Kế toán tài chính 1 - 13


8

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

9

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

10

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

11

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

12

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000


Tổng cộng cả năm

35.437.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Kế toán tài chính 1 - 13


CHƯƠNG V


KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

I/ KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG, HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, QUỸ LƯƠNG 1/ KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG

- Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùng.

- Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

(điều 55 – luật lao động của VN)


2/ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG.

a/ Tiền lương theo thời gian:

Tiền lương theo thời gian là tiền lương phải trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tế, theo cấp bậc và thang lương của người lao động, tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ, cụ thể như sau:

- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động.

- Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;

- Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiều chuẩn quy định tại Điều 68 của Bộ Luật Lao động;


CÔNG THỨC:

Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x ( Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp) Mức lương tuần = (Mức lương tháng x 12)/52

Mức lương ngày = Mức lương tháng / 22 (hoặc 26)

Chú ý:

* Mức lương cơ bản của doanh nghiệp phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu của nhà nước, cụ thể:


+ Khu vực nhà nước :

Lương căn bản = mức lương tối thiểu x hệ số lương

+ Đối với khu vực ngoài nhà nước :

Lương căn bản = mức lương chính ký trên hợp đồng lao động

* Hệ số lương: phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề lao động, số năm kinh nghiệm, bằng cấp của người lao động và chính sách lao động của doanh nghiệp.

* Các khoản phụ cấp lương : theo chính sách phân bổ lao động của nhà nước, doanh nghiệp,ví dụ : phụ cấp trách nhiệm, độc hại, làm thêm giờ…


b/ Tiền lương theo sản phẩm:

Tiền lương tính theo SP là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động đúng với chất lượng đã quy định sẵn, khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành.

Tiền lương theo sản phẩm = Số lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương/SP

- Tiền lương sản phẩm cá nhân : áp dụng đối với CNTTSX, công việc của họ có tính chất tương đối độc lập. Điều kiện : thống kê đựợc số lượng sp hòan thành cho từng cá nhân

TL = SL SP hòan thành đúng yêu cầu * Đơn giá

Ví dụ : Hãy tính lương bình quân theo sản phẩm trong tháng của công nhân A theo số lương sau :

Số lương đạt yếu cầu : 400SP

định mức lao động : 30 phút/sp

=> Lương bình quân của CN A 32.000 đ/ngày

- Tính lương sp gián tiếp : trả lương cho công nhân phụ , làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa bảo dưỡng máy móc …. Tính theo % mức lương chính

- Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến : Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền thương khi nhân viên có số lương sản phẩm thực hiện trên định mức quy định.

Cách tính này thường áp dụng trong những giai đoạn mà DN cần tăng năng suất để kịp hoàn thành tiến độ hay kịp giao hàng theo hợp đồng đã được ký kết. Thông thường công bố biểu thưởng lũy tiến cho công nhân biết trước.

c/ Tiền lương khoán.

- Tiền lương khoán là khoản tiền lương tính cho một khối lượng công việc được giao cho cá nhân hoặc tập thể được xác định trong một thời gian nhất định.


- Khi thực hiện lương khoán cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành

để đảm bảo chất lượng và hiệu quả lao động

3/ QUỸ TIỀN LƯƠNG

Quỹ tiền lương là tòan bộ số tiền lương tính theo số CNV của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương bao gồm các khoản sau:

- Tiền lương theo thời gian, SP, khoán…

- Tiền lương trả trong thời gian ngừng SX, điều động công tác, đi học…

- Tiền thưởng trong lương

- Phụ cấp làm thêm, làm đêm, làm ca

- Phụ cấp trách nhiệm…

Quỹ tiền lương về hạch toán chia làm 2 loại :

quỹ tiền lương chính : tiền lương trả cho người lao động tính theo khối lượng công việc hay tính theo thời gian học có mặt làm việc thực tế ( lương + phụ cấp)

quỹ tiền lương phụ : trả cho người lao động trong thời gian học không có mặt làm việc thực tế nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ

II. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUY ĐỊNHVỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BÀO HIỂM Y TẾ, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN

a. BHXH:

- Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là một khoản tiền bảo hiểm mà người lao động được hưởng trong các trường hợp khi họ nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp hoặc khi hưu trí, tử tuất. Để được hưởng khoản này người sử dụng lao động và người lao động phải đóng vào quỹ BHXH theo qui định trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp

- Quỹ BHXH : do cơ quan BHXH quản lý vì vậy sau khi trích lập DN phải nộp toàn bộ số đã trích cho cơ quan BHXH và quỹ này được chi tiếu khi người tham gia BHXH bị ốm đau, thai sản, hưu trí, mất sức…

- Quỹ BHXH tính 26% trên tổng số lương cấp bặc phải trả hàng tháng, trong đó:

+ 18% được tính vào CPSXKD của doanh nghiệp

+ 8% trừ vào lương của người lao động.


b. BHYT

- Bảo hiểm Y tế (BHYT): Là khoản tiền hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động phải đóng cho quỹ BHYTđể được đài thọ cho người lao động khi ốm đau như: Tiền viện phí, tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc…

- Quỹ BHYT : do cơ quan BHYT quản lý vì vậy sau khi trích lập DN phải nộp toàn bộ hoặc 1 phần số đã trích cho cơ quan BHYT và quỹ này được chi tiêu khi người tham gia BHYT bị ốm đau, bệnh tật.

- Quỹ BHYT tính 4,5% trên tổng số lương cấp bậc hàng tháng, trong đó:

+ 3% được tính vào CPSXKD của doanh nghiệp

+ 1,5% trừ vào lương của người lao động c. KPCĐ:

- Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Là khoản dùng chi cho các hoạt động của công đoàn.

- Hàng tháng doanh nghiệp phải trích 2% trên tổng số lương phải trả cho người lao

động và tính hết vào CPSXKD.

- Theo chế độ hiện hành, quỹ được trích 2% trên tổng quỹ lương và được tính vào chi phí SXKD trong đó 1% nộp đơn vị cấp trên và 1% để lại tại quỹ công đoàn đơn vị d. Trợ cấp thất nghiệp:

Được sử dụng để trợ cấp cho người lao động khi thôi việc

Quỹ Trợ cấp thất nghiệp tính 2% trên tổng số lương cấp bậc hàng tháng, trong đó:

+ 1% được tính vào CPSXKD của doanh nghiệp

+ 1% trừ vào lương của người lao động

TÓM TẮT CÁC TỶ LỆ TRÍCH LẬP QUỸ BHXH, BHYT, KPCD,BHTN



NỘI DUNG


TỶ LỆ TRÍCH THEO LƯƠNG

TRONG ĐÓ

Doanh nghiệp chịu

(Tính vào chi phí)

Người lao động chịu (Trừ lương)

BHXH

26%

18%

8%

BHYT

4,5%

3%

1,5%


KPCĐ

2%

2%

0%

Trợ cấp thất nghiệp

2%

1%

1%

TỔNG

34,5%

24%

10,5%


III/ NHIỆM VỤ, CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG


1/ Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động

- Tính toán chính xác, kịp thời và đúng chế độ về các khoản tiền lương, tiền trợ cấp phải trả cho người lao động

- Tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí lao động cho các đối tượng tính vào chi phí SXKD

- Lập các báo cáo về tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Tiến hành thanh toán đúng và đầy đủ các khoản tiền cho người lao động


2/ Thủ tục, chứng từ hạch toán

- Bảng chấm công: do tổ trưởng hoặc cá nhân lập

- Phiếu báo làm thêm giờ: do cá nhân lập=> tổ trưởng ký duyệt-> phòng kế toán

- Phiếu báo sản phẩm hòan thành: do cá nhân lập có sự kiểm tra của KCS hoặc do tổ trưởng lập

- Bảng thanh tóan lương: lập riêng cho từng cá nhân mang tính tổng hợp

- Bảng thanh toán BHXH: do kế tóan bộ phận hoặc kế tóan tổng hợp tiền lương lập

- Bảng thanh tóan tiền lương trong và ngoài doanh nghiệp

- Bảng thanh toán lương, phiếu chi


3/ Sổ sách kế toán sử dụng

- Các sổ chi tiết lương, BHXH, BHYT, KPCD

- Sổ cái TK334, 3383,3384,3382, 3335, 351


IV. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG, ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG


1/ Tài khoản sử dụng

Kế toán tiền lương sử dụng tài khoản 334 “Phải trả người lao động” để theo dõi các khoản phải trả và tình hình thanh toán tiền lương


Tàikhoản334"Phải trảngười lao động"

LươngcáckhoảnđãtrảCBCNVtrongdoanhnghiệp

Cáckhoảnkhấutrừtronglương

LươngcáckhoảnphảitrảCBCNVtrongdoanhnghiệp


SDCK:soácònphảitrảngườilao


Tàikhoản338"Phảitrả,phảinộpkhác"

NoäpBHXHchocấptrênTríchBHXH,BHYT,KPCĐtheotỷlệquyđịnh

ChiBHXHtạiđơnvị,chimuaBHYT,chiKPCĐ

SDCK:soáđãtríchchưasửdụng


Kế toán các khoản trích theo lương sử dụng tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” để ghi nhận. Tài khoản 338 có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 3382 “Kinh phí công đoàn” Tài khoản 3383 “Bảo hiểm xã hội” Tài khoản 3384 “Bảo hiểm y tế”


2/ Định khoản

Khi tạm ứng lương cho CNV: Nợ TK334

Có TK111,112

Hàng tháng khi tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:


Nợ 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp SX= A Nợ 627: Phải trả cho nhân viên quản lý PXSX=B Nợ 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng=C

Nợ 642 Phải trả cho nhân viên QLDN = D Nợ TK241: Phải trả cho CNV của XDCB = E

Có 334: Tổng thù lao phải trả cho CNV = A+B+C+D+E


Khi trích BHXH, BHYT, KPCD theo tỷ lệ quy định: Nợ TK622: A x 24%

Nợ TK627: B x 24% Nợ TK641: C x 24% Nợ TK642: D x 24% Nợ TK241: E x 24%

Nợ 334: (A+B+C+D+E) x 10,5%

Có 3382: KPCĐ = (A+B+C+D+E) x 2% Có 3383: BHXH = (A+B+C+D+E) x 26% Có 3384: BHYT = (A+B+C+D+E) x 4.5% Có 3389: BHTN = (A+B+C+D+E) x 2%

Khi tính số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào bảng thưởng:

Nợ 3531

Có 334

Khi tính số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên thay lương trong thời gian nghỉ làm do ốm đau, thai sản…theo qui định hiện hành:

Nợ 3383: BHXH

Có 334

Số tiền ăn giữa ca cho người lao động trong kỳ:

+ Tiền ăn giữa ca đưa cho CNV và CNV tự phục vụ:

Nợ 241,622, 627, 641, 642: tính vào chi phí mức trong quy định: tối đa bằng mức tiền lương tối thiểu của NN quy định đối với công chức nhà nước.

Nợ 353: Số chi vượt mức quy định do quỹ phúc lợi tài trợ Có 334: tổng số tiền ăn giữa ca phải trả cho CNV


+ Tiền ăn giữa ca không đưa cho CNV và công ty phục vụ bữa ăn giữa ca:

Nợ 241,622, 627, 641, 642: tính vào chi phí mức trong quy định: tối đa bằng mức tiền lương tối thiểu của NN quy định đối với công chức nhà nước.

Nợ TK133: nếu có hoá đơn GTGT (tính theo định mức quy định trên) Nợ 353: Số chi vượt mức quy định do quỹ phúc lợi tài trợ

Có 111,112,331: tổng số tiền ăn giữa ca phải trả cho người cung cấp bữa ăn.


Các khoản khấu trừ vào thu nhập công nhân viên (Sau khi đóng BHXH, BHYT, KPCD…).

Các khoản khấu trừ không vượt quá 30% số còn lại Nợ 334

Có 3335: Thuế thu nhập cá nhân

Có 141,1388: các khoản phạt, tạm ứng, bồi thường

Khi thanh toán tiền lương, bảo hiểm, tiền thưởng cho công nhân viên chức, nếu thanh toán bằng tiền:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024