Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2



Vietinbank, CTG

Ngân hàng Công Thương Việt Nam

VN

Việt Nam

VNCB

Ngân hàng Xây Dựng

VND

Việt Nam Đồng

VPBank, VPB

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

WesternBank

Ngân hàng TMCP Phương Tây


WTO

World Trade Organization- Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các thương vụ M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015…52 Bảng 3.2: Các chỉ số tài chính cơ bản của các ngân hàng bị M&A từ năm 2011- 2014… 55

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB từ 2011-2014 57

Bảng 3.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB từ 2012-2014……58 Bảng 3.5: Các chỉ số tài chính cơ bản của Pvcombank và HDBank trong 2 năm 2013- 2014… 59


1.1 Giới thiệu đề tài


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Hoạt động sáp nhập và mua lại (Mergers and Acquisitions, viết tắt M&A) là một trong các chiến lược kinh doanh quan trọng để giúp gia tăng quy mô lớn, mạng lưới hoạt động và sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cũng như là một trong các biện pháp nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế và đã từng áp dụng rất nhiều ở các quốc gia khác nhau trong các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Do đó, đề tài về hoạt động M&A ngân hàng là hết sức phù hợp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

1.2 Sự cần thiết của đề tài

Theo dòi tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian qua - giai đoạn 2011-2015, người viết tự đặt ra một nghi vấn là trong tương lai (sau năm 2020) khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn với thế giới thì các NHTM Việt Nam có còn tồn tại và phát triển được không hay sẽ bị đào thải.

Ngược dòng lịch sử về năm 2005, một năm cột mốc đánh dấu sự xuất hiện một trào lưu hình thành các ngân hàng khi có những thông tin về việc Việt Nam gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), với quy mô vốn điều lệ đăng ký dao động từ 1.000-3.000 tỷ đồng. Các hồ sơ xin đăng ký khi đó có không ít đến từ tập đoàn, tổng công ty nhà nước, một số bộ không liên quan tới kinh tế, cũng quyết xin cho được một ngân hàng của riêng ngành mình, thậm chí có tỉnh cũng muốn xin phép thành lập. Cùng với sự thăng hoa trên thị trường chứng khoán thời kỳ đầu gia nhập WTO, cổ phiếu ngân hàng luôn được xem là một trong những cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư nhất. Thậm chí, hồ sơ đăng ký chưa đến lượt xem xét, trên thị trường cổ phiếu đã được rao bán với giá cao hơn nhiều mệnh giá. Người làm ngân hàng thời đó nói vui, chỉ cần xin được giấy phép thành lập thì ngay hôm sau đã có lãi vài lần.

Sự ra đời một cách ồ ạt của các ngân hàng mới nhưng thiếu sự chuẩn bị chi tiết cần thiết và chuyên môn nghiệp vụ, cộng thêm sự gia tăng mạnh mẽ quy mô vốn và mạng lưới hoạt động của các ngân hàng khi đó cùng với sự chuyển đổi hình thức


hoạt động của một số ngân hàng từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị với số vốn tăng lên gấp nhiều lần (điển hình, Ngân hàng An Bình từ vốn 165 tỷ tăng lên 1000 tỷ năm 2005, Ngân hàng Kiên Long từ 100 tỷ lên 580 tỷ năm 2006, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex từ 135 tỷ cuối năm 2005 lên 1000 tỷ năm 2007…) thông qua phát hành cổ phiếu mới trên thị trường chứng khoán nhưng trình độ quản lý và công nghệ, con người chưa bắt nhịp kịp với sự gia tăng đó. Qua đó, đã tạo ra một áp lực kinh doanh rất lớn cho các nhà quản trị ngân hàng để có thể tạo ra lợi nhuận đủ để làm thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông cũng như thu hút nhân tài ngân hàng về làm việc trong thời kỳ đó. Bên cạnh đó, làn sóng nhà nhà chơi chứng khoán, mua bán bất động sản một cách vô ý thức đã đẩy giá lên của các chứng khoán và bất động sản lên cao quá so với giá trị thật của chính nó và vô hình chung đã hình thành bong bóng về chứng khoán và bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Thêm nữa, việc các ngân hàng liên tục mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, việc tuyển gấp hàng loạt các sinh viên mới ra trường hoặc có khi đang chuẩn bị ra trường với mức lương rất cao, bất kể trình độ và kĩ năng nghiệp vụ để đáp ứng được tốc độ tăng của quy mô trong thời gian này cũng là một vấn đề rất đáng quan ngại lúc bấy giờ.

Hậu quả cộng hưởng xấu của các yếu tố trên bắt đầu xuất hiện với sự bùng nổ của bong bóng bất động sản, thị trường chứng khoán và tình trạng cấp tín dụng một cách vô tội vạ mà không theo quy trình chuẩn hay có khi còn làm giả các giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc định giá tài sản bảo đảm tăng lên để hưởng hoa hồng của các cán bộ tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn 2005-2008. Kết quả là nợ xấu các ngân hàng gia tăng trên diện rộng do nguồn khách hàng vay vốn của các ngân hàng thời đó chủ yếu tập trung ở hai lĩnh vực chứng khoán và bất động sản, sự khủng hoảng của hai thị trường này làm các khách hàng này mất khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng.

Đứng trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu: “tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động


của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 - 2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực”. Tuy nhiên, những diễn biến trong thực tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2011 đến nay (tháng 9 năm 2015) vẫn chưa có nhiều các thương vụ sáp nhập và mua lại giữa các ngân hàng và nếu có cũng chỉ là các thương vụ mang nặng yếu tố lợi ích nhóm cổ đông lớn hơn là lợi ích cho các bên ngân hàng tham gia, thêm nữa, trong giai đoạn này cũng chưa hình thành được một ngân hàng thương mại Việt Nam nào có quy mô vốn đủ lớn để có thể trở thành đối trọng so với các ngân hàng trong khu vực trong tương lai.

Tổng kết lại toàn bộ quá trình lịch sử của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, người viết có sự nhìn nhận chung nhất về hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, đó là sự bị động của các ngân hàng trong các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng, sự thiếu chuẩn bị đầy đủ và cần thiết cho những bước nhảy vọt về chất trong từng giai đoạn phát triển, việc chỉ tập trung vào những lợi ích ngắn hạn mà không vươn tầm nhìn của mình bao quát hơn, một góc nhìn thế giới quan rộng hơn đểcó sự chuẩn bị tốt hơn cho những chuyển biến trong tương lai với mục tiêu lợi ích lâu dài và bền vững, đây là một yếu điểm chung của đa phần người dân Việt Nam, và có thể hiểu thông qua câu “nước đến chân mới nhảy”.

Vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải hành động một cách chủ động hơn, tích cực hơn và nhanh chóng hơn để gia tăng quy mô vốn, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, nâng cao trình độ quản lý và công nghệ…. thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại nếu không muốn bị đào thải trong tương lai không xa với việc Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2020 theo các hiệp định thương mại quốc đã ký (TWO, AEC, TPP). Do đó, người viết chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Có 4 mục tiêu chính, đó là:

Một: Nắm vững được những kiến thức nền tảng về hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng để có cái nhìn đúng đắn hơn, chính xác hơn về hoạt động sáp nhập và mua lại. Qua đó, tạo ra động lực và sự chủ động hơn từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác để tiến hành sáp nhập và mua lại ngân hàng.

Hai: Hiểu biết được các động cơ và các mặt hạn chế của hoạt động M&A mà các ngân hàng tham gia phải đối mặt sau khi tiến hành sáp nhập và mua lại để các ngân hàng có được sự chuẩn bị cần thiếtgiúp thương vụ được thành công.

Ba: Thông qua thu thập ý kiến của các chuyên gia kinh tế- tài chính về hoạt động M&A ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011-2015, để từ đó, người viết có thể đánh giá được chi tiết và rò ràng hơn về các thương vụ M&A ngân hàng đã diễn ra trong giai đoạn 2011-2015.

Bốn: Đưa ra được các giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển hơn trong tương lai, trước mắt là giai đoạn 2016-2020.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Một là: Đề án 254 về tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015 với một trong những biện pháp chính là thông qua việc tiến hành M&A của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian vừa qua có phù hợp không?

Hai là: Tại sao hoạt động sáp nhập và mua lại đã tiến hành rất nhiều trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực, thậm chí tại Việt Nam số lượng các thương vụ sáp nhập và mua lại cũng đã tiến hành không ít tại các lĩnh vực kinh doanh khác, nhưng trong lĩnh vực ngân hàng thì rất hạn chế và nếu có thì thường đều do bị tác động từ phía ngân hàng nhà nước?

Ba là: Các bên tham gia trong các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại Việt Nam có hợp lý không? Các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân


hàng này có tập trung vào lợi ích của các ngân hàng tham gia không hay chỉ do lợi ích của nhóm cổ đông lớn?

Bốn là: Hướng đi nào cho hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, giai đoạn 2016-2020?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Các thương vụ sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, các nhà quản lý ngân hàng hiện tại về hoạt động M&A của các NHTM trong gian đoạn 2011-2015 kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của các ngân hàng thông qua các dữ liệu báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng và của NHNN.

1.7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn được chia thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hoạt động sáp nhập và mua lại.

Chương 3: Thực trạng về hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

Chương 5: Giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới, trước mắt là giai đoạn 2016-2020.

1.8 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Bài nghiên cứu về đề tài hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam đã được tiến hành không ít trong các năm trước đó 2011-2014. Tuy nhiên, đa phần các bài


nghiên cứu này đều chỉ giới thiệu một cách sơ lược nhất về hoạt động M&A ngân hàng, chỉ đánh giá một cách chung chung về thực trạng của hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam qua phương pháp nghiên cứu định lượng và chủ yếu tập trung nghiên cứu vào các thương vụ các NHTM Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Với thực trạng số liệu thông tin về hoạt động của các ngân hàng thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, các thương vụ M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 còn rất hạn chế. Do đó, điểm mới của người viết trong bài luận này so với các bài nghiên cứu trước là việc nghiên cứu bằng phương pháp định tính thông qua việc thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế- tài chính trong nước và nước ngoài về hoạt động M&A của các NHTM trong đề án 254 về “Tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015” trong thời gian từ năm 2011

– 2015 để có thể khắc phục được nhược điểm về mặt số liệu trong các nghiên cứu trước. Qua đó, người viết có thể nhìn nhận về hoạt động M&A một cách bao quát hơn để có thể đưa ra những đánh giá chung về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và đề xuất các biện pháp cho hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, với việc tổng hợp các tư liệu của các bài nghiên cứu trước đây về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam, người viết hứa hẹn sẽ đưa ra một khung cơ sởlý thuyết hoàn chỉnh hơn về hoạt động M&A ngân hàng trong bài nghiên cứu của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022