Kết Quả Thực Hiện Trang Script.php

Ví dụ:Trang script.php

<HTML>

<HEAD>

<TITLE>::Welcome to PHP</TITLE>

</HEAD>

<BODY>

<?php

$sotrang=$pagenumber;

$record=$rownumber;

$totalRows = 0;

$paging="Go to 1 2 3 4 5 Next";

?>

Giá trị của paging: <?= $paging ?>

</BODY>

</HTML>

Kết quả trả về khi triệu gọi trang này trên trình duyệt.

Hình 2 3 Kết quả thực hiện trang script php Nếu muốn sử dụng script hay scriptlet 1

Hình 2.3. Kết quả thực hiện trang script.php

Nếu muốn sử dụng script hay scriptlet như ASP thì cần khai báo trong tập tin php.ini như sau:

asp_tags = On

; Allow ASP-style <% %> tags. mặc định là Off

Khi đó trong trang PHP, thay vì khai báo như sau:

<?php

$sotrang=$pagenumber;

$record=$rownumber;

$totalRows = 0;

$paging="";

?>

Thì ta có thể khai báo:

<%

$sotrang=$pagenumber;

$record=$rownumber;

$totalRows = 0;

$paging="";

%>

Để lập trình bằng ngôn ngữ PHP cần chú ý những điểm sau: Cuối câu lệnh có dấu ;

Biến trong PHP có tiền tố là $

Mỗi phương thức đều bắt đầu { và đóng bằng dấu } Khi khai báo biến thì không có kiễu dữ liệu

Nên có giá trị khởi đầu cho biến khai báo

Phải có chi chú (comment) cho mỗi feature mới

Sử dụng dấu // hoặc # để giải thích cho mỗi câu ghi chú Sử dụng /* và */ cho mỗi đoạn ghi chú

Khai báo biến có phân biệt chữ hoa hay thường

2.1.2. Chú thích trong PHP

Để ghi chú một dòng thì ta sử dụng cặp dấu //

<?php

// Khai báo biến để paging

$sotrang=$pagenumber;

$record=$rownumber;

$totalRows = 0;

$paging="";

?>

Trong trường hợp có nhiều dòng cần ghi chú sử dụng cặp dấu /* và */, ví dụ khai báo ghi chú như sau:

/*

Khai báo biến để đọc dữ liệu trong đó totalRows là biến trả về tổng số bản ghi

*/

$result = mysql_query($stSQL, $link);

$totalRows=mysql_num_rows($result);

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng dấu # để khai báo ghi chú cho từng dòng

Ví dụ:

<?php


?>


# Khai báo biến để paging

$sotrang=$pagenumber;

$record=$rownumber;

$totalRows = 0;

$paging="";

2.1.3. In kết quả trong PHP

Khác với các kịch bản như ASP, JSP, Perl, đối với PHP để in ra giá trị từ biến, biểu thức, hàm, giá trị cụ thể thì ta có thể sử dụng script như sau:

Giá trị của paging: <%= $paging %>

1) Sử dụng Echo

echo là một cấu trúc ngôn ngữ, nó cho phép sử dụng có dấu hoặc không dấu ngoặc đơn: echo or echo().

Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy làm thế nào để hiển thị các chuỗi khác nhau với lệnh echo (các chuỗi cũng có thể chữa mã HTML)

<?php

echo "<h2>Học PHP thật thú vị</h2>"; echo "Xin chào PHP";

echo ("Tôi đang học PHP<br/>"); echo "táo", "cam", "mít", "na", "nhãn";

?>

Ví dụ dưới đây cho thấy cách hiển thị chuỗi và biến với echo.

<?php

$txt1 = "Học PHP";

$txt2 = "Học Web Chuẩn";

$cars = array("BMW","Audi","Toyota"); echo $txt1;

echo "<br/>";

echo "Học PHP ở {$txt2}";

echo "Chiếc xe hãng {$cars[0]}";

?>

2) Sử dụng hàm print()

print là một hàm, nó cho phép sử dụng có dấu hoặc không dấu ngoặc đơn: print hoặc print()

Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy làm thế nào để hiển thị các chuỗi khác nhau với lệnh print (các chuỗi cũng có thể chữa mã HTML)

<?php


?>


print "<h2>PHP thật tuyệ vời</h2>"; print("Xin chào PHP");

print("Tôi đang học PHP");

Ví dụ dưới đây cho thấy cách hiển thị chuỗi và biến với print

<?php

$txt1 = "Học PHP";

$txt2 = "Học Web Chuẩn";

$cars = array("BMW","Audi","Toyota"); print $txt1;

print "<br/>";

print "Học PHP ở {$txt2}";

print "Chiếc xe hãng {$cars[0]}";

?>

Ví dụ:Trang echo.php

<HTML>

<HEAD>

<TITLE>::Welcome to PHP</TITLE>

</HEAD>

<BODY>

<?php

$sotrang=$pagenumber;

$record=$rownumber;

$totalRows = 0;

$paging="Go to 1 2 3 4 5 Next";

/*dùng phát biểu echo */ echo “Giá trị của paging: “; echo $paging;

?>

</BODY>

</HTML>

Kết quả trả về như hình sau khi triệu gọi trang này trên trình duyệt.

Hình 2 4 Kết quả thực hiện trang echo php 2 2 Các kiểu dữ liệu trong PHP 2 2 1 2

Hình 2.4. Kết quả thực hiện trang echo.php

2.2. Các kiểu dữ liệu trong PHP

2.2.1. Các kiểu dữ liệu trong PHP

Các kiểu dữ liệu khác nhau chiếm các lượng bộ nhớ khác nhau và có thể được xử lý theo cách khác nhau khi chúng được thao tác trong một script.

Trong PHP có 6 kiểu dữ liệu chính như bảng sau :


Kiểu dữ liệu

Ví dụ

Mô tả

Interger

10

Một số nguyên

Double

5.208

Kiểu số thực

String

“How are you?”

Một tập các kí tự

Boolean

True or False

Giá trị true hoặc false

Object

Hướng đối tượng trong PHP

Array

Mảng trong PHP, chứa các phần tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.


Ví dụ:

Ta có thể sử dụng hàm dựng sẵn gettype() để kiểm tra kiểu của biến.


<?

$a = 5;

echo gettype($a); //Interger

$a = “Hello.info”;

Echo gettype($a); // String

?>

2.2.2. Kiểm tra kiểu dữ liệu

Để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến, ta sử dụng các hàm như sau:

is_int(): Để kiểm tra biến có kiểu integer, nếu biến có kiểu integer thì hàm sẽ trả về giá trị là true (1). Tương tự, ta có thể sử dụng các hàm kiểm tra tương ứng với kiểu dữ liệu là is_array(), is_bool(), is_callable(), is_double(), is_float(), is_int(), is_integer(), is_long(), is_null(), is_numeric(), is_object(), is_real, is_string(). Chẳng hạn, khai báo các hàm này như ví dụ sau:

Ví dụ:


<html>

<head>

<title>::Welcome to PHP</title>

</head>

<body>

<h4>Check DataType of Variable</h4>

<?php


?>

</body>

</html>

$sotrang=10;

$record=5;

$check = true;

$strSQL="select * from tblCustomers";

$myarr = array("first", "last", "company");

$myarrs[2];

$myarrs[0]="Number 0";

$myarrs[1]="Number 1";

$myarrs[2]="Number 2"; echo is_array($myarr); echo "<br>";

echo is_bool($record);

2.2.3. Thay đổi kiểu dữ liệu biến

Khi khai báo biến và khởi tạo giá trị cho biến với kiểu dữ liệu, sau đó nếu muốn sử dụng giá trị của biến đó thành tên biến và có giá trị chính là giá trị của biến trước đó thì sử dụng cặp dấu $$. Ví dụ, biến $var có giá trị là "total", sau đó muốn sử dụng biến là total thì khai báo như ví dụ sau.

Ví dụ:

<HTML>

<HEAD>

<TITLE>::Welcome to PHP</TITLE>

</HEAD>

<BODY>

<h4>Change DataType of Variable</h4>

<?php

$var="total";

echo $var; echo "<br>";

$$var=10; echo $total;

?>

</BODY>

</HTML>

2.2.4. Kiểu số nguyên

Chữ INT là viết tắt của chữ INTEGER, là một kiểu dữ liệu dạng số và có thể ở viết ở nhiều cơ số khác nhau.

<?php

$thap_phan = 123; // Số thập phân

$so_am = -123; // Số âm

$bat_phan = 0123; // số bát phân

$thap_luc_phan = 0x1A; // và số thập lục phân

?>

Kiểu số INT không dùng dấu nháy để bao quanh nó, kích thước của kiểu INT là 32 bit. Trong PHP không hỗ trợ nhiều kiểu Unsigned Integer (số nguyên dương) nên nếu ta sử dụng vượt quá giới hạn của nó thì mặc nhiên trình biên dịch sẽ hiểu đây là kiểu Float (số thực), tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng đúng cho trường hợp số dương.

Khai báo biến kiểu INT

Để khai báo một biến kiểu INT, gán giá trị cho nó là số nguyên (kể cả số âm).

<?php

$tuoi = 12; // biến $tuoi là kiểu INT có giá trị = 12

?>

Ép dữ liệu sang kiểu INT

Cú pháp: (int)$ten_bien;

<?php

$tuoi = '98'; // biến tuổi là một chuỗi có giá trị bằng '98'

$tuoi = (int)$tuoi; // lúc này biến $tuoi là một kiểu int có giá trị 98

?>

Việc chuyển đổi này trong PHP đôi khi lại không cần thiết vì các kiểu dữ liệu trong php tự động chuyển các biến sang các kiểu thích hợp để thực hiện phép tính, tuy nhiên sau khi thực hiện tính toán thì biến đó sẽ tự chuyển lại kiểu dữ liệu ban đầu.

<?php

$a = '123'; // Biến $a là kiểu chuỗi có giá trị bằng '123'

$b = 123; // Biến $b là kiểu INT có giá trị bằng 123

$c = $a + $b; // Biến C là kết quả của phép toán $a + $b và sẽ có giá trị là 246 nên nó là kiểu INT

var_dump(is_int($c)); // hàm is_int($tenbien) dùng để kiểm tra một biến có phải là kiểu INT hay không

var_dump(is_int($a)); // kết quả là false vì biến $a là kiểu string

?>

Trong ví dụ này ta thấy biến $a là chuỗi còn biến $b là số, khi ta cộng 2 biến lại thì các biến sẽ tự động chuyển sang kiểu số INT thích hợp để cộng, và kết quả là kiểu INT gán vào biến $c. Để kiểm tra ta dùng dòng lệnh var_dump(is_int($c)); để xuất ra màn hình kết quả kiểm tra.

<?php

$a = 'a123'; // biến $a có giá trị là chuỗi 'a123'

$a = (int)$a; // chuyển $a sang kiểu INT echo $a; // kết quả xuất ra màn hình là số 0

?>

Chạy đoạn lệnh này ta thấy kết quả ra số 0. Tại sao? vì biến $a có ký tự đầu tiên không phải ở dạng số nên nó sẽ tự động cắt bỏ tất cả những ký tự đằng sau ký tự a nên chuỗi này rỗng, mà giá trị rỗng chuyển sang kiểu INT có giá trị bằng không.

<?php

$a = '123a'; // biến $a có giá trị là chuỗi '123a'

$a = (int)$a; // chuyển $a sang kiểu INT

echo $a; // kết quả xuất ra màn hình là số 123

?>

Kết quả đoạn mã trên xuất ra màn hình là 123, nó sẽ xóa các ký tự bắt đầu từ ký tự a nên chuỗi sẽ còn ‟123′, chuyển sang kiểu INT thành 123.

Kiểm tra dữ liệu có phải kiểu INT.

Để kiểm tra một biến nào đó có phải kiểu INT không chúng ta dùng 2 hàm is_int($bien) hoặc is_integer($bien). kết quả trả về giá trị True nếu là kiểu INT và False nếu không phải kiểu INT.

2.2.5. Kiểu dấu chấm động

Hiểu một cách nôm na kiểu số thực là những số có phần dư, còn kiểu INT là những số không dư phần nào, như số 1.234 là kiểu số thực, 1234 là kiểu số nguyên (INT). Kích cỡ của nó phụ thuộc xác định phụ thuộc vào từng platform nhưng giá trị lớn nhất xấp xỉ 1.8e308, các kiểu dữ liệu trong php của kiểu số thực gồm có kiểu float, double.

<?php

$a = 1.234; // Kiểu số thực

?>

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022