biện pháp giải quyết.
Ngoài ra, các báo cáo kinh tế thế giới và báo cáo kinh tế Việt Nam của World Bank cũng chỉ ra những vấn đề trong khâu hoạch định và triển khai chương trình đầu tư công: “Đánh giá chi tiêu công ở Việt nam 2000”; “Đánh giá tổng hợp chi tiêu công 2004”; “Việt Nam: Quản lý và điều hành 2005”…
Nhiều bài báo, công trình nghiên cứu trong nước về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng đã chỉ ra các yếu tố quyết định như: xác lập cơ chế ràng buộc ngân sách cứng, kiểm soát chi đầu ra, cải thiện cơ chế đấu thầu, nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm định chương trình…
Tuy đã có những nghiên cứu về quá trình đưa ra chính sách đối với các phương án được lựa chọn, song do đặc thù về quy trình và cơ chế đưa ra chính sách ở từng nước, nên việc nghiên cứu quá trình lựa chọn đầu tư công và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đó ở Việt Nam là một vấn đề mới. Do đó, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau đây:
Một là, lựa chọn đầu tư công là gì? Các nhân tố của quá trình này? Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này?
Hai là, thực trạng lựa chọn đầu tư công ở Việt nam trước đổi mới và sau đổi mới?
Ba là, làm thế nào để cải thiện lựa chọn đầu tư công?
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của lựa chọn đầu tư công và các nhân tố có liên quan đến quá trình này.
Có thể bạn quan tâm!
- Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam - 1
- Các Nhân Tố Thể Chế Bên Ngoài Quy Trình Lập Kế Hoạch
- So Sánh Đặc Điểm Của Hệ Thống Lựa Chọn Đầu Tư Công Trong Hai Mô Hình Kinh Tế
- Quản Lý Dựa Trên Kết Quả Có Sự Lồng Ghép Của Malaysia [2]
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
- Làm rò đặc điểm của lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam.
- Đề xuất các khuyến nghị nâng cao hiệu quả của đầu tư công thông qua giải quyết các vấn đề của lựa chọn đầu tư công.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các kế hoạch đầu tư công, trong đó, chú trọng đến lựa chọn đầu tư công. Ngoài ra, đề tài đi vào nghiên cứu những dự án đầu tư cụ thể như những nghiên cứu điển hình để minh họa.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đầu tư công ở Việt Nam
- Về thời gian: từ năm 1975 đến 2011
- Nguồn số liệu nghiên cứu sẽ lấy trong một số nguồn cơ bản: Tổng cục thống kê Việt Nam, World Bank, IMF, ADB.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận nghiên cứu đề tài: Cách tiếp cận kinh tế chính trị và kinh tế học hiện đại. Cách tiếp cận kinh tế chính trị được sử dụng khi nghiên cứu tác động của cơ chế điều phối nền kinh tế đến phương thức lựa chọn đầu tư công. Cách tiếp cận kinh tế học hiện đại được sử dụng trong việc nhận định khái niệm đầu tư công, lựa chọn đầu tư công. (Chương 1).
- Các phương pháp sử dụng nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, tổng hợp. Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn trước và sau Đổi mới. Phương pháp phân tích so sánh, được sử dụng khi đánh giá các vấn đề đặt ra đối với lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam. (Chương 2).
6. Những đóng góp mới của luận văn
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của đầu tư công, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, đồng thời cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn đến kế hoạch đầu tư công ở Việt Nam trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu tổng thể về lựa chọn đầu tư công, về các vấn đề còn tồn tại trong quá trình này.
Trên cơ sở kế thừa và tham khảo các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn sẽ góp phần:
- Đưa ra cách tiếp cận mới về đầu tư công dựa trên cơ sở lựa chọn đầu tư công.
- Chỉ ra đặc điểm của lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam, các nhân tố thuộc quy trình lựa chọn đầu tư công ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư công.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam, đề
xuất các biện pháp góp phần thực hiện tốt hơn việc lựa chọn đầu tư công trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về lựa chọn đầu tư công. Chương 2: Thực trạng lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam.
Chương 3: Các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CÔNG
1.1. Cơ sở lý thuyết về lựa chọn đầu tư công
1.1.1. Đầu tư công
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư công:
Trong từng giai đoạn lịch sử, ở từng quốc gia nhất định, Nhà nước đều có những chức năng và vai trò phù hợp với bối cảnh riêng của mỗi giai đoạn và mỗi quốc gia đó. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là làm những gì thị trường không thể làm được và được thể hiện ở 3 chức năng cơ bản: đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, đảm bảo sự công bằng xã hội và giữ ổn định kinh tế vĩ mô [9,12]. Hay có thể nói các hoạt động của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhằm vào 3 mục tiêu chủ yếu: mục tiêu hiệu quả kinh tế, mục tiêu công bằng xã hội và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ sở của 3 chức năng trên của Nhà nước là việc thị trường có thất bại trong việc giải quyết 3 vấn đề này. Ngày nay đa phần các nhà kinh tế học đều thừa nhận Nhà nước và thị trường sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau và không một nền kinh tế nào mà hoạt động kinh tế chỉ thuần tuý được quyết định bởi một trong hai nhân tố trên. Nhưng vẫn còn có những tranh luận về giới hạn của vai trò Nhà nước trong nền kinh tế. Một số nhà kinh tế cho rằng Chính phủ nên đóng vai trò tích cực hơn, một số cho rằng Chính phủ chỉ nên đóng vai trò ít tích cực hơn thị trường trong nền kinh tế. Điều đó phụ thuộc vào việc họ đánh giá độ nghiêm trọng của thất bại thị trường ở mức nào. Trên nguyên tắc, khi nào thị trường thất bại thì sự can thiệp của chính phủ có thể nâng cao được phúc lợi.
Căn cứ vào chức năng của Nhà nước, thì người ta phân chi tiêu công thành hai bộ phận: Bộ phận dùng để duy trì hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước (bộ máy công quyền); bộ phận thứ hai chính là đầu tư công thực hiện chức năng của Nhà nước.
Theo cách hiểu này thì khái niệm đầu tư công khá rộng. Trừ các khoản chi cho sự
tồn tại của bộ máy Nhà nước như: chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức, chi cho các công việc hành chính… thì tất cả các khoản chi tiêu khác đều thuộc đầu tư công. Theo cách hiểu khác, nhiều người cho rằng, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được xem là đầu tư công. Nhưng một số người lại cho rằng, đầu tư công là lĩnh vực đầu tư vì mục đích công ích, tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhiều hậu họa. Chủ trương và hiệu quả đầu tư công phụ thuộc trước hết và quan trọng nhất là vào ý chí chính trị và tình trạng quyền lực cùng hoạt động của nhóm lợi ích. Đầu tư công phải được thực hiện bởi một kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và phải gắn liền với quy hoạch phát triển, nhất là quy hoạch các công trình đầu tư. Có thể tổng hợp một vài quan điểm về đầu tư công như sau:
- Cách nhìn nhận thứ nhất: Người ta lấy sở hữu vốn đầu tư để xác định đầu tư công.
Hiểu theo nghĩa hạn chế như lâu nay thì đầu tư công là việc đem vốn ngân sách nhà nước thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; người ta căn cứ vào sở hữu vốn để nói và như thế cũng đồng nghĩa với cách nói đầu tư công là đầu tư của nhà nước. Với quan niệm như vậy, đầu tư công có hàm ý là các khoản chi của Chính phủ (kể cả của Chính phủ trung ương và của Chính quyền địa phương) để cung ứng hàng hóa công, chẳng hạn như khi Chính phủ bỏ tiền vào phát triển đường sá, trường học, bệnh viện, công trình quân sự, v.v... Nói như thế có nghĩa là đầu tư công là việc thực hiện tổng số vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chính phủ trung ương và của Chính quyền các địa phương. Những khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước do Chính phủ và Chính quyền địa phương quyết định đầu tư. Theo quan niệm như vậy, thì đầu tư công (Đc) là việc thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chính phủ trung ương (Đcp) và của Chính quyền địa phương (Đđp) để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng vì mục tiêu công ích, phục vụ cho quốc kế dân sinh trên phạm vi cả nước và trên phạm vi tỉnh. Nó dược tính bằng biểu thức: Đc = Đcp + Đđp. Cách quan niệm này bị nhiều hạn chế, chưa bao quát hết các lĩnh vực đầu tư vì công ích [7].
- Cách nhìn nhận thứ hai: Vẫn lấy sở hữu vốn đầu tư ngân sách nhà nước để
nhận dạng đầu tư công, nhưng đã hiểu theo nghĩa rộng hơn ở chỗ bao gồm cả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và có cả xây dựng công trình sản xuất vì lợi ích công bằng nguồn vốn nhà nước. Khi ấy “Đầu tư công” bao gồm: Đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (Đht) và Đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh (Đsx, cho doanh nghiệp nhà nước và ví dụ như đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất hóa chất phân bón… do nhà nước quản lý). Tức là Đc = Đht + Đsx.
Đầu tư công được nhiều nhà hoạch định chính sách hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không vì mục đích lợi nhuận hoặc có vì mục đích lợi nhuận. Cách hiểu như thế chưa phổ biến, nhưng đang được Dự thảo Luật Đầu tư công của Việt Nam xem xét. Việc sử dụng quan niệm như vậy thực ra không làm đơn giản hơn cách phân loại và quản lý đầu tư của Nhà nước. Nó còn làm cho quá trình phân loại để thống kê trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn, một con đường, nếu được đầu tư bằng vốn ngân sách thì sẽ thuộc loại đầu tư công, nhưng nếu thực hiện bằng vốn "xã hội hóa" - tức là do cộng đồng hoặc tư nhân bỏ vốn đầu tư - sẽ thuộc đầu tư tư nhân, còn nếu có cả sự hỗ trợ vốn của chính phủ thì sẽ rất khó phân định đó là đầu tư Chính phủ hay đầu tư tư nhân. [14, 16]
- Cách nhìn nhận thứ ba: lấy mục đích công ích làm dấu hiệu để nhận dạng đầu tư công. Theo cách nhìn nhận này thì đầu tư công là việc sử dụng các khoản tiền của nhà nước hoặc của tư nhân để thực hiện xây dựng các công trình công ích và đào tạo nhân lực cho khu vực công cũng như đầu tư phát triển khoa học công nghệ mang tính hỗ trợ, xây dựng cơ chế chính sách phục vụ cho quốc kế dân sinh. Tức là việc xây dựng các công trình công ích, dịch vụ công ích sử dụng cả vốn từ ngân sách nhà nước và vốn của tư nhân. Nhà nước sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật (kể cả xây dựng nhà dưỡng lão hoặc nuôi trẻ mồ côi) và công trình sản xuất như đã đề cập ở trên; nhà nước sử dụng vốn ngân sách để đào tạo nhân lực cho khu vực công (Đnlc) cũng như xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ (Đkhcn) hỗ trợ các nhà sản xuất kinh doanh và xây
dựng cơ chế chính sách (Đcs). Trong khi đó, các nhà đầu tư tư nhân đem vốn của mình đầu tư xây dựng các công trình thường hay có tính từ thiện như xây dựng trường học cho các em bị nhiễm chất độc màu da cam hoặc cho người mù… (Đtn); họ thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Như vậy, theo cách nhìn nhận thứ ba thì Đc = Đht + Đsx + Đnlc + Đcs + Đtn . Trong đó: Đht + Đsx + Đnlc
+ Đcs sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; còn Đtn sử dụng nguồn vốn tư nhân (trong thực tế nguồn vốn này có nhưng không nhiều). [20, tr91-92]
Theo lý thuyết kinh tế học, thì đầu tư công là việc thực hiện chức năng và vai trò của Nhà nước như đã nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đảm nhận chức năng rộng hơn: Chính phủ không chỉ sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng, mà còn sản xuất và cung ứng rất nhiều hàng hóa khác. Chẳng hạn, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước để sản xuất ra sắt thép, xi măng, tàu thủy, hóa chất, sách báo, rượu bia, dịch vụ ngân hàng... Mặt khác, trong thực tế rất khó có thể phân định hàng hóa nào là hàng hóa công cộng, bởi vì ở một số nước, có rất nhiều loại hàng hóa vốn được coi là công cộng hiện nay Chính phủ của họ cũng thuê khoán cho các công ty tư nhân thực hiện, như xây dựng đường sá, vận tải công cộng, dạy học và thậm chí cả đảm bảo an ninh trật tự công cộng, quản lý nhà tù [9, 12, 13]. Trong những trường hợp này, đầu tư mà các công ty tư nhân thực hiện để sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng thuê cho nhà nước. Thực tế có hai chủ thể đầu tư công: Nhà nước đầu tư và Tư nhân đầu tư. Nhà nước đầu tư xem như đầu tư chính phủ. Tư nhân đầu tư thì chắc chắn đó là đầu tư phi nhà nước/đầu tư tư nhân.
Trong luận văn này, đầu tư công được hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước (hàng hóa công cộng, hàng hóa khuyến dụng, định hướng đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội).
1.1.1.2. Các tiêu chuẩn xác định hiệu quả của đầu tư công
Về mặt vi mô, đứng dưới góc độ nhà đầu tư:
Tiêu chuẩn tài chính là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Một dự án, một phương án đầu tư, một mục đầu tư phải có lợi ích ròng dương (NPV >0). Phương pháp phân
tích chi phí – lợi ích có thể được áp dụng để định lượng sơ bộ về tính hiệu quả của một dự án hay một chương trình đầu tư công. Trong đó, các tiêu chuẩn xã hội có thể được quy đổi thành một giá trị định lượng cụ thể.
Về mặt vĩ mô, đứng dưới góc độ nhà quản lý:
Theo nguyên tắc, kết quả phát triển kinh tế là kết quả do nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do đầu tư hoặc chỉ do đầu tư công. Vì thế, khi phân tích hiệu quả đầu tư công phải cố định các yếu tố khác và chỉ có thể và chỉ nên phân tích hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các công trình sản xuất, phát triển nhân lực khu vực công, phát triển khoa học công nghệ và xây dựng luật pháp, cò chế chính sách). Về lý thuyết, hiệu quả đầu tư công (bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước) được phân tích bằng các chỉ tiêu chủ yếu như sau [20, tr94-97]:
Nhóm chỉ tiêu cơ bản: Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư công, được đo bằng một số chỉ tiêu chính như:
(1) Chỉ số ICOR: Là chỉ số vốn đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị giá trị gia tăng của khu vực đầu tư công. Nó đo bằng biểu thức: ICOR = Tổng vốn đầu tư mới/ phần GDP tăng thêm do đầu tư công trong thời gian hoàn thành đầu tư công (thường tính cho thời kỳ 5, 10 năm).
(2) Chỉ số giá trị gia tăng tăng thêm bình quân trên một đồng vốn đầu tư công. Đây là chỉ tiêu đo số lượng giá trị gia tăng của nền kinh tế (GDP) đạt được của phần đầu tư công trên một đồng vốn đầu tư công (phần GDP tăng thêm: tổng vốn đầu tư công). Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêu ICOR.
(3) Tỷ lệ đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng kinh tế: Đối với các nước kém phát triển thì ở giai đoạn đầu chấn hưng đất nước mà sự phát triển chủ yếu dựa vào nhân tố vốn, tài nguyên thiên nhiên và lao động thì tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng ở mức cao hơn mức đóng góp của các yếu tố khác. Khi nền kinh tế thâm dụng vốn thì mức độ đóng góp của yếu tố đầu tư vào tăng trưởng kinh tế đều ở mức cao hoặc rất cao (thường vào khoảng 45-55%).
(4) Tỷ lệ đóng góp của đầu tư công vào thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao