Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 18



+ Trong nội bộ khu vực, dọc các tuyến đường đi, trên các thuyền chuyên chở khách phải bố trí các thùng rác và thường xuyên thu gom rác.

+ Tuyên truyền, giáo dục và có quy định kèm theo các biện pháp tài chính để các đơn vị kinh tế, xã hội tự phân chia rác thải thành các loại dễ phân huỷ, khó phân huỷ, không phân huỷ, các loại có thể tái sử dụng.... trước khi tập trung về cơ sở xử lý.

+ Có phương án để thu gom rác thải trên khắp địa bàn du lịch, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường đi đôi với các biện pháp hành chính.

+ Xây dựng các cơ sở xử lý rác thải cũng như các phương tiện để thu gom

chuyên chở rác thải từ các nơi về trạm xử lý.

+ Sử dụng triệt để quy tắc: Giảm thải, tái sử dụng, tái chế.

+ Để bảo vệ cảnh quan, có các biện pháp giải quyết vấn đề lấy lộc, thắp hương...của du khách và các tệ nạn phá núi, rừng của dân cư tại đây.

.Hệ sinh thái:Bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách cho các cấp chính quyền và nhân dân ở đây.

Với toàn bộ diện tích được rừng bao phủ trước đây, do bị nhân dân chặt phá nay chỉ còn khoảng 10% diện tích đất tự nhiên, nhiều loài cây cùng với chim, thú đã biến mất khỏi khu vực này. Các đặc sản nổi tiếng xưa nay của Hương Sơn như mơ, rau sắng đã vắng bóng dần.

Để bảo vệ hệ thực vật ở đây, thiết nghĩ rằng cần phải thực hiện các biện pháp:

+ Quây khu bảo vệ các diện tích rừng hiện có. Song song với việc đó là tiến hành trồng rừng phủ kín các diện tích còn trống, cải tạo các quang cảnh cây xanh trong khu vực, vừa làm tăng thêm mức độ hấp dẫn đối với du khách phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn gen cây gỗ tại đây, bảo toàn và phục hồi đa dạng sinh học khu vực.

+ Hệ thực vật thuỷ sinh trên suối Yến và các mặt nước trong vùng là bức tranh phong phú gây ấn tượng mạnh đối với du khách trên đường hành hương vào cõi tâm linh, do vậy cần thiết phải có biện pháp bảo vệ và phát triển hệ thực vật thủy sinh này để du khách lúc ra về luôn ghi nhớ về bức tranh sơn thuỷ hữu tình nơi đây.

Về nguồn tài nguyên động vật, nơi đây trước kia đã có nhiều loài chim thú, nay vì không có phương án bảo vệ các loài động vật ở đây trước nạn săn bắn của



nhân dân địa phương nên đến nay đã có nhiều loài không còn thấy ở đây nữa. Do vậy cần thiết phải có các quy định cũng như việc theo dõi, các biện pháp hành chính xử lý các vi phạm bảo vệ động vật ở đây, đồng thời phải có kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài phù hợp vừa góp phần bảo toàn đa dạng sinh học, vừa tăng thêm mức độ hấp dẫn và sinh động cho du khách viếng thăm, đồng thời có thêm sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế địa phương.

Các biện pháp gìn giữ tài nguyên nhân văn:

+ Có các dự án trình các cơ quan chức năng xét duyệt và cấp vốn đầu tư để giữ gìn nâng cấp các di tích cảnh quan, tuyên truyền quảng cáo xúc tiến du lịch. Nguồn vốn này có thể huy động từ các doanh nghiệp du lịch và một phần trích từ các lệ phí phục vụ du lịch.

+ Hướng đầu tư vào các lĩnh vực phát triển khu du lịch tổng hợp, khai thác

hợp lý tiềm năng.

+ Các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết tình trạng lấn chiếm các di

tích cảnh quan.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo các sản phẩm du lịch có chọn

lọc, độc đáo, hấp dẫn để giới thiệu ưu tiên trên các thị trường trong nước và quốc tế.

+ Chuẩn bị tốt các điều kiện để tiến hành hợp tác với các tỉnh, đặc biệt với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu các sản phẩm du lịch của Hương Sơn.

+ Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ quản lý của các cơ sở du lịch phù hợp với nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng về khoa học - công nghệ - môi trường để tăng cường năng lực quản lý môi trường trong các hoạt động du lịch, xây dựng và thực hiện việc monitoring môi trường du lịch.

+ Thực hiện và đẩy mạnh giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân Hương Sơn về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng cũng như có các biện pháp thích hợp để tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch đối với khách du lịch, đồng thời có các biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm.



3.6. Một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ du lịch

+ UBND thành phố Hà Nội sớm xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể, bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa kết hợp với đầu tư, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ lưu trú, làm cho các di tich và điểm du lịch này trở thành điểm đến ấn tượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bộ VHTTDL chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dưng và trình UNESCO công nhận khu di tích thắng cảnh Hương Sơn trở thành di sản thiên nhiên của thế giới.

+ Tổng cục Du lịch sớm trình Chính phủ công nhận khu di tích thắng cảnh Hương Sơn trở thành khu du lịch quốc gia.

+ Sở VHTTDL Hà Nội tăng cường chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở giúp địa phương trong các công tác: Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển khu di tích thắng cảnh, về quản lý khu di tích thắng cảnh, về đào tạo nguồn nhân lực cho khu du lịch…v.v,

+ Sở VHTT&DL Hà Nội xem xét chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn

uống... theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được nhà nước quy định

+ UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

+ Đề nghị UBND huyện Mỹ Đức nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý đề xuất trong đề tài vào thực tế quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

+ Thực hiện những giải pháp đề xuất trong đề tài vào thực tế hoạt động quản

lý của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

+ Đầu tư kinh phí tiến hành rà soát lại để làm cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hương Sơn để xây dựng các định hướng mới phù hợp với hiện trạng của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng như xu hướng vận động phát triển của du lịch thế giới và trong nước.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tại khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội ở chương 2, trong chương 3 tác giả tác giả đã xác định các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược giai đoạn 2012-2020 cho Hương Sơn đồng thời tiến hành phân tích SWOT để đưa ra các định hướng chiến lược cho Hương Sơn trên cơ sở khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh để tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro do nguy cơ từ môi trường kinh doanh mang lại. Với các định hướng chiến lược đó, tác giả đã xây dựng và đề xuất các giải pháp chiến lược chức năng để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, gồm các giải pháp như sau:

- Giải pháp về Quy hoạch tổng thể phát triển khu DT-TC Hương Sơn

- Giải pháp về Tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh của khu DT-TC Hương Sơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

- Một số giải pháp khác

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất được kế hoạch triển khai các giải pháp trong các năm tiếp theo, phân tích được công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn.

Để tính khả thi được nâng cao, các chiến lược này phải được lựa chọn hoặc kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn góp phần thúc đẩy phát triển khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng như công tác quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.


KẾT LUẬN


Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, thắng cảnh Hương Sơn là hạt nhân của vùng trọng điểm phát triển du lịch Hương Sơn - Quan Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn với một hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng kết hợp với phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, trong đó nổi bật nhất chính là lễ hội chùa Hương kéo dài hơn 3 tháng thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hàng năm.

Trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch ở Hương Sơn đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế văn hoá xã hội của địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch ở Hương Sơn đang có những dấu hiệu tiêu cực đó là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch, sự suy thoái của môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hoá - xã hội... Tất cả là những dấu hiệu cho thấy Hương Sơn đang cần những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Vấn đề đặt ra trong đề tài này là nghiên cứu những đặc điểm môi trường kinh tế văn hoá - xã hội và chính trị, đánh giá chúng trong mối quan hệ qua lại với hoạt động quản lý du lịch để từ đó xây dựng được một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch Hương Sơn.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu hiện trạng quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dịch vụ du lịch tại khu di tích thắng cảnh này với mục đích đóng góp vào việc phát triển du lịch Hương Sơn tương xứng với tiềm năng du lịch và vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan, các giải pháp nêu trên mới dừng lại ở mức độ đề xuất, gợi mở.

Với những hạn chế nhất định của mình về lý luận, cũng như thực tiễn, bản luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn vì mục đích phát triển khu di tích thắng cảnh Hương Sơn bền vững.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tóm tắt Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời

ký 1995- 2010, Tổng cục Du lịch Việt Nam.

2. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP. Hà Nội thời kỳ

1997- 2010 và đến năm 2020, Sở Du lịch Hà Nội - UBND TP.Hà Nội, 1998.

3. Vũ Tuấn Cảnh, Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy

hoạch phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/1995.

4. Nguyễn Đình Hòe - Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, NXBĐHQGHN, 2002.

5. Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh và bùi Thanh Hương biên dịch), Phát triển

và quản lý du lịch địa phương, NXB Khoa học Bắc Kinh,2000.

6. Quy hoạch phát triển du lịch thắng cảnh Hương Sơn ,Viện Nghiên cứu Phát

triển Du lịch, 1998

7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế, xã hội Hà Nội - UBND TP.Hà Nội, 2011.

8. Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm

2030, Sở VHTT&DL - UBND TP. Hà Nội, 2010

9. Báo cáo thống kê huyện Mỹ Đức.

10. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch các năm từ 2006- 2010 (Sở Du lịch hà Tây; Sở VHTT&DL Hà Nội)

11. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây, Viện Nghiên cứu Phát triển

Du lịch, 2001

12. Marketing du lịch ( dịch từ nguyên bản tiếng Pháp La marketing

touristique) - Robert Langquar & Robert Hollier, 2002 - NXB Thế giới.

Internet:

1. Website: http://www.Dulịch.hay.vn/portal.php

2. Website: http://vietstock.vn/

3. Website: http://vietbao.vn/Kinh-te/Dulịch/



PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA


PHIẾU SỐ 01


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ


PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Kính gửi: Ông/bà:...........................................................................................

Chức vụ:.............................................................................................

Nơi công tác:.......................................................................................

Kính mong Ông(bà) hãy cho nhận xét của mình vào cột Mức độ quan trọng”

và “Phân loại” cho các yếu tố sau:

Cột mức độ quan trọng:

Gồm 6 yếu tố cơ hội và 8 yếu tố thách thức mà tôi đã lọc ra dựa vào những phân tích thống kê của sở du lịch Huyện Mỹ Đức -Hà Nội. Phân loại tầm quan trọng từ 0.0(không quan trọng) đến 1.0(rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này bằng 1 hay bằng 100(nếu tính theo %)

Cột phân loại:

Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố như sau: 1(là điểm yếu nhất); 2(điểm yếu nhỏ nhất); 3(điểm mạnh nhỏ nhất); 4 điểm mạnh lớn nhất



MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE)



STT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ

quan trọng

Phân loại

(1-4)

O1

Chính sách mở cửa hội nhập của nhà nước



O2

Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, có kỳ

quan của thế giới, chính trị ổn định



O3

Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định



O4

Ngành du lịch được nhà nước quan tâm rất lớn



O5

Tình hình thế giới có nhiều biến động, tâm lý khách du

lịch muốn tìm đến những an toàn hơn



O6

Chiến lược phát triển ngành du lịch tại khu DT-TC

Hương Sơn nằm trong chiến lược quốc gia



T1

Khu DT-TC Hương Sơn là cửa ngõ giao thương nhiều địa phương khác cũng như quốc tế ngành du lịch Việt

Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển



T2

Khủng bố, dịch gia cầm, sóng thần, thiên tai đã gây tâm

lý không tốt cho khách du lịch



T3

Gây tâm lý không tốt cho khách du lịch



T4

Ngành du lịch Việt Nam gặp sự cạnh tranh rất lớn



T5

Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu



T6

Khả năng đa dạng hóa sản phẩm còn yếu



T7

Quản lý yếu kém và ý thức chưa tốt của người dân



T8

Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ




Tổng cộng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 18

Xin cám ơn những lời nhận xét khách quan của Ông(bà). Những lời nhận xét này góp phần giúp cho nghiên cứu của tôi thấy rõ cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ du lịch của Huyện là gì? Ngành du lịch của Huyện đã khai thác tốt thế mạnh của mình hay chưa? Từ đó giúp cho nghiên cứu của tôi hay những chuyên gia của ngành du lịch huyện tìm ra những phương án, chính sách chiến lược để phát triển ngành dịch vụ du lịch trong thời gian tới.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí