Lịch sự trong phỏng vấn báo chí - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-------------------


PHẠM THỊ TUYẾT MINH


LỊCH SỰ TRONG PHỎNG VẤN

BÁO CHÍ


Chuyên ngành : Ngôn ngữ Việt Nam Mã số : 62.22.01.02


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Việt Hùng

2. PGS.TS. Hà Quang Năng


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.


Tác giả luận án


Phạm Thị Tuyết Minh


MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN iv

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN v

MỞ ĐẦU 1

0.1. Lý do chọn đề tài 1

0.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

0.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2

0.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2

0.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3

0.3.1. Mục đích nghiên cứu 3

0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

0.4. Phương pháp và các thủ pháp nghiên cứu 4

0.4.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn 4

0.4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả 5

0.4.3. Thủ pháp khảo sát, thống kê, phân loại 5

0.5. Đóng góp của luận án 5

0.5.1. Về lí thuyết 5

0.5.2. Về thực tiễn 6

0.6. Bố cục của luận án. 6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

....................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự trên thế giới 7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lịch sự ở Việt Nam 13

1.2. Cơ sở lí luận 18

1.2.1. Khái quát về giao tiếp phỏng vấn 18

1.2.2. Lịch sự và các phương tiện ngôn ngữ biểu thị lịch sự 27

1.3. Tiểu kết 50

Chương 2: LỊCH SỰ THỂ HIỆN QUA CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ TRONG CẶP TRAO ĐÁP TRONG PHỎNG VẤN BÁO CHÍ 52

2.1. Đặc điểm cấu trúc cặp trao đáp và quan hệ trao đáp trong cuộc thoại phỏng vấn 52

2.1.1. Cấu trúc cặp trao đáp trong cuộc thoại phỏng vấn 52

2.1.2. Quan hệ trao đáp trong cặp thoại phỏng vấn 53

2.2. Khái quát các nhóm hành động ngôn từ trong cặp trao đáp trong quan hệ với lịch sự 54

2.2.1. Nhận diện các nhóm hành động ngôn từ phổ biến trong tham thoại dẫn nhập trong cuộc thoại phỏng vấn 54

2.2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ lịch sự của các hành động ngôn từ trong cuộc thoại phỏng vấn 58

2.3. Các hành động ngôn từ trong cặp trao đáp trong quan hệ với lịch sự 62

2.3.1. Các hành động ngôn từ trong cặp thoại mở đầu trong quan hệ với lịch sự 62

2.3.2. Các hành động ngôn từ trong cặp thoại triển khai trong quan hệ với lịch sự 63

2.3.3. Các hành động ngôn từ trong cặp thoại kết thúc trong quan hệ với lịch sự 100

2.4. Tiểu kết 102

Chương 3: LỊCH SỰ THỂ HIỆN QUA TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ TỪ NGỮ TÌNH THÁI TRONG PHỎNG VẤN BÁO CHÍ 104

3.1. Từ ngữ xưng hô biểu thị lịch sự trong phỏng vấn báo chí 104

3.1.1. Khái quát về từ ngữ xưng hô trong phỏng vấn báo chí 104

3.1.2. Xưng hô với việc biểu thị lịch sự trong phỏng vấn báo chí 106

3.2. Từ ngữ tình thái biểu thị lịch sự trong phỏng vấn báo chí 113

3.2.1. Tiểu từ tình thái cuối câu với việc biểu thị lịch sự trong phỏng vấn báo chí 113

3.2.2. Biểu thức rào đón với việc biểu thị lịch sự trong phỏng vấn báo chí

............................................................................................................... 118

3.2.3. Từ ngữ có màu sắc biểu cảm – đánh giá với việc biểu thị lịch sự trong phỏng vấn báo chí 129

3.3. Tiểu kết 144

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


Danh mục viết tắt tiếng Việt


STT

Kí hiệu

Nội dung viết tắt

1

ĐTPV

ĐTPV

2

F1

Nhóm tư liệu 1: ĐTPV là văn nghệ sĩ

3

F2

Nhóm tư liệu 2: ĐTPV là quan chức

4

F3

Nhóm tư liệu 3: ĐTPV là các đối tượng khác

5

HĐNT

Hành động ngôn từ

6

TTDN

Tham thoại dẫn nhập

7

TTHĐ

Tham thoại hồi đáp

8

CH

(Hành động ngôn từ) chủ hướng

9

PT

(Hành động ngôn từ) phụ thuộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Lịch sự trong phỏng vấn báo chí - 1


Danh mục viết tắt tiếng Anh



STT


Kí hiệu

Từ ngữ tiếng Anh được viết tắt


Nội dung viết tắt

1

FTAs

Face Threatening Acts

(Các) Hành động đe dọa thể diện

2

FFAs

Face Flattering Acts

(Các) Hành động tôn vinh thể diện

3

SP1

Speaker 1

Người nói thứ nhất

4

SP2

Speaker 2

Người nói thứ hai

5

Q

Question

Phát vấn

6

A

Answer

Hồi đáp


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.1: Số lượng các HĐNT theo nhóm tư liệu 55

Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lệ các nhóm HĐNT trong phỏng vấn 56

Bảng 2.3: Số lượng và tỉ lệ HĐNT hỏi theo chức năng ngữ dụng trong phỏng vấn

..................................................................................................................... 65

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ các HĐNT hỏi −LS trên tổng số HĐNT 71

Bảng 2.5: Tỷ lệ hành động khen trên tổng HĐNT 92

Bảng 2.6: Tỷ lệ hành động chê trên tổng HĐNT 96

Bảng 2.7: Số lượng và tỷ lệ hành động chào, cảm ơn – chúc trong phỏng vấn

................................................................................................................... 100

Bảng 3.1: Các phương tiện xưng hô sử dụng trong phỏng vấn. 105

Bảng 3.2: Tỷ lệ các phương tiện xưng hô sử dụng trong nhóm 1 107

Bảng 3.3: Tỷ lệ các phương tiện xưng hô trong nhóm 2 và 3 109

Bảng 3.4: Tỷ lệ các phát ngôn xưng hô trống không trong phỏng vấn 111

Bảng 3.5: Tỷ lệ các tiểu từ tình thái trên tổng HĐNT 114

Bảng 3.6: Số lượng các tiểu từ tình thái sử dụng trong phỏng vấn 114

Bảng 3.7: Số lượng các kiểu biểu thức rào đón trong phỏng vấn 120

Bảng 3.8: Nhóm vị từ có sắc thái tích cực sử dụng trong phỏng vấn 132

Bảng 3.9: Nhóm từ ngữ có sắc thái tiêu cực sử dụng trong phỏng vấn 137

Bảng 3.10: Tiếng lóng mang sắc thái tiêu cực sử dụng trong phỏng vấn 141

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN

Hình 1.1: Các nhân vật giao tiếp trong phỏng vấn 22

Hình 2.1: Cấu trúc cặp trao đáp 53

Hình 2.2: HĐNT trong mối liên hệ với mức độ lịch sự trong phỏng vấn 60

MỞ ĐẦU


0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


0.1.1. Trong xu thế toàn cầu hóa, giao tiếp trên phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng và ngày càng được tăng cường. Cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn và các phương tiện truyền thông, chưa bao giờ báo chí lại mở rộng với quy mô lớn như hiện nay. Trong các thể loại báo chí, phỏng vấn là thể loại chiếm được sự quan tâm đặc biệt của công chúng và giới báo chí bởi những ưu điểm trong cách truyền tin và hiệu quả thông tin mà nó đem lại. Giao tiếp trong phỏng vấn báo chí mang một số đặc thù của giao tiếp đại chúng, đó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có xã hội học, ngôn ngữ học,... Đề tài Lịch sự trong phỏng vấn báo chí cũng nằm trong xu hướng chung ấy.

0.1.2. Sau những năm 60 của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển nở rộ của ngữ dụng học và sự mở rộng trong giao lưu hợp tác toàn cầu, các sự kiện ngôn ngữ, trong đó có vấn đề lịch sự đã được soi sáng dưới nhiều góc độ của nhiều ngành khoa học như ngôn ngữ học, văn hoá học, ngôn ngữ giao văn hoá,… Ở góc độ ngôn ngữ học, lịch sự được nghiên cứu như một quy tắc điều hoà mối quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp. Từ khi ra đời, lý thuyết lịch sự đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Chỉ trong vòng bốn chục năm, rất nhiều quan điểm trường phái nghiên cứu về lịch sự đã xuất hiện, trong đó có nhiều quan điểm không thống nhất. Nói như Watts, đi sâu nghiên cứu lịch sự giống như lạc “vào một khu rừng rậm” [133; tr 10], có thể đầy chông gai nhưng có sức hấp dẫn mãnh liệt với những ai ưa khám phá.

Ngay sau khi ngữ dụng học được phổ biến ở Việt Nam, đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu về lịch sự ở các góc độ và mức độ khác nhau, từ lý

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí