Huy Động Vốn Để Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa 62955

Thứ ba, trình độ quản lý, năng lực quản trị của chủ DN cũng như kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong DNNVV thấp, lao động phần lớn được đào tạo và trường thành thông qua thực tiễn và kinh nghiệm.

Thứ tư, hoạt động SXKD của nhiều DNNVV không bền vững, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường không cao do năng lực tài chính, trình độ của các nhà quản trị DN và nguồn kinh phí dành cho quảng cáo, tiếp thị thị trường hạn chế.

- Vai trò của DNNVV đối với phát triển kinh tế - xã hội.

+ Về khía cạnh kinh tế:

DNNVV đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế - xã hội: Ngày nay, ở mọi quốc gia, DNNVV đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng các DN của nền kinh tế (Mỹ: 98,7%, Đức: 97%, Pháp: 99,6%, Nhật: 99%, Trung quốc: 99% và Việt Nam: 97%...). DNNVV ngày càng đóng góp đáng kể trong tăng trưởng GDP, thu NSNN, tạo việc làm, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

DNNVV có vai trò quan trọng trong thu hút, khai thác vốn và các nguồn lực sẵn có vào mục tiêu đầu tư phát triển. Ở các quốc gia, DNNVV ngày càng phát triển và có mặt ở khắp các địa bàn nên có khả năng khai thác, thu hút các nguồn lực nhỏ lẻ, phân tán nằm rải rác trong dân cư vào mục tiêu phát triển SXKD.

DNNVV góp phần đẩy nhanh quá trình dịch chuyển, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý: Trong nền KTTT hiện đại và cách mạng công nghiệp 4.0, DNNVV với tính linh hoạt cao nên thuận lợi trong ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị phần, dễ dàng dịch chuyển sang ngành mới có hàm lượng “chất xám”, vốn và công nghệ cao. Do đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

DNNVV góp phần tăng cường, phát triển các mối quan hệ kinh tế, tạo cơ sở ra đời các DN lớn: Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, DNNVV ngày càng mở rộng liên kết, hợp tác dưới nhiều hình thức đa dạng như: thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kinh doanh, công nghệ, mạng lưới phân phối hoặc DNNVV trở thành những DN “vệ tinh” của các DN lớn. Mặt khác, các DNNVV có thể “sáp nhập” hình thành DN lớn hoặc các DN lớn có thể chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty với các “DN vệ tinh” là DNNVV.

+ Về khía cạnh xã hội:

DNNVV đóng góp quan trọng trong tạo việc làm: Ở các quốc gia, DNNVV ngày càng thu hút một lượng lao động lớn, tạo việc làm cho 1/2 đến 2/3 lực lượng lao động (ở Đức: DNNVV tạo việc làm cho 50% lực lượng lao động; ở Pháp: 47,7%; ở Nhật Bản: 80,6%; ở Canađa: 42% và ở Việt Nam: 77% tổng số lượng việc làm...). DNNVV đóng góp ngày càng quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống dân cư, giảm thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

DNNVV có vai trò quan trọng trong nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội: Ở các quốc gia, DNNVV có mạng lưới phát triển rộng khắp từ nông thôn đến đô thị, đóng vai trò quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa vùng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội.

Sự phát triển của DNNVV góp phần hình thành đội ngũ các doanh nhân và nhà quản trị DN giỏi, tạo điều kiện ra đời, phát triển các tài năng kinh doanh. Sự ra đời, phát triển của DNNVV trong nền KTTT hội nhập cách cạng mạng 4.0 góp phần hình thành đội ngũ các nhà quản lý và nhà quản trị DN năng động, sáng tạo thích ứng nhanh với quy luật thị trường, đội ngũ các doanh nhân giỏi, các tài năng kinh doanh trẻ.

Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - 6

Vậy, DNNVV có vai trò quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển của mỗi quốc gia cả về kinh tế và xã hội.

1.2.1.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Khái niệm phát triển DNNVV

Phát triển (Development) DN là quá trình "lớn lên" của DN cả về lượng và về chất. Sự lớn lên này được gọi là sự phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu.

Phát triển DN nhằm giúp cho các tổ chức trong việc đối phó với môi trường bất ổn, cả trong nội bộ và bên ngoài DN, thường xuyên bằng những nỗ lực để ứng phó thay đổi kế hoạch với môi trường bất ổn.

Theo Khan Atiqur Rahman (2004), Phát triển DN là quá trình ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của DN, bao gồm: các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, tổ chức DN,

quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng, chính sách đúng đắn mang tính xây dựng, trình độ công nghệ.

Theo Jahangir H. Khan (2012), Phát triển DN là cách tiếp cận từ các phần tử kết hợp bao gồm: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên kết, công nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường hoặc nhu cầu cho các sản phẩm…đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh tế, cung cấp và cải thiện.

Từ khái niệm phát triển DN, theo NCS: Phát triển DNNVV là quá trình tăng trưởng về lượng, gắn với thay đổi về chất của cấu trúc bên trong từng DNNVV, gắn với tăng đóng góp của khu vực DNNVV về kinh tế - xã hội phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế hiện nay.

Như vậy, phát triển DNNVV được biểu hiện trên hai mặt: số lượng (định lượng) và chất lượng (định tính) của DNNVV. Đồng thời phát triển DNNVV được thể hiện ở hai phương diện: từng DNNVV và khu vực DNNVV. Cụ thể:

- Phát triển từng DNNVV là thay đổi cả về lượng và chất trong từng DNNVV. Đó là sự tăng trưởng của mỗi DNNVV về quy mô vốn, lao động, trình độ trang thiết bị công nghệ, khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao trình độ và năng lực quản lý của chủ DN, khả năng tiếp cận và thụ hưởng các chính sách vĩ mô của Chính phủ để phát triển.

- Phát triển khu vực DNNVV là thay đổi về lượng và chất của khu vực DNNVV theo hướng phù hợp. Đó là sự tăng trưởng tỷ trọng DNNVV, gắn với chuyển dịch cơ cấu bên trong khu vực DNNVV, gia tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực DNNVV trong GDP, trong thu NSNN và tạo nhiều việc làm cho xã hội.

Ta có thể khái quát phát triển DNNVV theo sơ đồ sau:

Phát triển DNNVV

Tăng số lượng, tỷ trọng khu vực DNNVV trong tổng DNcủa nền kinh tế

Phát triển khu vực DNNVV

Tăng đóng góp của khu vực DNNVV vào GDP và NSNN, tạo việc làm

Khu vực DNNVV hướng vào ngành, lĩnh vực phù hợp

Phát triển khu vực DNNVV

Khu vực DNNVV ngoài NN ngày càng tăng

Hình 1.1. Sơ đồ phát triển DNNVV


Tăng tổng tài sản hay tổng nguồn vốn trong từng DNNVV

Tăng quy mô hay tổng lao động hoạt động trong từng DNNVV

Phát triển từng DNNVV

Tăng năng lực và hiệu quả hoạt động trong từng DNNVV

Phát triển DNNVV về định lượng


Tăng trình độ quản lý, năng lực quản trị của chủ DNNVV

Phát triển từng DNNVV

Tăng năng lực DNNVV trong thụ hưởng chính sách của Chính phủ

Phát triển DNVVV về định tính

* Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với mỗi quốc gia, phát triển DNNVV là thay đổi về định lượng, định tính của từng DNNVV và khu vực DNNVV. Nội dung phát triển DNNVV bao gồm:

Thứ nhất, Phát triển DNNVV về mặt định lượng:

- Phát triển từng DNNVV bao gồm:

+ Tăng quy mô tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của từng DNNVV. Thông qua quy mô tổng nguồn vốn và sự vận động của vốn, có thể đánh giá năng lực hoạt động của mỗi DNNVV. Trong nền KTTT, để tăng quy mô vốn, mỗi DNNVV phải chủ động cải cách, đổi mới từ bên trong để nâng cao năng lực sử dụng tối ưu nguồn vốn hiện có, đồng thời tăng khả năng huy động vốn từ các kênh cung ứng vốn để tăng tổng nguồn vốn, đáp ứng đủ “cầu vốn” cho hoạt động SXKD. Tăng quy mô tổng nguồn vốn là tiêu thức quan trọng đánh giá phát triển DNNVV về định lượng.

+ Tăng quy mô hay số lượng lao động hoạt động trong từng DNNVV. Quy mô lao động hay tổng số lao động hoạt động trong từng DN là một trong tiêu chí quan trọng để xác định DN là nhỏ, siêu nhỏ hay DN vừa. Tăng số lượng lao động hoạt động trong mỗi DNNVV là tiêu chí đánh giá phát triển DNNVV về định lượng.

+ Tăng năng lực và hiệu quả hoạt động của từng DNNVV:

Một, Tăng năng lực hoạt động của từng DNNVV là nâng cao trình độ trang thiết bị công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong từng DNNVV. Trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế tri thức, trình độ công nghệ hiện đại, phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi DN. Đó là nhân tố quan trọng đánh giá sự phát triển DNNVV và được thể hiện ở hệ số trang bị TSCĐ, giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn.

Hai, Tăng hiệu quả hoạt động của DNNVV được thể hiện ở hiệu quả sử dụng tài sản hay nguồn vốn của từng DNNVV - đây là tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV về chiều sâu.

Hiệu quả hoạt động của DNNVV thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính: Vòng quay toàn bộ vốn (Htq), tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (TSV), tỷ

suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA), tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là tiêu thức quan trọng đánh giá phát triển của DNNVV về định lượng.

- Phát triển khu vực DNNVV bao gồm:

+ Tăng số lượng và tỷ trọng DNNVV trong tổng số DN đang hoạt động của nền kinh tế thích ứng với từng thời kỳ.

+ Tăng đóng góp của khu vực DNNVV trong GDP, trong thu NSNN, tạo việc làm. Hiện nay, xu hướng chung ở mọi quốc gia là giá trị và tỷ trọng giá trị của khu vực DNNVV đóng góp trong GDP, trong thu NSNN ngày càng tăng, DNNVV ngày càng tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa về mặt định tính

- Phát triển từng DNNVV:

+ Nâng cao trình độ quản lý, năng lực quản trị của chủ DNNVV. Chủ DN phải có trình độ tri thức, năng lực quản lý giỏi, năng động, am hiểu pháp luật để xây dựng phương án SXKD khả thi, đồng thời có năng lực tư duy để phân tích các thông tin kinh tế đề ra chiến lược kinh doanh, đưa ra các quyết sách đúng đắn mang lại lợi ích cho DN. Mặt khác, chủ DN phải có năng lực quản trị, nắm vững “nghệ thuật” sử dụng lao động, biết chăm lo cho người lao động.

+ Tăng khả năng của DNNVV trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách của Chính phủ. Trong nền KTTT, Chính phủ các quốc gia đều thực thi chính sách “trợ giúp” DNNVV phát triển. Mỗi DNNVV cần chủ động tiếp cận, nắm chắc các thông tin “chính sách hỗ trợ” nhằm thụ hưởng hỗ trợ của Chính phủ để phát triển.

- Phát triển khu vực DNNVV là chuyển dịch cơ cấu hay cấu trúc lại khu vực DNNVV theo hướng phù hợp:

+ DNNVV ngày càng hoạt động hướng vào các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu khu vực DNNVV hướng vào các ngành nghề phù hợp nhằm khai thác tối đa nguồn lực, hình thành lợi thế tương đối của quốc gia để tạo ra giá trị gia tăng cao.

+ DNNVV hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng. Ngày nay, ở mọi quốc gia, khu vực DNNVV ngoài NN có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số DNNVV của nền kinh tế (70 - 90%). DNNVV ngoài

NN bao gồm các loại hình DN không thuộc sở hữu nhà nước, hoặc sở hữu nhà nước không mang tính chi phối mọi hoạt động kinh doanh của DN. Chuyển dịch cơ cấu khu vực DNNVV theo hướng tăng tỷ trọng DNNVV khu vực ngoài NN, giảm tỷ trọng DNNVV khu vực NN nhằm nâng cao khả năng huy động, sử dụng nguồn lực quốc gia, góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế, tăng GDP, tăng thu NSNN, tạo việc làm. Quá trình chuyển dịch này phù hợp với chủ trương, xu hướng phát triển kinh tế tư nhân ở các quốc gia và Việt Nam.

Như vậy, phát triển DNNVV là sự phát triển toàn diện cả mặt định lượng và định tính, diễn ra trong từng DNNVV và khu vực DNNVV.

* Phát triển DNNVV chịu ảnh hưởng của nhân tố vi mô và vĩ mô

Thứ nhất, Nhóm nhân tố vi mô ảnh hưởng đến phát triển DNNVV gồm: Quy mô nguồn vốn và khả năng huy động vốn; Tình hình và tính chất cạnh tranh trên thị trường; Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; Trình độ đội ngũ các nhà sáng lập và quản trị DN; Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của DNNVV.

Thứ hai, Nhóm nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến phát triển các DNNVV gồm: Môi trường thể chế; Triển vọng phát triển của thị trường vốn; Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm lý, tập quán, văn hóa của mỗi quốc gia, vùng, miền ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNNVV. Các nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ, cùng tác động đến sự phát triển DNNVV. Mỗi DNNVV hoạt động và phát triển đều chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau, nhân tố chủ quan từ chính DNNVV và nhân tố khách quan đến từ môi trường kinh doanh. Trong khuôn khổ của luận án, NCS chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề: Huy

động vốn để phát triển DNNVV.

1.2.2. Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Huy động vốn để phát triển DNNVV là hoạt động của DNNVV trong việc tiếp cận, thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh để phát triển DNNVV.

Đối với từng DNNVV, huy động vốn là hoạt động đánh giá, lựa chọn quyết định huy động vốn nhằm đạt mục tiêu hoạt động của DN. Quyết định huy động vốn của DN gồm: Quyết định về quy mô vốn, cơ cấu nguồn vốn, lựa chọn hình

thức huy động vốn và quyết định về mô hình tài trợ vốn cho từng loại tài sản phù hợp với đặc thù và mục tiêu của DN trong từng thời kỳ nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Đối với khu vực DNNVV, huy động vốn là hoạt động tiếp cận, khai tác các nguồn vốn trong nền kinh tế vào khu vực DNNVV nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn, cơ cấu lại nguồn vốn, gắn với chuyển dịch cơ cấu hay cấu trúc lại khu vực

DNNVV theo hướng phù hợp với nền kinh tế.

Như vậy, huy động vốn và phát triển DNNVV có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Để phát triển, DNNVV phải huy động các nguồn vốn nhằm tăng quy mô nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động của DN; Đồng thời, mục tiêu của huy động vốn là tăng quy mô nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động và phát triển DNNVV. Khả năng huy động vốn của DN sẽ làm tăng quy mô nguồn vốn để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV, tác động trực tiếp đến phát triển DNNVV. Bởi vậy, huy động vốn đóng vai trò điều kiện tiền đề cho phát triển DNNVV, đồng thời, phát triển DNNVV sẽ làm tăng cơ hội và khả năng cho DNNVV tiếp cận, huy động các nguồn vốn nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển.

Tùy thuộc loại hình và đặc điểm hoạt động mà mỗi DNNVV lựa chọn nhằm đưa ra quyết định huy động vốn thích hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế của DN để đạt hiệu quả tối ưu. Song, với mọi DNNVV, nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển DN đều bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

1.2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Huy động vốn chủ sở hữu để phát triển DNNVV là hoạt động của chủ DN trong việc tiếp cận, thu hút tối đa nguồn vốn từ các bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động và phát triển của DNNVV. Tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng tính tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận tạo cơ hội để phát triển DNNVV. Đồng thời, khi DNNVV phát triển không chỉ tăng lợi nhuận để bổ sung tăng vốn chủ sở hữu, mà còn tăng khả năng cho DNNVV huy động tăng nợ phải trả, tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển DNNVV... Đó là quá trình liên hoàn, biện chứng của mối quan hệ giữa huy động vốn và phát triển DNNVV.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí