2. Viết chương trình tính tổng các số nguyên chẵn từ 1 đến n. Hướng dẫn:
- Xây dựng hàm tính tổng các số nguyên chẵn từ 1 đến n: int tinhtongchan (int n, int *S)
- Truyền tham biến cho hàm int tinhtongchan (int n, int *S)
- Gọi hàm int tinhtongchan (int n, int *S) vừa xây dựng thực hiện trong chương trình chính
5.3. SỬ DỤNG BIẾN TOÀN CỤC
Mục tiêu: Sử dụng biến cục bộ, toàn cục trong hàm
5.3.1. Sử dụng biến toàn cục
#include <stdio.h> #include <conio.h> // khai bao prototype void oddeven( ); void negative(); //khai bao bien toan cuc int inum; void main(void) { printf("Nhap vao 1 so nguyen : "); scanf("%d", &inum); oddeven(); negative(); getch(); } // ham kiem tra chan le void oddeven() { if (inum % 2) printf("%d la so le.n", inum); else printf("%d la so chan.n", inum); } //ham kiem tra so am void negative() { if (inum < 0) printf("%d la so am.n", inum); else printf("%d la so duong.n", inum); } |
Có thể bạn quan tâm!
- Lập trình C Nghề Quản trị mạng - Cao đẳng nghề - Tổng cục dạy nghề - 6
- So Sánh Sự Khác Nhau Của Các Vòng Lặp.
- Lập trình C Nghề Quản trị mạng - Cao đẳng nghề - Tổng cục dạy nghề - 8
- Khai Báo Mảng Với Số Phần Tử Xác Định (Khai Báo Tường Minh)
- Lập trình C Nghề Quản trị mạng - Cao đẳng nghề - Tổng cục dạy nghề - 11
- Lập trình C Nghề Quản trị mạng - Cao đẳng nghề - Tổng cục dạy nghề - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Kết quả in ra màn hình
Nhap vao 1 so nguyen: 3
3 la so le.
3 la so duong.
Giải thích chương trình
Chương trình trên gồm 2 hàm oddeven và negative, 2 hàm này bạn thấy không có tham số để truyền biến inum vào xử lý nhưng vẫn cho kết quả đúng. Do chương trình sử dụng biến inum toàn cục (dòng.9) nên biến này có ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình mỗi khi gọi và sử dụng nó. Xét tình huống sau: Giả sử trong hàm negative ta khai báo biến inum có kiểu int như sau:
void negative()
{
int inum;
….
}
Khi đó chương trình sẽ cho kết quả sai! Do các câu lệnh trong hàm negative sử dụng biến inum sẽ sử dụng biến inum khai báo trong hàm negative và lúc này biến inum toàn cục không có tác dụng đối với các câu lệnh trong hàm này. Biến inum khai báo trong hàm negative chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi hàm và chu trình sống của nó bắt đầu từ lúc gọi hàm đến khi thực hiện xong.
Cẩn thận khi đặt tên biến, xác định rõ phạm vi của biến khi sử dụng để có thể dễ dàng kiểm soát chương trình.
Ví dụ 6:
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
#define PI 3.14
// khai bao prototype float area();
//khai bao bien toan cuc float frad;
void main(void)
{
printf("Nhap vao ban kinh hinh cau : "); scanf("%f", &frad);
printf("Dien tich hinh cau: %10.3f.n", area());
getch();
}
// ham tinh dien tich hinh cau float area()
{
return (4*PI*frad*frad);
}
Kết quả in ra màn hình
Nhap vao ban kinh hinh cau: 3.2 Dien tich hinh cau: 128.614
5.3.2. Bài tập thực hành
Bài 1: Viết hàm kiểm tra số nguyên n có phải là số nguyên tố hay không?
Bài 2: Viết hàm kiểm tra số nguyên n có phải là số chính phương hay không? (25=52, 16=42, 9=32; các số 25, 16, 9 là những số chính phương)
Bài 3: Viết hàm tính n! (n là số nguyên nhập vào từ bàn phím)
Bài 4: Viết thủ tục tìm UCLN và BCNN của hai số nhập vào từ bàn phím Bài 5: Viết hàm, thủ tục tìm số lớn nhất trong hai số. Áp dụng hàm này
vào việc tìm số lớn nhất trong ba số nhập vào từ bàn phím
Hướng dẫn
Bài 1:
Thuật toán:
Viết hàm (function) ktra_ngto(int x): kiểm tra x có phải là số nguyên tố hay không
Khai báo biến i, ktra Cho i chạy từ 2 đến x Nếu x mod i = 0 thì thoát Nếu x=i thì ktra=1
Ngược lại, ktra=0
Hàm ktra_ngto trả về giá trị ktra Chương trình chính:
Khai báo biến n, kq Nhập số n
Gọi hàm: kq = ktra_ngto(n)
Nếu kq = = 1 thì n là số nguyên tố Ngược lại, n không phải là số nguyên tố Bài 2:
Thuật toán:
Viết hàm (function) ktra_chinhphuong(int x): kiểm tra x có phải là số chính phương hay không
Khai báo biến i, ktra
Cho i chạy từ 1 đến x (nếu dùng sqrt(x) thì không cần lệnh thoát)
Nếu i*i = x thì ktra = 1
Thoát
Nếu ktra= =1 thì x là số chính phương Ngược lại, x không phải là số chính phương Chương trình chính:
Khai báo biến n, kq Nhập số n
Gọi hàm: kq = ktra_chinhphuong(n) Bài 3:
Thuật toán:
Viết hàm (function) Giaithua(int n):giai thừa của n Khai báo biến I, GT
Cho i chạy từ 1 đến n GT=1
GT=GT*i
Trả về kết quả tìm được cho hàm Giaithua Chương trình chính:
Khai báo biến n Nhập số n
Gọi hàm: kq = Giaithua(n)
Bài 4:
Thuật toán:
Viết hàm (function) USCLN(a:integer, b:integer): integer :tìm ước số chung lớn nhất của hai số a và b
Lấy trị tuyệt đối hai số a và b Chừng nào (a<>0 và b<>0) làm Nếu a>b thì a=a-b
Ngược lại, b=b-a
Nếu a = 0 thì b là USCLN Ngược lại, a là USCLN
Viết hàm (function) BSCNN(a:integer, b:integer):integer tìm bội số chung nhỏ nhất của hai số a và b
BSCNN= (a*b)/USCLN(a,b)
Chương trình chính:
Khai báo biến a, b, US, BS Nhập hai số a,b
Gọi hàm:
US = USCLN(a, b) BS = BSCNN(a, b)
Xuất BS, US ra màn hình Bài 5:
Thuật toán:
Viết hàm (function) solonnhat(a:integer, b:integer):integer tìm số lớn nhất trong hai số a và b
Khai báo biến max Gán max = a
Nếu max<b thì max=b
Hàm solonnhat(a,b) trả về giá trị max Chương trình chính:
Khai báo biến a, b, c, max Nhập hai số a, b, c
Gọi hàm:
max = solonnhat(a, b) max = solonnhat(max, c) Xuất max ra màn hình
5.4. Dùng dẫn hướng #define
Mục tiêu:
Sử dụng tiền xử lý #define.
Sau đây là một vài ví dụ dùng dẫn hướng #define để định nghĩa hàm đơn
giản
(4*PI*frad*frad) | //tinh dien tich hinh cau | |
#define SUM (x, y) | (x + y) | //cong 2 so |
#define SQR (x) | (x*x) | //tinh x binh phuong |
#define MAX(x, y) | (x > y) ? x : y | //tim so lon nhat giua x va y |
#define ERROR (s) | printf("%s.n", s) | //in thong bao voi chuoi s |
Ví dụ 7: Trong ví dụ 6 xóa từ dòng 20 đến dòng 24, xóa dòng 6, 7; thêm dòng AREA_CIRCLE (frad) (4*PI+frad*frad) vào sau dòng 5.
Sửa dòng printf("Dien tich hinh cau: %10.3f.n", area()); thành printf("Dien tich hinh cau: %10.3f.n", AREA_CIRCLE(frad));
Chạy lại chương trình, quan sát và nhận xét kết quả. Ví dụ 8:
#include <stdio.h> #include <conio.h> #define MAX(x, y) (x > y) ? x : y void main(void) { float a = 4.5, b = 6.1; printf("So lon nhat la: %5.2f.n", MAX(a, b)); getch(); } |
Kết quả in ra màn hình So lon nhat la: 6.10
Thêm vào dòng 8 giá trị c = 10
Sửa lại dòng 9: MAX(a, b) thành MAX(MAX(a, b), c) Chạy lại chương trình, quan sát và nhận xét kết quả
- 72 -
CHƯƠNG 6: MẢNG VÀ CHUỖI
Mã chương/ bài:MH18-06
Ý nghĩa:
Trong C, mảng được dùng để biểu thị một cấu trúc của một dãy nhiều giá trị có cùng một kiểu được xếp thứ tự.
Mục tiêu:
- Trình bày được ý nghĩa, cách khai báo mảng, chuỗi;
- Nhập xuất mảng, chuỗi;
- Khởi tạo mảng chuỗi;
- Trình bày một số kỹ thuật thao tác trên mảng, chuỗi;
- Vận dụng được mảng làm tham số cho hàm;
- Giải một số bài toán sử dụng kiểu mảng, chuỗi.
- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.
6.1. GIỚI THIỆU KIỂU DỮ LIỆU “KIỂU MẢNG” TRONG C
Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa, cách khai báo mảng
Mảng là một tập hợp các phần tử cố định có cùng một kiểu, gọi là kiểu phần tử. Kiểu phần tử có thể là có các kiểu bất kỳ: ký tự, số, chuỗi ký tự…; cũng có khi ta sử dụng kiểu mảng để làm kiểu phần tử cho một mảng (trong trường hợp này ta gọi là mảng của mảng hay mảng nhiều chiều).
Ta có thể chia mảng làm hai loại: Mảng một chiều và mảng nhiều chiều.
Mảng là kiểu dữ liệu được sử dụng rất thường xuyên. Chẳng hạn người ta cần quản lý một danh sách họ và tên của khoảng 100 sinh viên trong một lớp. Nhận thấy rằng mỗi họ và tên để lưu trữ ta cần một biến kiểu chuỗi, như vậy 100 họ và tên thì cần khai báo 100 biến kiểu chuỗi. Nếu khai báo như thế này thì đoạn khai báo cũng như các thao tác trên các họ tên sẽ rất dài dòng và rắc rối. Vì thế, kiểu dữ liệu mảng giúp ích ta trong trường hợp này; chỉ cần khai báo một biến, biến này có thể coi như là tương đương với 100 biến chuỗi ký