Mô đun Kỹ thuật thu mua và bảo quản nguyên liệu thủy sản Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 1


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU

****


BÀI GIẢNG

MÔ ĐUN: KỸ THUẬT THU MUA VÀ BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN

NGHỀ: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Lưu hành nội bộ)

Ban hành kèm theo quyết định số:……/QĐ-.....ngày…..tháng…..năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

……………………. của…………….


Bạc Liêu, năm 2019

Tuyên bố bản quyền:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU


Trong việc kinh doanh đặc biệt là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản thì nguồn nguyên liệu cung cấp và chất lượng nguyên liệu là một yếu tố hết sức quan trọng. Giáo trình Thu mua, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu thủy sản cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản trong quá trình thu mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu

thủy sản đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.

Giáo trình Thu mua, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu thủy sản được phân bố giảng dạy trong thời gian 45 giờ và bao gồm 3 bài:

Bài 1: Thu mua nguyên liệu thủy sản Bài 2: Bảo quản nguyên liệu thủy sản Bài 3: Tiếp nhận nguyên liệu thủy sản

Để biên soạn giáo trình chúng tôi đã khảo sát thực tế ở nhiều cơ sở sản xuất trong địa phương và tài liệu tham khảo chuyên ngành. Ngoài ra còn cập nhật những Qui chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế. Tuy nhiên thực tế sản xuất luôn biến động, những quy trình công nghệ thì liên tục thay đổi vì vậy giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để người học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất.


…………., ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn

1. Nguyễn Thị Quế Phụng

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU 3

MỤC LỤC 4

Bài 1: Thu mua nguyên liệu thủy sản 8

1. Khái quát chung về nguyên liệu thủy sản 8

2. Thành phần và tính chất nguyên liệu thủy sản 11

3. Biến đổi chất lượng thủy sản sau khi chết. 18

4. Thu mua nguyên liệu thủy sản. 32

Bài 2: Bảo quản nguyên liệu thủy sản. 34

1. Bảo quản ở nhiệt độ thấp 34

2. Phương pháp sơ chế, bảo quản tôm, cá, 37

Bài 3: Tiếp nhận nguyên liệu thủy sản 45

1. Chuẩn bị nhà xưởng, nơi tiếp nhận 45

2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị 45

3. Chuẩn bị nguyên vật liệu 48

4. Chuẩn bị bảo hộ lao động - Vệ sinh cá nhân 50

5. Vệ sinh dụng cụ thiết bị nhà xưởng khu tiếp nhận nguyên liệu 52

6. Kiểm tra lô nguyên liệu… 59

7. Kiểm tra cảm quan nguyên liệu… 60

8. Tiếp nhận nguyên liệu 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


Tên mô đun: Thu mua, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu thủy sản Mã mô đun: MĐ14

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra 2 giờ)

Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Kỹ thuật thu mua, bảo quản nguyên liệu thủy sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo bậc trung cấp nghề chế biến thủy sản

- Tính chất: Kỹ thuật thu mua, bảo quản nguyên liệu thủy sản là mô đun mang tính lý thuyết và thực hành cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong thu mua và bảo quản nguyên liệu thủy sản.

Mục tiêu mô đun

- Kiến thức

+ Nêu được thành phần và tính chất của nguyên liệu thủy sản.

+ Nêu và giải thích được những biến đổi về chất lượng của nguyên liệu thủy sản trong quá trình thu mua và bảo quản thủy sản.

+ Liệt kê được tất cả các các dụng cụ và hoá chất cần thiết khi tiến hành thu mua, và bảo quản thủy sản

- Kỹ năng

+ Thực hiện thu mua bảo quản và tiếp nhận được nguyên liệu thủy sản phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty .

+ Pha được phụ gia bảo quản (nếu có), hoá chất, chất sát trùng đúng nồng độ yêu cầu. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị có liên quan.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có năng lực tự chủ trong thu mua, bảo quản và tiếp nhận được nguyên liệu thủy sản phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty.

+ Có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thu mua, bảo quản nguyên liệu

Nội dung bài giảng


Giới thiệu:

Bài 1

THU MUA NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN

Mã bài: B01

Bài học này có ý nghĩa quan trọng. Đây là những bước ban đầu trước khi đi vào sản xuất và cũng quyết định đến quá trình chế biến sau này, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

Mục tiêu:

- Trình bày được thành phần hóa học cơ bản của nguyên liệu thủy sản.

- Nêu được những biến đổi của động vật thủy sau khi chết và các nhân tố ảnh hưởng.

- Nêu được các phương pháp đánh giá chất lượng, các chỉ tiêu cảm quan đối với từng loại nguyên liệu

- Xác định, chuẩn bị đúng và đủ số lượng, chủng loại dụng cụ thiết bị, phương tiện và các phụ gia bảo quản, chất sát trùng cần thiết.

- Thu mua các loại nguyên liệu phù hợp với từng quy trình công nghệ cụ thể. Biết cách lấy mẫu đúng phương pháp, đảm bảo nguyên tắc thu mua.

- Sử dụng thành thạo các loại giấy thử. Pha được nồng độ các hoá chất, chất sát trùng theo yêu cầu.

- Đánh rửa dụng cụ sạch sẽ, để đúng nơi quy định. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh khử trùng đối với phương tiện và dụng cụ

Nội dung chính:

1. Khái quát chung về nguyên liệu thủy sản

1.1. Cá biển

Do đặc điểm của vùng biển nhiệt đới nên cá biển của Việt Nam phần lớn là các loài cá kích thước nhỏ và chu kỳ sinh sản ngắn. Cá biển được khai thác quanh năm, tập trung 2 vụ khai thác chính là vụ cá Nam và vụ cá Bắc.

- Vụ cá Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm

- Vụ cá Bắc: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Cá biển được khai thác bằng nhiều loại nghề như nghề kéo lưới, lưới vây, lưới rê, nghề câu, vó, mành,…

Một số nhóm cá biển xuất khẩu chính:

- Cá nổi lớn: Cá ngừ (Tuna), cá kiếm (Swordfish), cá cờ ( Marlin), cá thu (Mackerel)

Hình 1 1 Một số loài cá nổi lớn Cá nổi nhỏ Cá nục Scad cá chỉ vàng Yellow 1

Hình 1.1: Một số loài cá nổi lớn

- Cá nổi nhỏ: Cá nục (Scad), cá chỉ vàng (Yellow strip trevally), cá trích (Herring), cá cơm (Anchovies), cá bạc má (Indian mackerel)



Hình 1 2 Một số loài cá nổi nhỏ Cá rạn Cá mú grouper cá hồng Snapper cá vược 2

Hình 1.2: Một số loài cá nổi nhỏ

- Cá rạn: Cá mú (grouper), cá hồng (Snapper), cá vược (Barramundi)

- Cá đáy: Cá lưỡi trâu (Tongue sole), cá hố (Largehead hairtail), cá chim (Pomfret), cá phèn (yellow goatfish)

Cá biển được chế biến xuất khẩu dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm xuất khẩu chính thường được động lạnh dưới nhiều hình thức đông block và đông IQF. Các dạng sản phẩm có thể được phân thành các nhóm như sau:

- Tươi ướp đá/đông lạnh nguyên con

- Phi lê đông lạnh

- Hàng giá trị gia tăng

- Đóng hộp

1.2. Cá nước ngọt

Chỉ có khoảng vài chục loại cá nước ngọt được chế biến xuất khẩu, trong đó quan trọng nhất là cá tra và cá basa

Cá nước ngọt được khai thác quanh năm, tuy nhiên cũng có thể chia làm 2 vụ chính là Vụ Xuân Hè (tháng 2 – 8) và Thu Đông (tháng 9 – tháng 2 năm sau)

Một số loài các nước ngọt xuất khẩu chính: cá Basa (Yellowtail catfish), cá tra (Shutchi catfish), cá lóc (Snakehead), cá rô phi (Tilapia)

Hình 1 3 Cá tra Hình 1 4 Cá basa 3

Hình 1.3: Cá tra

Hình 1 4 Cá basa 4

Hình 1.4: Cá basa

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí