Về Sự Chỉ Đạo, Điều Hòa Phối Hợp Hoạt Động Của Ubtvqh Đối Với Hoạt Động Của Hđdt, Các Ủy Ban


quan trọng nhất về các lĩnh vực chuyên môn của QH lại không được đặt ra. Với vị trí là các cơ quan tham mưu quan trọng cho QH, hoạt động của HĐDT, các Ủy ban còn là một trong những nơi có điều kiện góp phần thể chế hóa một cách sâu sắc nhất, kỹ lưỡng nhất các chủ trương, nghị quyết của Đảng; nếu không đặt ra vấn đề định hình một cơ cấu tổ chức Đảng mang tính thường xuyên, thì ít nhất, yêu cầu về một cơ chế để có điều kiện duy trì, bảo đảm yêu cầu không chỉ về chuyên môn, mà còn là cả yêu cầu về chính trị trong hoạt động của HĐDT, các Ủy ban khi cần thiết là một thực tế khách quan đặt ra. Điều này có ý nghĩa lớn trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, khi mà việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng pháp luật đã trở thành một trong những phương thức lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng nhất.

Mặc dù từng thành viên là đảng viên có thể hoàn toàn có đầy đủ ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, nhiệm vụ đảng viên, song việc thiếu vắng cơ cấu để bảo đảm sự lãnh đạo sâu sát, thường xuyên hơn và thống nhất hành động giữa các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại HĐDT, các Ủy ban về nguyên lý tổ chức cũng là điều cần tránh. Mặt khác, như PGS.TS Lê Văn Hòe đã lưu ý, không phải vì đa số ĐBQH là đảng viên mà có thể chủ quan, không chú trọng đúng mức tính Đảng trong sinh hoạt QH [28, tr.132], NCS cho rằng, nội dung này còn cần được tiếp tục quan tâm trong hoạt động của HĐDT, các Ủy ban nói riêng.

3.2.5.2. Về sự chỉ đạo, điều hòa phối hợp hoạt động của UBTVQH đối với hoạt động của HĐDT, các Ủy ban

Trách nhiệm của UBTVQH trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của HĐDT, các Ủy ban là vấn đề có tính khách quan, đã phát huy tích cực trong thực tiễn hoạt động của HĐDT, các Ủy ban thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả cơ bản đã đạt được, trong thực tiễn còn có một số vấn đề đặt ra về công tác tham mưu phục vụ giúp UBTVQH trong việc thực hiện trách nhiệm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của HĐDT, các Ủy ban, cụ thể là:

Thứ nhất, có những lúc việc xử lý những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của HĐDT, các Ủy ban của UBTVQH còn chưa thật chủ động, kịp thời. Trong thực tế đã có trường hợp UBTVQH chưa kịp thời trình QH bố trí thời gian thích hợp để xem xét kịp thời những kiến nghị quan trọng trong các báo cáo giám sát của HĐDT, các Ủy ban liên quan đến tiến độ thực hiện, nguồn vốn, chất lượng...công trình quan trọng quốc gia [47, tr.53].


Thứ hai, công tác phân công, phân nhiệm cho các Ủy ban có lúc còn bộc lộ những điểm dễ gây tranh luận về tính hợp lý, có thể ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng hoạt động thẩm tra. Chẳng hạn, về vấn đề này tại phiên họp QH ngày 22/11/2013, kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII, có ý kiến đại biểu nêu ví dụ: “Chúng ta có Luật giao thông đường bộ thì phân công UBQP-AN, Luật về giao thông đường thủy thì phân công cho UBKH-CN-MT, Luật về hàng không thì phân công cho UBPL, cũng là lĩnh vực giao thông mà phân công các Ủy ban như thế thì làm sao chúng ta bảo đảm tính thống nhất về chất lượng...” [116].

Trong hoạt động giám sát, trải nghiệm của ĐBQH cũng cho thấy, vẫn còn có hiện tượng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giám sát của các cơ quan của QH cả về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành giám sát... Điều này dẫn đến thực tế là có một số địa phương có tới 2-3 đoàn giám sát đến một tỉnh chỉ trong khoảng thời gian một tháng [83]. Điều này gây khó khăn cho đối tượng chịu sự giám sát, nhất là ở các địa phương, vừa tốn nhiều thời gian báo cáo đi, báo cáo lại một vấn đề, chưa kể đôi khi kết luận của các chủ thể giám sát còn khác nhau [55]. Điều này phản ánh một thực tế là hoạt động giám sát nói chung và công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp đối với hoạt động giám sát của các cơ quan của QH vẫn còn những vấn đề cần được quan tâm điều chỉnh.

3.3. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC, VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

3.3.1. Về bộ máy giúp việc

Thứ nhất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐDT, các Ủy ban là yếu tố không thể thiếu trong việc bảo đảm sự vận hành tốt hoạt động của các cơ quan này. Trong thời gian qua, kinh nghiệm cho thấy khi nào tổ chức các kỳ thi công khai, có tính cạnh tranh cao thì càng có nhiều khả năng tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế cũng còn chưa được nhiều; có thể nói việc tuyển dụng cán bộ trẻ vào phục vụ tại các đơn vị giúp việc của HĐDT, Ủy ban chưa được tổ chức dưới hình thức các kỳ thi ở cấp độ quốc gia.

Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 17

Thứ hai, cơ cấu đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc về chuyên môn tại các vụ, đơn vị phục vụ HĐDT, các Ủy ban mặc dù đã có bước tăng cường, nhưng xét trong tổng thể, vẫn chiếm tỷ trọng chưa tương xứng so với đội ngũ cán bộ phục vụ không trực tiếp tham mưu, giúp việc về chuyên môn. Trong điều kiện cải cách hành chính, việc tăng biên chế ngày càng khó khăn, thì việc xem xét các


giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như đẩy mạnh xã hội hóa từng bước các mảng công tác phục vụ mà cơ quan nhà nước không cần thiết phải thực hiện, thu hẹp dần đội ngũ cán bộ làm công tác phục vụ về cơ sở vật chất, kỹ thuật đi đôi với việc bảo đảm chế độ, chính sách cho họ cần tiếp tục được xem xét thực hiện.

Thứ ba, hoạt động của các thành viên HĐDT, Ủy ban muốn thực sự phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân thì hoạt động tiếp xúc cử tri, nắm bắt nguyện vọng của họ là việc cần phải làm thường xuyên. Tuy nhiên, hiện nay có thể nói các thành viên HĐDT, Ủy ban cơ bản được sự trợ giúp nhất định từ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND (nay là Văn phòng Đoàn ĐBQH) cấp tỉnh nơi mình ứng cử; còn các đơn vị giúp việc Hội đồng, Ủy ban chưa được giao trách nhiệm chính thức trong việc hỗ trợ ĐBQH là thành viên chuyên trách tại Hội đồng, Ủy ban trong công việc này. Về mặt pháp lý, các quy định pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị giúp việc HĐDT, Ủy ban chưa quy định thật rõ nhiệm vụ này. Trong khi đó đây lại là mảng công việc mà nhiều nhiệm kỳ nay mặc dù có sự trợ giúp nhất định của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, nhưng vẫn không đủ và thực ra lại thiếu sự hỗ trợ ở mức độ đầy đủ, thường xuyên hơn của các đơn vị giúp việc.

3.3.2. Nguồn lực tài chính dành cho hoạt động của HĐDT, các Ủy ban chưa tương xứng

Thứ nhất, đối với hoạt động của HĐDT, Ủy ban trong thời gian qua, thì bên cạnh một số quy định về tài chính trong các văn bản pháp luật khác, việc bảo đảm về nguồn lực tài chính cho hoạt động của HĐDT, Ủy ban còn được quy định trong một số nghị quyết của UBTVQH. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của HĐDT, các Ủy ban cũng cho thấy mặc dù đã có bước tiến, song nhìn chung các chính sách, chế độ tài chính phục vụ hoạt động của HĐDT, Ủy ban chưa phù hợp với đặc thù hoạt động thực tế, chưa bảo đảm nâng cao chất lượng công việc [100, tr.138]; [97, tr.380], đòi hỏi cần phải có một cơ chế tài chính phù hợp hơn với đặc thù công việc của các cơ quan này.

Thứ hai, chế độ đãi ngộ đối với ĐBQH là thành viên HĐDT, Ủy ban mặc dù đã có bước cải thiện so với giai đoạn trước đó song nhìn vào thực tế thì chưa thật tương xứng với phạm vi khối lượng công việc, tính chất, mức độ phức tạp, tầm quan trọng của công việc mà ĐBQH là thành viên HĐDT, Ủy ban phải đảm nhiệm. Hiện nay, ĐBQH hoạt động chuyên trách, trong đó có bộ phận Thường trực HĐDT, các Ủy ban đã được hưởng phụ cấp công tác ĐBQH chuyên trách (Nghị quyết số 555/NQ-UBTVQH13 ngày 28/12/2012 về việc thực hiện phụ cấp


công tác ĐBQH chuyên trách, Điều 1). Đa số thành viên HĐDT, Ủy ban hoạt động kiêm nhiệm chưa được hưởng chế độ này. Về mặt pháp lý và trên thực tế, các ĐBQH là thành viên phải gánh vác các nhiệm vụ, trách nhiệm về chuyên môn của HĐDT, các Ủy ban nặng nề hơn so với các vị ĐBQH khác chứ không chỉ dừng lại ở các hoạt động tại 02 kỳ họp QH hàng năm theo thông lệ. Mặt khác, đặt trong thực tế mức lương tối thiểu hiện nay, cũng phải thấy rằng ngay cả mức phụ cấp dành cho một số ít thành viên chuyên trách tại HĐDT, Ủy ban như trên vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thỏa đáng và thực sự trở thành nguồn lực đủ để đại biểu toàn tâm toàn ý vào công việc của mình.


Kết luận Chương 3

1. Hoạt động của HĐDT, các Ủy ban trong thời gian vừa qua đã có những đóng góp to lớn vào hoạt động của QH nói riêng và của Nhà nước ta nói chung. Những thành tựu to lớn đạt được trong hoạt động của QH, những cải tiến, đổi mới theo xu hướng ngày càng dân chủ, hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, tăng cường tính chất đại biểu cao nhất cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta của QH có phần lan tỏa, bắt nguồn từ chính những thành quả trong thực tiễn hoạt động của HĐDT, Ủy ban.

2. Trong điều kiện QH nước ta hoạt động không thường xuyên, HĐDT, Ủy ban đã ngày càng chứng tỏ vai trò là một trong những chỗ dựa tin cậy của ĐBQH, vai trò là những cơ quan tham mưu, tư vấn chuyên môn về những lĩnh vực cụ thể trong hoạt động của QH. Hoạt động của HĐDT, Ủy ban ngày càng đa dạng, rộng mở, đi vào chiều sâu dựa trên một nền tảng pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng bước được củng cố theo chiều hướng ngày càng tích cực, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, trong hoạt động giám sát, kiến nghị, việc “phản ứng” của HĐDT, Ủy ban trước những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, thúc đẩy việc thực thi trách nhiệm đã được chú ý, có bước tăng cường. Phương thức hoạt động ngày càng dân chủ hơn...Ở góc độ tổng quát, trong điều kiện QH nước ta, việc nhấn mạnh, phát huy vai trò HĐDT, Ủy ban với vị trí là cơ quan tư vấn, tham mưu cho QH, là nơi diễn ra các hoạt động chuẩn bị một cách kỹ lưỡng hầu như toàn bộ các vấn đề trước khi trình ra QH thảo luận, xem xét quyết định đã ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn, phù hợp với thực tế. Đây tiếp tục là những chiều hướng phát triển không thể đảo ngược trong hoạt động của HĐDT, Ủy ban thời gian tới.

3. Đã có dáng dấp của nguyên tắc tập trung dân chủ trong một số quy định về hoạt động của HĐDT, các Ủy ban, tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được khẳng định rõ là một nguyên tắc hoạt động của HĐDT, các Ủy ban, mặc dù đây cũng là một nguyên tắc quan trọng được quy định trong Hiến pháp và có những nét rất đặc trưng phù hợp với hoạt động của các cơ cấu bên trong của QH-thiết chế mang tính chất đại diện cao nhất. Bên cạnh đó, kết quả phân tích và khảo cứu thực tiễn cũng cho thấy nguyên tắc làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số thật ra chưa được vận hành một cách thật đầy đủ, thống nhất xét từ khía cạnh tư duy pháp lý khi thiết kế các nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động cũng như trong thực tiễn hoạt động của HĐDT, các Ủy ban.

4. Một đặc điểm và cũng là kết quả quan trọng trong hoạt động của HĐDT, Ủy ban đến thời điểm hiện nay chính là việc ngày càng thể hiện rõ hơn vị trí là các


cơ quan tham mưu, tư vấn về chuyên môn cho QH trong từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, tính chất thường xuyên trong hoạt động của HĐDT, các Ủy ban về mặt pháp lý và thực tiễn chủ yếu chỉ giới hạn trong hoạt động của một bộ phận nhỏ trong các cơ quan này là bộ phận Thường trực. Do đa số thành viên HĐDT, các Ủy ban hoạt động kiêm nhiệm, nên trong thực tế ở không ít trường hợp, chưa bảo đảm là các công việc trước khi được trình ra QH đã được chuẩn bị thực sự kỹ lưỡng ở cấp độ toàn thể HĐDT, Ủy ban.

5. Như là một tất yếu trong quá trình phát triển, việc nhận diện những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HĐDT, Ủy ban là một nhu cầu khách quan. Bên cạnh đó, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 được ban hành, cũng đồng thời đòi hỏi phải tiến hành điều chỉnh những vấn đề chưa hợp hợp lý, vướng mắc cả về phương diện pháp lý và thực tiễn về hoạt động của HĐDT, Ủy ban nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn.


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI


4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

4.1.1. Tăng cường và tiếp tục đổi mới một bước phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hoạt động của HĐDT, các Ủy ban

Ở nước ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nguyên tắc trọng yếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Kinh nghiệm cho thấy, có thể có nhiều nguyên nhân, song không phải ngẫu nghiên, việc từ bỏ nguyên tắc này của Nhà nước Xô Viết trước đây đã phạm phải sai lầm chiến lược, dẫn đến sự tan rã của Nhà nước XHCN đầu tiên trong lịch sử [7, tr.132]. Gần đây, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “trong điều kiện Đảng ta là Đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước” [14, tr.144]. QH, HĐDT, các Ủy ban có vị trí, vai trò trọng yếu trong việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật. Do đó, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội nói chung cũng như đối với QH, HĐDT, các Ủy ban nói riêng đã trở thành vấn đề có tính nguyên tắc và được Hiến pháp khẳng định.

Ở góc độ chung nhất, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐDT, các Ủy ban cần được đặt trong bối cảnh cụ thể của việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với QH, vừa được tiến hành trên những cách thức, nguyên tắc chung. Chẳng hạn như: (i) Đề ra các chủ trương, đường lối trong hoạt động của QH nói chung và hoạt động của HĐDT, các Ủy ban nói riêng; (ii) Lãnh đạo công tác xây dựng cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự tham gia thành viên Hội đồng, Ủy ban, đặc biệt là nhân sự chủ chốt của HĐDT, Ủy ban...Đây là vấn đề cần phải được nhận thức rõ, bởi vì nếu không làm được như vậy, Đảng không còn là Đảng cầm quyền mà trở thành Đảng đứng ngoài chính quyền, hay tham gia chính quyền với vai trò thứ yếu [8, tr.124]; (iii) Thông qua vai trò của các tổ chức, cơ sở Đảng với những cơ cấu tổ chức cụ thể và vận hành hợp lý; thông qua công tác kiểm tra, giám sát của


Đảng. Trong khi đó, hoạt động của HĐDT, các Ủy ban liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, với chiều hướng ngày càng mở rộng về phạm vi trách nhiệm, xuất phát từ vị trí độc lập tương đối trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, thì việc quán triệt chủ trương, đường lối cụ thể của Đảng gắn với các lĩnh vực do Hội đồng, từngỦy ban phụ trách đòi hỏi còn phải phát huy cả vai trò chủ động, tích cực của các thiết chế này, mà trước hết bắt đầu từ các đảng viên là thành viên Hội đồng, Ủy ban. Việc thực hiện theo hướng này còn là việc góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng về “tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng...Kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở” [14, tr.259-260].

4.1.2. Bảo đảm vị trí, vai trò mang tính chất “trụ cột” của HĐDT, các Ủy ban trong hoạt động của QH

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của QH trong thời gian qua đã làm sáng tỏ một thực tế: chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng của QH phụ thuộc phần lớn vào hai trụ cột chính là các cơ quan của QH và ĐBQH [73, tr.265]. Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH trong thời gian tới, cần đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐDT, các Ủy ban, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan này trong hoạt động của QH. Theo đó, các công việc trước khi đưa trình QH, UBTVQH phải được chuẩn bị, xem xét một cách kỹ lưỡng tại HĐDT, các Ủy ban [85, tr.127, 194]. Bảo đảm trách nhiệm của toàn thể HĐDT, các Ủy ban trong việc xác lập các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này về mặt pháp lý cũng như trong thực tiễn hoạt động.

Trong điều kiện của một QH hoạt động không thường xuyên, đa số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm, song có thể nói yêu cầu của nhân dân về việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại biểu cao nhất của mình là không thể bị gián đoạn, mà đòi hỏi QH phải bảo đảm tính liên tục trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Làm thế nào để cải thiện tình hình này trong điều kiện QH Việt Nam tiếp tục áp dụng cơ chế tổ chức và hoạt động như hiện nay? Cùng với vai trò của UBTVQH, hoạt động của HĐDT, các Ủy ban là những cơ cấu bên trong của QH còn có thể bù đắp cho những “khoảng trống” này. Để Hội đồng, Ủy ban có thể thực hiện tốt nhiệm vụ là nơi diễn ra các hoạt động chuẩn bị kỹ lưỡng đối với toàn bộ các công việc được đưa ra thảo luận, xem xét quyết định tại QH thì HĐDT, các Ủy ban khó có thể tiếp tục duy trì chế độ hoạt động của thành viên là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022