabil Việt nam cần tận dụng ưu thế của công ty mẹ kết hợp với thông tin từ toàn bộ tập đoàn nhằm đặt hàng ở mức hiệu quả cao nhất. Kết hợp thương thảo khả năng thay đổi đơn hàng nhằm giảm thiểu rủi ro khi khách hàng thay đổi kế hoạch sản xuất.

b. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho: giảm số ngày hàng tồn kho từ 62 ngày hiện nay xuống còn 48 ngày.

Có hai cách giúp công ty giảm số ngày hàng tồn kho bằng cách:

- Giảm tốc độ tăng của trị giá hàng tồn kho so với tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn hàng bán: khi thực hiện nhóm giải pháp về tăng trưởng doanh thu

- Nâng cao khả năng giao hàng đúng hạn (Just in time- JIT)(Hồ Tiến Dũng, 2009) của nhà cung cấp nhằm giảm giá trị hàng tồn kho: không giao hàng sớm hoặc trễ nhằm tránh sự lãng phí về mặt thời gian và nguồn lực.

Để thực hiện được hai cách trên, công ty nên thực hiện các hoạt động sau:

 Quản trị hàng tồn kho hiệu quả:


o Lập danh mục hàng tồn kho có giá trị cao, số lượng ít nhằm quản lý

chặt chẽ giá trị hàng tồn kho, cắt giảm lượng hàng tồn bằng cách sử dụng đơn đặt hàng, giao hàng linh hoạt.

o Giao trách nhiệm cho nhân viên thu mua và nhân viên kho thường xuyên kiểm tra mức tồn kho dự trữ tối thiểu và điều chỉnh theo chất lượng nhà cung cấp, tránh dự trữ hàng không cần thiết.

o Đưa chỉ tiêu trị cắt giảm giá hàng tồn kho vào KPIs của nhân viên

mua hàng và kho

o Thường xuyên cập nhật và thương lượng với nhà cung cấp về xuất bán lại hàng tồn kho bị lỗi thời, không có đơn đặt hàng, hoặc chuyển cho các chi nhánh khác.

 Nâng cao khả năng JIT của nhà cung cấp:

o Đưa chỉ tiêu giao hàng đúng hạn với nhà cung cấp. Yêu cầu giải trình lý do khi giao hàng sớm hơn yêu cầu làm hạn chế quyền từ chối đơn hàng hay chiếm dụng diện tích kho và ảnh hưởng xấy đến vòng quay vốn tại công ty.

o Đưa vào điều kiện thương thảo ở cấp độ toàn tập đoàn cho các nhà cung cấp chưa đạt chuẩn này như hạ giá mua, tính phí kho bãi cho nhà cung cấp.

o Phát triển mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nhằm đạt được thỏa thuận nhà cung cấp đồng ý dự trữ một lượng hàng hợp lý (bằng mức dự trữ tối thiểu) tại kho của Jabil nhưng công ty chỉ trả tiền khi thực tế sử dụng. H iện nay công ty chỉ mới phát triển được một số ít các nhà cung cấp dạng này. Đồng thời công ty cũng nâng cao khả năng quản lý hàng hóa của nhà cung cấp khi phát triển được lưc lượng này.


Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp:

- Công ty cắt giảm chi phí sở hữu tổng thể và tăng chất lượng hàng hóa đầu

vào.

- Giảm được tỷ lệ giao hàng lỗi và trả hàng cho khách hàng nên giảm được

thời gian chết, chi phí liên quan đến kiểm tra.

- Công ty cần tiếp tục phát triển lực lượng nhà cung cấp nhằm có thể mua được hàng hóa chất lượng tốt không cần kiểm tra đầu vào.


- G iảm được trị giá hàng tồn kho: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, diện tích

- Phát triển các nhà cung cấp trong nước nhằm tự chủ hơn về mặt thời gian và chi phí.


3.3.3.2 Các giải pháp nâng cao chất lư ợng sản xuất nhằm cắt giảm chi phí hàng hư hỏng, lỗi trong quá trình sản xuất:

H àng hư hỏng và lỗi trong sản xuất tại Jabil Việt N am xảy ra tại hai nơi: hàng hư hỏng trong khâu lắp ráp và hàng hư hỏng trong khâu sản xuất bằng máy

Cắt giảm chi phí hàng hư hỏng trong khâu lắp ráp:

Để thực hiện mục tiêu: giảm tỷ lệ hàng hư hỏng trên doanh thu từ 0.6% hiện nay xuống 0.35% trong vòng 5 năm tới, công ty có hai cách thực hiện: giảm chi phí hư hỏng và tăng hiệu quả của quy trình sản xuất.

Q ua phân tích thực trạng hàng hư hỏng tại chương 2, công ty cần thực hiện các giải pháp sau nhằm giảm lượng hàng hư hỏng này bao gồm:

- Khắc phục 83% tình trạng hư hỏng, trầy xước nguyên liệu trong quá trình sản xuất bằng cách lựa chọn và thay thế các đồ dùng, thiết bị sản xuất phù hợp với đặc tính sủa sản phẩm như chuyển đựng từ khay cứng sang khay mềm nhằm giảm sự trầy xước cho chi tiết điện tử. Khắc phục tình trạng thiếu đồ gá cục bộ, thiết bị sản xuất gây nên tình trạng hàng bị hư hỏng do chèn ép bằng cách nâng cao khả năng bao quát của nhân viên Tổ trưởng và giám sát sản xuất.

- Tiếp tục nghiên cứu các chương trình sản xuất bằng hình ảnh nhằm giúp công nhân làm đúng ngay từ đầu, các thông báo đơn giản về yêu cầu của sản phẩm đang sản xuất sẽ giúp giảm hư hỏng trong quá trình sản xuất một cách nhanh chóng. Cập nhật các thao tác thường xuyên cho công nhân khi chuyển mã hàng sản xuất nhằm giúp họ tự nhận thấy các vấn đề cần phải cải tiến.

- Huấn luyện các thao tác bằng tay cho công nhân đặc biệt các công nhân mới và nhân viên ca ba. Bố trí thời gian xử lý các chi tiết dễ bị gãy chân vào đầu các ca sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022