Kế Toán Nghiệp Vụ Mua Hàng Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ

ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.

c. Phương pháp hạch toán

Kế toán mua hàng theo phương thức lấy hàng

(1) Khi mua hàng về nhập kho, thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng.. kế toán ghi:

Nợ TK156 (1561) - giá mua hàng hoá (chưa có thuế GTGT).

Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có).

Có TK 111, 112, 141, 331 … - Tổng giá thanh toán

(2) Trường hợp thu mua hàng hoá có bao bì đi kèm tính giá riêng, khi nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 153 (1532)- Giá trị bao bì kèm theo theo giá chưa thuếGTGT. Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có).

Có TK liên quan (111, 112, 113, 331 ... )- Tổng giá thanh toán của bao bì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

(3) Nếu doanh nghiệp đặt trước tiền mua hàng cho người bán, khi ứng tiền kế toán ghi:

Nợ TK 331- Số tiền đã đặt trước cho người bán.

Kế toán tài chính 2 - 16

CóTK liên quan (111, 112)- Số tiền đặt trước.

(4) Khi người bán chuyển hàng đến cho doanh nghiệp, hàng được nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK156 (1561)- Giá mua hàng hoá thực nhập theo giá chưa thuế GTGT

Nợ TK153 (1532)- Trị giá bao bì thực nhập theo giá chưa thuế GTGT Nợ TK133 (1331)- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).

Có TK 331- Tổng giá thanh toán của hàng hoá và bao bì kèm theo đã nhận trong kỳ này.

(5) Khi mua hàng, phát sinh chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi.., kế toán ghi: Nợ TK156 (1562)- Chi phí thu mua (chưa có GTGT).

Nợ TK133 (1331)- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).

Có TK111, 112- Số chi phí thu mua đã thanh toán. Có TK 331- Số chi phí thu mua chưa trả.

Kế toán mua hàng theo phương thức nhận hàng

(1) Trường hợp hàng hoá và chứng từ cùng về: Kế toán thương tự như mua hàng theo phương thức lấy hàng

(2) Trường hợp hàng về trước, chứng từ về sau:

- Hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng chưa có hoá đơn, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính (không bao gồm thuế GTGT):

Nợ TK 156 (1561)- Giá tạm tính của hàng hoá nhập kho.

Có TK 331- Phải trả người bán.

- Khi có hoá đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá ghi trên hoá đơn:

+ Nếu giá trên hoá đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi bổ sung phần chênh lệch Nợ TK 156 (1561)- Phần chênh lệch

Có TK 331- Phải trả người bán

+ Nếu giá trên hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính, kế toán ghi điều chỉnh giảm phần chênh lệch

Nợ TK 331- Phải trả người bán

Có TK 156 (1561)- Phần chênh lệch

Sau bút toán điều chỉnh, kế toán ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo hoá đơn:

Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có).

Có TK 331- Phải trả người bán

(3) Trường hợp chứng từ về trước, hàng về sau:

- Hàng mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 151- Giá mua của hàng đang đi đường ( chưa thuế GTGT ). Nợ TK 133 (1331)- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).

Có TK liên quan (111, 112, 113, 331…)- Tổng giá thanh toán

- Khi hàng mua đang đi đường đã về nhập kho hay gửi bán thẳng, kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561)- Giá trị hàng mua đi đường kỳ trước nhập kho.

Nợ TK 157- Giá hàng mua đi đường kỳ trước gửi bán kỳ này

Nợ TK 632- Giá trị hàng mua đi đường kỳ trước bàn giao trực tiếp cho khách hàng Có TK 151- Trị giá hàng mua đang đi đường về nhập kho hoặc giao bán thẳng

(4) Trường hợp hang bán giao tay ba hay mua gửi bán thẳng Nợ TK 157- Trị giá hàng mua gửi bán thẳng

Nợ TK 632- Trị giá hàng mua bán giao tay ba Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331- Tổng giá thanh toán

Kế toán các trường hợp phát sinh trong quá trình mua hàng hoá

Kế toán hàng thiếu

Mọi trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hoá ở bất kỳ trong khâu nào đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền theo từng nguyên nhân gây ra để xử lý và ghi sổ kế toán.

(1) Khi kiểm nhận nhập kho phát sinh hàng thiếu so với hoá đơn, nếu thiếu chưa rò nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng hoá, kế toán ghi:

Nợ TK 138 (1381)- Hàng thiếu chưa rò nguyên nhân chờ xử lý Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có).

Có TK 111, 112, 331- Tổng giá thanh toán của số hàng bị thiếu hụt

(2) Số hàng thiếu tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể có thể được ghi nhận như sau:

- Nếu thiếu là do hao hụt tự nhiên trong định mức: Nợ TK 156 (1562)

Có TK 138 (1381)

- Nếu người bán xuất thiếu

Khi người bán giao tiếp số hàng thiếu:

Nợ TK 156 (1561)- Số hàng thiếu người bán giao tiếp

Có TK 138 (1381)- Xử lý số hàng thiếu chưa rò nguyên nhân

- Nếu người bán không còn hàng hoặc đơn vị không chấp nhận mua tiếp, kế toán ghi giảm nợ phải trả người bán:

Nợ TK 331- Tổng số tiền theo giá thanh toán của số hàng thiếu Có TK 138 (1381)- Xử lý số hàng thiếu

Có TK 133- Ghi giảm số thuế GTGT của số hàng thiếu (nếu có)

- Nếu cá nhân làm mất hàng hoá phải bồi thường:

Nợ TK 138 (1388), 334 - Tổng giá thanh toán của số hàng thiếu Có TK 133- Thuế GTGT đầu vào giảm trừ (nếu có)

Có TK 138 (1381)- Xử lý số hàng thiếu

Sau đã trừ phần bồi thường, nếu giá trị bắt bồi thường nhỏ hơn giá trị hàng thiếu, được xử lý ghi tăng giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 138 (1381)- Xử lý số hàng thiếu.

Kế toán hàng thừa

Mọi trường hợp phát hiện thừa hàng hoá ở bất kỳ khâu nào đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền theo từng nguyên nhân gây ra để xử lý và ghi sổ kế toán.

(1) Trường hợp khi kiểm nhận nhập kho xuất hiện hàng thừa so với hoá đơn, khi đó doanh nghiệp phải làm biên bản thông báo cho bên bán biết để cùng xử lý:

- Nếu nhập toàn bộ số hàng thừa:

Nợ TK 156 (1561)- Số hàng thừa theo giá chưa có thuế GTGT

Có TK 338 (3381)- Ghi nhận là hàng thừa chưa rò nguyên nhân

- Khi xử lý số hàng thừa:

+ Nếu trả lại cho người bán:

Nợ TK 338 (3381)- Trị giá hàng thừa đã xử lý

Có TK 156 (1561)- Xuất kho trả lại số hàng thừa

+ Nếu đồng ý mua tiếp số hàng thừa:

Nợ TK 338 (3381)- Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào của số hàng thừa (nếu có)

Có TK 331- Tổng giá thanh toán số hàng thừa

+ Nếu do dôi thừa tự nhiên, ghi giảm chi phí mua hàng hoặc ghi tăng thu nhập khác Nợ TK 338 (3381)- Xử lý số hàng thừa

Có TK 156 (1562)- Chi phí mua hàng hoá Có TK 711- Thu nhập khác

+ Nếu thừa không xác định được nguyên nhân, ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK 338 (3381)- Xử lý số hàng thừa

Có TK 711- Thu nhập khác

- Nếu chỉ nhập kho hàng hoá theo giá trị trên hoá đơn:

+ Nếu doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa:

Nợ TK 156 (1561)- Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào của số hàng thừa (nếu có)

Có TK 331- Tổng giá thanh toán của số hàng thừa

+ Nếu thừa không nhận xác định được nguyên nhân ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK 156 (1561)- Nhập kho số hàng thừa theo giá chưa có thuế GTGT

Có TK 711- Thu nhập khác

Kế toán chiết khấu thanh toán hàng mua

(1) Trường hợp hàng mua với phương thức trả chậm, khi thanh toán tiền hàng:

- Nếu thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, số chiết khấu được hưởng ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính và ghi giảm nợ phải trả người bán:

Nợ TK 331- Tổng số tiền còn nợ

Có TK 111, 112- Số tiền thực trả

Có TK 515- Chiết khấu thanh toán tính trên tổng số tiền còn nợ

- Trường hợp doanh nghiệp đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp sau đó mới ghi nhận chiết khấu thanh toán được hưởng, kế toán ghi:

Nợ TK 111- chiết khấu nhận bằng tiền mặt

Nợ TK 112- chiết khấu nhận bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 138 (1388)- chiết khấu sẽ nhận được

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính

Kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại

Trường hợp khi mua hàng phát sinh hàng kém mất phẩm chất trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá đã được chấp thuận từ phía nhà cung cấp hoặc được hưởng chiết khấu thương mại:

Nợ TK 331- Trừ vào nợ phải trả người bán theo tổng giá thanh toán Nợ TK 111, 112- Nhận được bằng tiền

Có TK 156 (1561)- Trị giá hàng hoá bị giảm trừ theo giá chưa thuế GTGT Có TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào giảm trừ tương ứng (nếu có)

4.1.2.3. Kế toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ

a. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 611 “Mua hàng”- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá vật tư mua vào và tăng thêm do các nguyên nhân khác.

Bên Nợ:

- Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên vật liệu, CCDC, hàng mua đang đi đường, .. tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê)

- Trị giá hàng mua và tăng do các nguyên nhân khác trong kỳ

Bên Có:

- Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên vật liệu, CCDC, hàng mua đang đi đường, tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê)

- Trị giá hàng mua bị trả lại, giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng

- Trị giá hàng hoá xuất trong kỳ

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. TK này được chi tiết thành 2 TK cấp 2: TK 6111- Mua nguyên liệu, vật liệu TK 6112- Mua hàng hóa

Tài khoản 156 “Hàng hoá”- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy đầu kỳ, cuối kỳ.

Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ. Số dư Nợ: Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ

Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”- Phản ánh trị giá hàng hoá đang đi đường chưa về nhập kho cuối kỳ.

Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá đang đi dường cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng hoá đang đi đường đầu kỳ. Số dư Nợ: Trị giá hàng hoá đang đi đường cuối kỳ

Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”- Phản ánh trị giá hàng hoá gửi bán cuối kỳ.

Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá gửi bán cuối kỳ.

Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng hoá gửi bán đầu kỳ.

Số dư Nợ: Trị giá hàng hoá gửi bán cuối kỳ

b. Phương pháp hạch toán

(1) Đầu kỳ kinh doanh, kết chuyển trị giá hàng hoá chưa tiêu thụ (tồn kho, tồn quầy, hàng gửi bán, hàng đang trên đường vận chuyển) cuối kỳ trước:

Nợ TK 611- Mua hàng

Có TK 156, 157, 151- Trị giá hàng hoá chưa tiêu thụ cuối kỳ

(2) Trong kỳ, căn cứ vào tính hình tăng giảm hàng hoá, kế toán ghi:

- Trị giá hàng hoá tăng do mua ngoài:

Nợ TK 611- Trị giá hàng hoá theo giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 111, 112, 331- Trị giá hàng hoá theo tổng giá thanh toán

- Chi phí phát sinh trong khâu mua hàng trong kỳ:

Nợ TK 156 (1562)- Chi phí thu mua theo giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 111, 112, 331- Chi phí thu mua theo tổng giá thanh toán

- Trường hợp phát sinh hàng mua bị trả lại, giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng:

Nợ TK 111, 112, 331- Trị giá hàng hoá bị giảm trừ theo tổng giá thanh toán Có TK 611- Trị giá hàng hoá bị giảm trừ theo giá chưa có thuế GTGT Có TK 133 (1331)- Thuế GTGT đầu vào giảm trừ tương ứng (nếu có)

- Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán Nợ TK 111, 112, 331- Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng

Có TK 515- Chiết khấu thanh toán được hưởng theo giá có thuế GTGT

(3) Cuối kỳ kinh doanh, căn cứ kết quả kiểm kê, xác định trị giá hàng hoá chưa tiêu thụ cuối kỳ:

- Kết chuyển hàng hoá, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán tồn kho, tồn quầy- Nợ TK 156- Trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy cuối kỳ

Nợ TK 157- Hàng gửi bán

Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường Có TK 611- Mua hàng

Từ trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ, kế toán xác định trị giá hàng hoá xuất kho trong kỳ:



Trị giá hàng hoá xuất trong kỳ

Trị giá hàng hoá chưa

= +

tiêu thụ đầu

kỳ

Trị giá hàng hoá tăng thêm trong kỳ

Trị giá hàng hoá còn lại

-

chưa tiêu thụ

cuối kỳ


Nợ TK 632, 128, 222, .. - Trị giá hàng hoá xuất bán, xuất khác trong kỳ Có TK 611- Mua hàng

4.1.3. Kế toán giai đoạn bán hàng

4.1.3.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng

a. Khái niệm

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua.

Về mặt kinh tế, bản chất của bán hàng chính là sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hoá. Hàng hóa của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ lúc này doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh tức là vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành.

Về mặt tổ chức kỹ thuật, bán hàng 1à quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đến thực hiện trao đổi mua bán hàng hóa thông qua các khâu nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật, các hành vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại, thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của mình cũng như đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội.

b. Các phương thức bán hàng

Trong các doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hoá có thể được thực hiện theo các phương thức sau:

- Phương thức bán buôn hàng hoá

- Phương thức bán lẻ hàng hoá

- Phương thức bán hàng đại lý

- Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm

- Phương thức bán buôn hàng hoá

Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất. . . để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra.

Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn, giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn hàng hoá, thường bao gồm hai phương thức sau đây:

+ Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho

Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có hai hình thức:

- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này, khách hàng cử người mang giấy uỷ nhiệm đến kho của doanh nghiệp trực tiếp

nhận hàng và áp tải hàng về. Sau khi giao nhận hàng hoá, đại diện bên mua ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán đồng thời trả tiền ngay hoặc ký nhận nợ.

- Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển gửi hàng bán có thể do bên bán chịu hoặc có thể do bên mua chịu tuỳ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàng hoá mới được chuyển giao từ người bán sang người mua.

+ Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng

Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng hoá bán ra khi mua về từ nhà cung cấp không đem về nhập kho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng. Phương thức này có thể thực hiện theo các hình thức sau:

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (Hình thức giao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do hai bên thoả thuận. Sau khi giao hàng hoá cho khách hàng thì đại điện bên mua sẽ ký nhận vào chứng từ bán hàng và quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển giao cho khách hàng, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ.

- Phương thức bán lẻ hàng hoá

Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn

định. Phương thức bán lẻ thường có các hình thức sau:

+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà trong đó việc thu tiền ở người mua và giao hàng cho người mua tách rời nhau. Theo hình thức này, mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách rồi viết hoá đơn,

Xem tất cả 254 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí