Khuyến Nghị Đối Với Sở Giao Dịch Chứng Khoán


phần hóa tỷ lệ sở hữu của nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao nên chiếm quyền bổ nhiệm người quản lý mà không tôn trọng ý kiến của các cổ đông hay cách vận hành, quản lý công ty vẫn giữ nguyên.

Ngoài ra, cần hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của công ty thông qua quyền sở hữu cổ phần với việc quy định rõ vai trò của chủ sở hữu nhà nước. Luật số 69/2014/QH13 được ban hành năm 2014 về “Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp” đã tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, hoàn thiện cho việc đầu tư vốn nhà nước vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau nhiều năm thi hành Luật số 69 đã thể hiện những tồn tại, hạn chế bất cập và cần có sự thay đổi. Chẳng hạn, vấn đề vốn nhà nước và vai trò của nhà nước là chủ SH, Luật 69 gây ra sự lẫn lộn và khó phân biệt về mặt pháp lý giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của nhà nước. Khi nhà nước đầu tư vốn vào một doanh nghiệp thì nhà nước là một chủ sở hữu, lúc này tại doanh nghiệp chỉ có vốn của doanh nghiệp chứ không có vốn của nhà nước. Doanh nghiệp dùng vốn này để đầu tư vào các tài sản thì các tài sản đó là của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng, định đoạt. Tuy nhiên, khi xem vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp là do nhà nước làm chủ sở hữu thì nhà nước lại có quyền quyết định và định đoạt. Điều này mâu thuẫn với quyền được sử dụng, định đoạt với tất cả tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, cần có sự sửa đổi để phân tách được quyền sở hữu của nhà nước và quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chủ sở hữu nhà nước trong công ty chỉ nên đơn thuần là một chủ sở hữu như các cổ đông khác. Qua đó, các chủ sở hữu mới thông qua các cơ chế QTCT như HĐQT, thành viên HĐQT độc lập,.. kiểm soát được mức độ CNRR của công ty nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Mặc khác, kết quả nghiên cứu chỉ rõ tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam có mối quan hệ phi tuyến tính dạng chữ U. Điều này hàm ý rằng cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước để thúc đẩy công ty CNRR nhiều hơn nhằm theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên trong các nghành nghề, lĩnh vực hoạt động có rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu,… nhưng cần thiết cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thì không thể thiếu sự có mặt của các công ty sở hữu nhà nước. Các công ty tư nhân sẽ không muốn tham gia vào các lĩnh vực như vậy nên vai trò của công ty sở hữu nhà nước là rất quan trọng. Sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cao trong công ty có thể giúp hoạt động của công ty hướng đến phục vụ cho các mục tiêu xã hội hay thực hiện các chính sách của nhà nước.


- Khuyến khích sự tham gia sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn lực mạnh và kỹ năng quản lý tốt có thể mang lại cho CTNY cơ hội tăng vốn, mở rộng thị trường, tiếp thu được trình độ quản lý tiên tiến cũng như vận dụng các cải tiến mới vào các dự án của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ sở hữu nước ngoài thúc đẩy công ty CNRR nhiều hơn. Mức độ CNRR của công ty cao kết hợp với QTCT hiệu quả hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả tích cực trong kết quả hoạt động của công ty. Do vậy, cần phải có các chính sách để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu trong các CTNY Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Qua đó, các CTNY trong sẽ có cơ hội tìm được các chủ sở hữu nước ngoài có năng lực tài chính, năng lực quản lý và kinh doanh tốt tham gia hỗ trợ quản lý và điều hành công ty.

Để làm được điều này thì các chính sách mở cửa thị trường vốn, thu hút đầu tư nước ngoài cần tiếp tục được sửa đổi, ban hành phù hợp và thuận tiện cho nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa. Các quy định QTCT của quốc gia cần hướng các CTNY trở nên ngày càng minh bạch hơn, giảm bất cân xứng thông tin hơn nữa. Từ đó sẽ có các nhà đầu tư nước ngoài chất lượng cao tham gia sở hữu các CTNY trong nước. Qua đó, các CTNY có thể hoàn thiện hơn nữa quản trị của công ty, huy động thêm vốn từ nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng cần tiếp tục được xem xét duy trì phù hợp trong từng ngành nghề, lĩnh vực để đảm bảo sự hỗ trợ và bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước tránh khỏi việc bị thâu tóm, sáp nhập. Đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhưng gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.

5.2.2. Khuyến nghị đối với Sở Giao dịch chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc công bố thông tin và tuân thủ các quy định về niêm yết của các CTNY trên Sở GDCK. Chẳng hạn, công bố thông tin và sự tuân thủ quy định về số lượng, tiêu chuẩn của thành viên độc lập trong HĐQT. Công khai thông tin của CTNY và có cơ chế xử phạt đối với các CTNY khi vi phạm các quy định niêm yết và công bố thông tin.

- Tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam. Đồng thời giám sát hoạt động và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các CTNY với mục tiêu đảm bảo cho TTCK phát triển ổn định, bảo vệ các CTNY tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính, sáp nhập. Qua đó, giúp các CTNY tìm được các chủ sở hữu nước ngoài thực sự có chất lượng và có ý định đầu tư cùng hợp tác có lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTNY.

Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 18


5.2.3. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết

- Các CTNY có thể căn cứ trên các quy định của pháp luật và các định hướng, chiến lược phát triển của công ty để thiết lập quy mô HĐQT phù hợp nhằm kiểm soát việc CNRR của công ty. Chẳng hạn, nếu công ty muốn hiệu quả và năng suất hơn trong các quyết định CNRR nhiều hơn nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn thì quy mô HĐQT nhỏ sẽ giúp các việc đưa ra các quyết định CNRR dễ đạt được sự đồng thuận hơn.

- Các công ty cần bổ nhiệm thêm thành viên độc lập trong HĐQT, ít nhất là đạt tỷ lệ theo quy định của pháp luật. Sự tham gia của các thành viên độc lập trong HĐQT đại diện cho một nhân tố quản trị mạnh mẽ và hiệu quả có thể giám sát các nhà quản lý công ty khỏi việc CNRR không cần thiết cũng như bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Mặc dù hiện tại các quy định tính độc lập của thành viên HĐQT độc lập được quy định chặt chẽ và rõ ràng như độc lập về quan hệ nhân thân, độc lập về lợi ích kinh tế để đảm bảo họ có thể đưa ra được các quyết định thật sự độc lập. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy có nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự độc lập của các thành viên HĐQT độc lập, đặc biệt là trong tư tưởng mà khó có thể kiểm soát được. Chẳng hạn, thành viên HĐQT độc lập có xu hướng muốn củng cố vị trí và mối quan hệ của họ hay có xu hướng muốn làm hài lòng các thành viên HĐQT khác bởi vì họ có quyền bổ nhiệm thành viên HĐQT độc lập. Thậm chí, thành viên HĐQT độc lập còn muốn làm hài lòng cả ban điều hành bởi vì trong ban điều hành có nhiều thành viên HĐQT kiêm nhiệm. Do đó, định kỳ cần thuê tư vấn hoặc kiểm toán bên ngoài để đánh giá mức độ độc lập trong các quyết định thành viên HĐQT độc lập.

- CTNY cần cân nhắc bổ nhiệm thêm thành viên nữ trong HĐQT để phát huy các tác động tích cực của thành viên HĐQT nữ. Quan điểm chủ nghĩa cá nhân ít hơn và xu hướng né tránh sự không chắc chắn nhiều hơn của nữ giới so với nam giới có thể cung cấp các ý kiến đa chiều để xem xét việc CNRR toàn diện hơn. Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT cần được cân đối trong cơ cấu HĐQT. Tuy nhiên, số lượng thành viên nữ trong HĐQT (số tuyệt đối) cũng cần được chú ý. Kết quả nghiên cứu của Liu & cộng sự (2014) cho rằng 3 thành viên nữ trong số 15 thành viên của HĐQT có thể tạo ra một tác động mạnh mẽ hơn so với chỉ có 1 thành viên nữ trong số 5 thành viên của HĐQT dù hai HĐQT này có tỉ lệ nữ giới là tương tự nhau. Khi số thành viên nữ trong HĐQT có từ 3 thành viên trở lên, tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe nhiều hơn và làm tăng sự năng động của HĐQT (Trần Thị Giang Tân & Đinh Ngọc Tú, 2017).


- Sử dụng kết hợp phương án trả thù lao bằng quyền chọn cổ phiếu cùng với trả thù lao qua lương, thưởng và thu nhập khác bằng tiền để giảm bớt xung đột đại diện. Các khuyến khích thông qua quyền chọn nắm giữ cổ phiếu của công ty tạo cho các nhà quản lý động lực cống hiến nhiều hơn, từ đó giúp tối đa hóa giá trị công ty tốt hơn. Phương án trả thù lao thông qua quyền chọn cổ phiếu nên kết hợp đồng thời với việc hạn chế tối đa sự kiêm nhiệm các chức vụ trong ban giám đốc của thành viên HĐQT. Tách biệt tối đa vai trò thành viên HĐQT và thành viên ban giám đốc không những giúp đảm bảo sự độc lập của HĐQT mà còn giúp phương án trả thù lao bằng quyền chọn phát huy được hiệu quả, không làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khi tập trung quá nhiều cổ phiếu thưởng cho người vừa là thành viên HĐQT vừa là thành viên ban giám đốc.

- Các nhà đầu tư nước ngoài thường né tránh các công ty có quản trị công ty yếu và kém minh bạch. Do vậy, các CTNY trong nước muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư có chất lượng cao tham gia sở hữu để tận dụng và khai thác các lợi ích từ họ thì phải chứng tỏ rằng công ty mình có QTCT tốt hơn và minh bạch hơn các CTNY khác. Muốn vậy các CTNY trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc QTCT của quốc gia, hoàn thiện QTCT của công ty ngày càng hiệu quả hơn hướng đến minh bạch hơn, giảm thiểu bất cân xứng thông tin hơn. Từ đó, CTNY sẽ có được các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tốt tham gia sở hữu trong công ty nhằm huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, học hỏi được kinh nghiệm quản lý, vận hành công ty.

5.2.4. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư

- Các cổ đông cần tham gia đầy đủ và tích cực hơn vào các vấn đề QTCT. Cổ đông cũng cần yêu cầu khắt khe hơn về các thông tin liên quan đến QTCT hay mức độ CNRR được HĐQT và ban giám đốc cung cấp để kịp thời có ý kiến bảo vệ quyền lợi cho mình và các cổ đông khác.

- Nhà đầu tư có thể lựa chọn công ty phù hợp với chiến lược đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn của mình dựa trên tình hình QTCT hay xu hướng CNRR của công ty. Chẳng hạn, công ty có xu hướng CNRR cao thường nhắm đến các mục tiêu tăng trường nhanh trong ngắn hạn, trong khi đó công ty có mức CNRR thấp có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Ngoài ra, các thông tin QTCT (như tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT, thành viên HĐQT kiêm nhiệm ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài…) được công bố cũng có


thể tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng tức thời đến giá cổ phiếu. Ví dụ, khi công ty công bố thông tin bổ nhiệm thêm 1 thành viên HĐQT độc lập thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên 0,2%, nhưng nếu bổ nhiệm thêm 1 thành viên bên trong của doanh nghiệp thì không ảnh hưởng đến giá cố phiếu (Rosenstein & Wyatt, 1990). Do đó, nhà đầu tư cần nhìn nhận rõ xu hướng và nguyên nhân làm tăng/giảm giá cổ phiếu trong ngắn hạn và dài hạn để có quyết định đầu tư hợp lý.

5.3. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

- Luận án tập trung nghiên cứu tác động của một số nhân tố quản trị thuộc quản trị nội bộ mà chưa đề cập đến các nhân tố quản trị bên ngoài có tác động đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam. Nghiên cứu tác động của các nhân tố quản trị bên ngoài đến mức độ CNRR có thể mang lại những kết quả và hàm ý chính sách mới về QTCT để kiểm soát mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.

- Luận án tập trung đề cập đến tác động của QTCT đến mức độ CNRR mà chưa đề cập đến hướng tác động ngược lại của mức độ CNRR đến QTCT, điều này có thể gợi ý về hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai về tác động của mức độ CNRR đến QTCT của các CTNY trên TTCK Việt Nam.


Kết luận chương 5


Trong chương 5 tác giả tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu chính của luận án. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã tìm được, tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với các cơ quan quản lý bao gồm Chính phủ và Ủy ban chứng khoán nhà nước, khuyến nghị đối với Sở GDCK, khuyến nghị đối với các CTNY và nhà đầu tư về việc hoàn thiện QTCT để có thể kiểm soát mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.

Ngoài ra, một số hướng nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu tác động của các nhân tố quản trị bên ngoài đến mức độ CNRR hay nghiên cứu tác động của CNRR đến QTCT cũng được tác giả đề cập. Đây có thể là những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục được thực hiện trong tương lai để tìm hiểu về mối quan hệ giữa QTCT và mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.


KẾT LUẬN


Luận án này được thực hiện nhằm mục tiêu chính là tìm hiểu tác động của QTCT đến mức độ CNRR tại các CTNY trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị về QTCT để điều chỉnh mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đã có, tác giả đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu trong chương 1. Ở chương 2, tác giả đề cập cơ sở lý thuyết về QTCT, lý thuyết về mức độ CNRR của công ty và tác động của QTCT và các nhân tố đặc thù của công ty đến mức độ CNRR. Trong chương 3, kết hợp khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra ở chương 1 và cơ sở lý thuyết liên quan nêu ở chương 2, tác giả tiến hành đề xuất khung mô hình nghiên cứu cho luận án. Dựa vào khung mô hình nghiên cứu này, tác giả tiến hành lựa chọn biến và đưa ra các mô hình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lựa chọn phương pháp ước lượng cho các mô hình thực nghiệm. Thực trạng vấn đề nghiên cứu và các kết quả ước lượng được tác giả trình bày và thảo luận trong chương số 4. Từ kết quả nghiên cứu, chương 5 đề cập các kết luận và các khuyến nghị được đề xuất dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu vừa tìm được.

Nghiên cứu dựa trên một bảng dữ liệu không cân bằng và phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước nhằm khắc phục các khuyết tật và hiện tượng nội sinh trong các nghiên cứu về QTCT. Kết quả ước lượng cho thấy quy mô HĐQT, HĐQT độc lập và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT tác động nghịch chiều trong khi tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban giám đốc tác động thuận chiều đến mức độ CNRR. Về cấu trúc sở hữu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu nhà nước nói chung có tác động nghịch chiều trong khi sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ kiểm soát trong công ty và sở hữu nước ngoài có tác động thuận chiều đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam. Thù lao ban giám đốc cho thấy tác động tiêu cực đến mức độ CNRR, có thể tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban giám đốc cao hoặc thù lao ban giám đốc chưa được công bố một cách đầy đủ dẫn đến tác động tiêu cực của thù lao ban giám đốc đến mức độ CNRR. Kết quả nghiên cứu trong luận án còn tìm thấy tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam là mối quan hệ phi tuyến tính dạng chữ U. Nghĩa là sở hữu nhà nước tăng lên làm giảm mức độ CNRR nhưng khi sở hữu nhà nước tăng đến một ngưỡng nhất định thì làm cho mức độ CNRR tăng lên. Ngoài ra, tác động từ quy định yêu cầu các CTNY phải tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT để đạt được tỷ lệ tối thiểu 1/3 trong Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR cũng được kiểm chứng. Kết quả


ước lượng cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy sự gia tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT do tác động của Thông tư 121/2012/TT-BTC làm giảm mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tìm được, tác giả đã đề xuất các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ và Ủy ban chứng khoán nhà nước), sở GDCK, các CTNY và các nhà đầu tư nhằm cải thiện QTCT. Từ đó, các chủ thể này có thể kiểm soát mức độ CNRR của công ty. Các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, sở GDCK, CTNY và các nhà đầu tư có thể làm thay đổi mức độ CNRR của công ty bằng cách tác động đến QTCT khi nắm được chiều hướng tác động của các nhân tố quản trị riêng lẻ đã được đề cập trong luận án.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí