Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Xung quanh chủ đề về HĐV của NHTM đã có khá nhiều công trình đề cập đến những năm gần đây, trong đó đáng chú ý có một số công trình sau đây:

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MẶT LÝ THUYẾT

Trong nội dung này, luận án sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến HĐV của các NHTM. Một số công trình tiêu biểu bao gồm:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Joel Bessis (1998) trong cuốn sách Risk Management [113]. Đề tài đã tập trung đề cập đến công tác quản trị rủi ro ở các NHTM trong đó có quản trị rủi ro LS – là vấn đề có liên quan mật thiết đến HĐV của NHTM. Goerge H. Hempel S. Donald O. Simenson (1999) trong cuốn sách Bank Management [112], đã đề cập và làm rõ các nội dung liên quan đến quản trị NHTM, trong đó vấn đề quản trị HĐV đã được tác giả tập trung đề cập. Edward W.Reed, Edward K. Gill (2004) trong cuốn sách Quản trị ngân hàng thương mại [19], đã đề cập công tác HĐV cũng như quản trị HĐV ở các NHTM (quản trị tài sản Nợ) trong đó, tác giả đã tập trung đề cập công tác quản trị rủi ro LS, một yếu tố rất quan trọng liên quan đến HĐV ở các NHTM. David Cox (1997) trong cuốn sách Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại [4], đã đề cập và phân tích các nghiệp vụ NH hiện đại được triển khai trong các NHTM quốc tế, và với việc triển khai các nghiệp vụ NH hiện đại này sẽ tạo thuận lợi cho các NHTM mở rộng HĐV với chi phí rẻ. Fredric S. Miskin, trong cuốn sách Tiền tệ, NH và thị trường tài chính [111], đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính – NH, trong đó có các nội dung liên quan đến hoạt động HĐV của NHTM. Josep F. Sinkey (1998) trong cuốn sách Commercial Bank

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Financial Management [114], đã đề cập và phân tích nhiều nội dung có liên quan đến vấn đề quản trị tài chính ở các NHTM, trong đó có vấn đề quản trị nguồn vốn ở NHTM...

Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2

Các cuốn sách Chuyên khảo do các tác giả nước ngoài viết trên đây đều là các tài liệu cẩm nang trong kinh doanh và quản lý NH, song cần lưu ý là hoạt động NH luôn gắn với các điều kiện và hoàn cảnh nhất định, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trong hệ thống tài chính NH hiện nay thì hầu như các công trình chưa đề cập và làm rõ nội dung này có ý nghĩa như thế nào trong HĐV của các NHTM cũng như những rủi ro gắn với huy động nguồn vốn của các NHTM.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vốn và HĐV. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Trần Xuân Kiên (1998) trong cuốn sách “Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam" [34], đã tập trung đề cập và phân tích chiến lược HĐV trong nước cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam, trong đó, HĐV của các trung gian tài chính đã được cuốn sách tập trung đề cập. Trần Kiên (1999) trong cuốn sách “Chiến lược HĐV và các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [35], đã tập trung đề cập và phân tích chiến lược huy động các nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Trương Thái Phương (2000) trong cuốn sách “Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010” [39], đã tập trung đề xuất việc đổi mới chính sách HĐV nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước, trong đó HĐV nước ngoài thông qua kênh các trung gian tài chính mà chủ yếu là các NHTM, đã được tác giả đề cập. Nguyễn Đình Tài (1997) trong cuốn sách “Sử dụng công cụ tài chính – tiền tệ để HĐV cho đầu tư phát triển” [82], trong đó, tác giả đã đi sâu phân


tích vấn đề sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách để các NHTM có thể tăng cường mở rộng HĐV trong nền kinh tế. Nguyễn Minh Tú (1996) trong cuốn sách “Các chính sách huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế Nhật Bản” [93], trong đó, tác giả đã hệ thống hóa các chính sách mà Nhật Bản sử dụng nhằm huy động cũng như phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Các kết luận rút ra có ý nghĩa sâu sắc trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ 20, nhưng đến nay thì ít nhiều ý nghĩa bị suy giảm do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến đổi. Lê Văn Tư (1997) trong cuốn “Các nghiệp vụ NHTM” [94]; Nguyễn Đăng Dờn (2004) trong cuốn giáo trình “Tiền tệ - ngân hàng” [12]; Tô Ngọc Hưng (2009) trong giáo trình “Ngân hàng thương mại” [28]; Nguyễn Thị Mùi (2006) trong giáo trình “Quản trị NHTM” [44]; Nguyễn Văn Tiến trong giáo trình “Quản trị rủi ro trong kinh doanh NH” [89]; Nguyễn Minh Kiều (2012) trong giáo trình “Nghiệp vụ NH hiện đại” [36]… đã đề cập một số vấn đề có tính chất nguyên lý trong HĐV của NHTM. Trần Quang trong cuốn sách “Chiến lược tạo vốn để công nghiệp hóa và phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới”, đã khảo sát tương đối có hệ thống những kinh nghiệm của một số nước trong tạo lập nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở giai đoạn công nghiệp hóa đất nước. Phan Thị Thu Hà trong cuốn sách “Giáo trình quản trị NHTM” đã tập trung đề cập một số vấn đề có liên quan đến HĐV ở NHTM và quản lý HĐV ở NHTM.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Các công trình tiêu biểu có liên quan đến vấn đề HĐV của NHTM có thể kể đến gồm:

Nguyễn Hữu Huấn, Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [27]. Đề tài đã tập trung đề cập phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của NH này giai đoạn trước năm 2005 trên cơ sở đó đề xuất hệ thống


các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại Agribank những năm tới. HĐV của Agribank cũng đã được tác giải luận án đề cập và phân tích, song gắn với chủ đề về HĐV của các NHTM thì công trình này còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ: Luận án này mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề mang tính chất khái quát về HĐV, chưa đi sâu phân tích vấn đề HĐV của NH này. Hơn nữa, tư liệu phân tích là trước năm 2004 nên giá trị tham khảo của luận án này ít nhiều cũng bị suy giảm, do tính chất và đặc điểm kinh doanh NH tại các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có Agribank, đã có nhiều biến đổi.

Lê Thị Thanh Hằng, Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án ủy thác đầu tư vốn nước ngoài tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [25]. Luận án đã tập trung đề cập và phân tích thực trạng thực hiện dự án ủy thác đầu tư vốn nước ngoài tại NH này trong giai đoạn trước năm 2004, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dự án ủy thác đầu tư vốn nước ngoài tại NH này trong tương lai. Đối với các NHTM thì tiếp cận các dự án ủy thác đầu tư có ý nghĩa quan trọng không chỉ về tạo nguồn thu cho NH, mà còn giúp củng cố và tăng cường uy tín thương hiệu của NH, nhưng quan trọng hơn cả là qua đó giúp cho NH có thể tiếp cận nguồn vốn với giá rẻ. Song gắn với chủ đề về HĐV của các NHTM thì công trình này còn nhiều hạn chế: Tác giả mới chỉ nghiên cứu hình thức HĐV thông qua hoạt động ủy thác đầu tư, rất nhiều hình thức HĐV khác mà Agribank đã triển khai thì chưa được tác giả tập trung đề cập làm rõ.

Đoàn Vĩnh Tường, Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa [95], Đề tài đã tập trung đề cập và phân tích để làm rõ vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn trước năm 2009. Vốn huy động từ hệ thống các NHTM cho đầu tư phát triển kinh tế biển tại địa phương cũng đã được tác giả luận án tập trung đề cập,


song còn mờ nhạt. Đối chiếu với chủ đề về HĐV của các NHTM thì công trình này còn một số hạn chế: Đề tài này chỉ gắn HĐV cho đầu tư phát triển kinh tế biển tại một địa phương nên tính khái quát hóa không cao. Nhiều nội dung liên quan đến HĐV của các NHTM chưa được làm rõ, đặc biệt là vấn đề quản lý vốn huy động của NHTM thì tác giả chưa đề cập nghiên cứu.

Nguyễn Đức Hưởng, Chuyển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành Tập đoàn tài chính [31]. đã tập trung đề cập và làm rõ một số nội dung liên quan đến việc chuyển từ mô hình NHTM sang mô hình tập đoàn tài chính, trong đó, vấn đề về điều hòa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong tập đoàn đã được luận án làm rõ. Song các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các nội dung mang tính chất khái quát, chung chung. Gắn với chủ đề về HĐV của các NHTM thì công trình này còn nhiều hạn chế: nhiều nội dung có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến HĐV và quản lý HĐV của NH này chưa được luận án tập trung làm rõ.

Đoàn Văn Thắng Giải pháp hoàn thiện hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn [87]. Đề tài đã thực hiện phân tích một số hoạt động cơ bản của Agribank và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của NH này trong tương lai. HĐV cũng đã được tác giả Luận án tập trung đề cập song chủ yếu mới dừng ở khái quát hóa, chưa đi sâu nghiên cứu làm rõ hoạt động HĐV cũng như quản lý HĐV tại NH này. Hơn nữa, các nghiên cứu của tác giả với các tư liệu phân tích đã khá lạc hậu nên không còn nhiều ý nghĩa tham khảo và vận dụng trong bối cảnh hiện nay.

Đỗ Thị Kim Hảo, Giải pháp quản lý rủi ro lãi xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [26]. Đề tài đã tập trung làm rõ vấn đề rủi ro LS và quản lý rủi ro LS của NHTM, lấy Agribank làm đối tượng phân tích. Nhìn chung các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro LS, có liên quan mật thiết đến HĐV của NHTM, đã đuợc công trình này đề cập và làm rõ. Tuy vậy,


nếu đối chiếu với chủ đề về HĐV của NHTM thì hàng loạt vấn đề chưa được công trình này đề cập và làm rõ, như, các hình thức HĐV của NHTM, qui trình quản lý HĐV của NHTM, nhân tố ảnh hưởng đến HĐV của NHTM...

Nguyễn Văn Dũng, Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 [13]. Đề tài đã đề cập phân tích tương đối toàn diện vấn đề HĐV cho đầu tư phát triển. Vấn đề HĐV của NHTM có được đề cập song còn khá chung chung, nhiều nội dung chi tiết về HĐV của NHTM, như: các hình thức HĐV của NHTM, quản lý HĐV ở các NHTM... chưa được công trình này đề cập và làm rõ. Gắn với chủ đề về HĐV của NHTM thì đây cũng là những hạn chế của công trình này.

Ngoài ra còn có khá nhiều bài viết, bài bình luận đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các hội thảo, hội nghị đề cập chủ đề HĐV của NHTM ở những khía cạnh khác nhau.

Như vậy, đã có khá nhiều các nghiên cứu khác nhau liên quan đến HĐV của NHTM. Có thể khái quát kết quả chính và những hạn chế của các nghiên cứu này như sau:

1.3. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

- Những hướng nghiên cứu chính đã được thực hiện: Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: (i) Nghiên cứu về HĐV của NHTM; (ii) nghiên cứu kinh nghiệm HĐV từ các NHTM trong và ngoài nước; (iii) Nghiên cứu thực trạng HĐV từ một số NHTM trong những năm trước đây, bao gồm cả của Agribank và các NHTM khác; (iv) Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị về công tác HĐV.

Trên cơ sở những hướng nghiên cứu chính đã thực hiện, các kết quả của các nghiên cứu này đã bước đầu đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản về HĐV, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác HĐV của NHTM.


Bên cạnh những nội dung đã được giải quyết, tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan cũng cho thấy một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, đó là:

+ Thiếu vắng những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện cơ sở lý luận về HĐV và quản lý vốn huy động của NHTM.

+ Chưa có nghiên cứu nào đánh giá phân tích toàn diện về thực trạng HĐV và quản lý vốn huy động của Agribank, làm cơ sở để đề ra các khuyến nghị chính sách phù hợp dưới dạng một luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

- Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

+ HĐV tại NHTM các nước đang phát triển luôn phải đối diện với những bất cập: đó có thể là những bất cập từ nội tại của từng NHTM (chẳng hạn: năng lực tài chính yếu, gây khó khăn cho việc triển khai các loại hình dịch vụ HĐV mới, có thể là bởi uy tín thương hiệu chưa cao trên thị trường tài chính, cũng có thể là bởi công tác marketing yếu dẫn tới khó khăn trong HĐV, hoặc từ chính trình độ, năng lực, tư cách đạo đức của một bộ phận cán bộ NH yếu, làm mất uy tín đối với KH…). Nhưng cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan (chẳng hạn: thị trường tài chính kém phát triển dẫn tới chi phí huy động nguồn cao, khó khăn trong việc đa dạng hóa các công cụ HĐV, hoặc môi trường kinh tế luôn tiềm ẩn yếu tố bất ổn gây khó khăn trong HĐV, hoặc cũng có thể là do môi trường pháp lý còn kém hoàn thiện dẫn tới rủi ro pháp lý luôn tiềm ẩn và điều này khiến các NHTM rất khó khăn trong HĐV…). Vậy, các NHTM phải xử lý các bất cập trên như thế nào để có thể huy động được vốn với qui mô, cơ cấu đáp ứng được đầy đủ và kịp thời yêu cầu kinh doanh NH trong từng giai đoạn kinh doanh.

+ Huy động vốn luôn tiềm ẩn những yếu tố gây rủi ro, khiến NHTM bị thua thiệt về tài chính hoặc mất uy tín trên thị trường tài chính… từ đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý HĐV. Cũng giống như bất cứ hoạt


động nào trong chuỗi kinh doanh của một NHTM thì bên cạnh công tác quản lý của các nhà chức trách tiền tệ, công tác quản lý HĐV trong nội bộ từng NHTM phải được đề cao và phải tuân thủ một qui trình hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, việc vận dụng quy trình có thể không giống nhau ở các NHTM khác nhau và đâu là giải pháp cho Agribank. Để đánh giá hoạt động quản lý HĐV thì Agribank cần có những tiêu chí nào và những nhân tố nào tác động đến HĐV của Agribank nói riêng và hệ thống NHTM nói chung?

- Trong những năm qua, HĐV tại Agribank luôn được chú ý đề cao, điều này được thể hiện ở qui mô cũng như thị phần HĐV luôn dẫn đầu trong hệ thống NH Việt Nam. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ở chất lượng và hiệu quả HĐV của NH này những năm qua là thế nào? Những bất cập là gì và nguyên nhân ở đâu? Công tác quản lý hoạt động huy động vốn của Agribank những năm qua là như thế nào?... điều này vẫn đang là câu hỏi lớn cần có giải đáp thỏa đáng, qua đó giúp công tác HĐV của NH đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, điều này vừa giúp NH thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của mình, vừa khẳng định được vai trò và vị thế của một NHTM lớn nhất, dẫn dắt toàn bộ hệ thống NH Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, trong đó có công tác huy động nguồn, điều này cũng giúp xử lý triệt để các bất cập trong huy động nguồn những năm trước đây với những cuộc chạy đua nâng LS huy động rất phức tạp, khó kiểm soát và gây thiệt hại lẫn nhau.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, những hoạt động của NH đã gắn bó với con người từ rất sớm. Nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới về lịch sử hình thành và phát triển của NH đều khẳng định rõ điều này. Các nghiên cứu đều cho rằng, những manh nha của hoạt động NH đã được hình thành và phát triển từ năm 3500 trước Công nguyên với sự hoạt động tự phát của một số nhà thờ, người có quyền thế và các thợ vàng đáp ứng đòi hỏi của dân chúng trong việc cất trữ và bảo quản số của cải của mình nhằm tránh các cuộc cướp bóc thường xuyên xảy ra trong xã hội lúc đó.

Thuật ngữ “NH” bắt đầu được sử dụng từ năm 323 trước công nguyên, cho tới nay, thuật ngữ này đã được dùng để gọi tên cho một thiết chế kinh tế mà hoạt động của nó luôn ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới đời sống con người và xã hội.

Có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM, chẳng hạn:

Nước Pháp coi “NH là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên, nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, TD hay tài chính” (Luật Ngân hàng Pháp năm 1941).

Đan Mạch thì coi “NH là nơi thực hiện các nghiệp vụ thiết yếu bao gồm: thu nhận tiền ký thác; buôn bán vàng bạc; hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện TD và hối phiếu; bảo lãnh các món nợ; thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân; đứng ra bảo hiểm, bảo đảm ký quỹ; tham dự vào thiết lập các xí nghiệp”.


Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM:

- Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các DV tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là TD, tiết kiệm, DV thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế [22].

- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận [79].

NHTM là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, thực hiện các chức năng:

(1) Trung gian tài chính: Với chức năng này, thì hoạt động chủ yếu của NHTM là chuyển các khoản tiền tiết kiệm thành đầu tư;

(2) Tạo phương tiện thanh toán: Giấy nợ do NH phát hành trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Ngày nay, nhà nước tập trung quyền lực phát hành tiền, nhưng các NHTM vẫn tạo tiền thông qua cho vay các khoản tiền gửi từ NH này đến NH khác;

(3) Trung gian thanh toán: NH trở thành trung tâm thanh toán lớn nhất trong nền kinh tế với các hình thức thanh toán rất đa dạng, phong phú (séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, thẻ …). Các NH còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHTW hoặc các Trung tâm thanh toán;

Trong quá trình kinh doanh của mình, các NHTM tạo ra các công cụ tài chính, các loại hình DV tài chính NH làm tăng tính tiện ích của KH khi sử dụng các sản phẩm DV NH. NHTM thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy đây là kênh quan trọng trong nền kinh tế.

2.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế

Ngân hàng là "tạo phẩm tuyệt tác nhất và hoàn thiện nhất" [42; T3, P2] trong số các "tạo phẩm" của kinh tế thị trường. Sự tuyệt tác đó của NH được đánh giá thông qua các vai trò của nó như sau:


Thứ nhất, NH là trung tâm tập trung vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế vào mục đích cho vay phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng khác của xã hội. NH có vai trò này nhờ nó là trung gian tài chính, thực hiện chức năng cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, NH thể hiện vai trò này như thế nào lại tùy thuộc vào tinh chuyên nghiệp trong hoạt động cũng như sự hoàn thiện của môi trường pháp lý về tài chính - NH. NH hoạt động có tính chuyên nghiệp càng cao thì vai trò tập trung vốn và cho vay càng được phát huy tốt. Cũng tương tự như vậy, môi trường pháp lý về linh vực tài chính

- NH càng đồng bộ và hoàn thiện thì càng tạo thuận lợi cho các NH phát huy vai trò là trung tâm trong HĐV và cho vay đối với nền kinh tế

Thứ hai, NH là trung tâm thanh toán lớn của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, DV. Các NH đóng được vai trò này là nhờ có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật, đòi hỏi tất cả các DN tổ chức kinh tế muốn được thành lập và đi vào hoạt động đều phải mở TK và ký quĩ tại NH, đồng thời, trong quá trình hoạt động kinh doanh, tất cả các khoản thanh toán đều phải thông qua TK tại các NH. Những yêu cầu mang tính pháp lý này khiến NH trở thành trung tâm thanh toán lớn trong nền kinh tế. Các NHTM sẽ phát huy vai trò là trung tâm thanh toán trong nền kinh trế thông qua việc tạo ra các phương tiện và phương thức thanh toán phong phú, đa dạng cho nền kinh tế

Thứ ba, NH góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ và thị trường vốn; góp phần ổn định tiền tệ và kiếm chế lạm phát. Về nguyên tắc thì việc kiểm soát và điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường vốn thuộc về NHTW, song NHTW sẽ thực thi chức năng này thông qua các trung gian tài chính, trong đó chủ yếu vẫn là các NHTM. Nghĩa là các NHTM trở thành trung gian truyền tải các thông điệp chính sách của NHTW đối với nền kinh tế. Tuy vậy, khả năng truyền tải hiệu quả hay không các thông điệp chính sách kinh tế của NHTW đối với nền kinh tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố,


trong đó, chủ yếu là sức ”hấp thụ” các can thiệp từ phía các NHTM. Nếu như hệ thống NHTM hấp thụ tốt các thông điệp chính sách của NHTW thì các thông điệp của NHTW sẽ được truyền tải đúng vào nền kinh tế, qua đó, nục tiêu cuối cùng sẽ được thực thi, hiệu quả kỳ vọng sẽ đạt được. Nhưng rất có thể là khi hệ thống NHTM hấp thụ kém thì có thể dẫn tới hậu quả ngược xuất hiện. Chẳng hạn: Khi NHTW dự báo nguy cơ lạm phát tiềm ẩn trong tương lai và thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng chính sách này rất có thể sẽ khiến thị trường TD nóng lên, thanh khoản của hệ thống NHTM bị suy giảm,... dẫn tới hệ lụy là nguy cơ lạm phát kỳ vọng rất có thể càng diễn biến phức tạp khó kiểm soát. Trong tình huống khác, cũng từ giả định NHTW thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, nhưng nếu như hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh và hiệu quả thì khi đó các NH sẽ tự động co hẹp TD và các hoạt động đầu tư, khi đó thông điệp chính sách tiền tệ của NHTW được thực thi hiệu quả.

Thứ tư, NH là trung tâm thanh toán quốc tế của nền kinh tế. Thương mại quốc tế sẽ khó có thể diễn ra thuận lợi nếu như không có sự hiện diện của các NHTM nhằm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nhà xuất nhập khẩu với nhau. Bởi nếu như giữa các nhà xuất nhập khẩu thiếu sự tín nhiệm lẫn nhau về năng lực chi trả và việc các NHTM làm trung gian bảo đảm khả năng chi trả cho các nhà nhập khẩu sẽ khuyến khích các nhà xuất khẩu tăng cường bán hàng trả chậm. Nhưng để thực hiện được vai trò này thì đòi hỏi NHTM phải có đủ uy tín thương hiệu trong cộng đồng tài chính quốc tế. Khi NHTM thực hiện được vai trò này thì đồng thời, nó cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế của quốc gia

Thứ năm, Tham gia vào quá trình "tạo tiền”. Bằng cơ cấu nghiệp vụ tự thân, NHTM còn tạo ra tiền gửi từ một lượng cung tiền cơ bản của NHTW. Các khoản tiền tạo ra từ chính quá trình hoạt động của hệ thống NHTM sẽ tạo điều kiện để các NH tăng cường mở rộng cho vay đối với nền kinh tế.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí