dòi thực hiện các kiến nghị kiểm toán chưa được chú trọng [17]. Mahmoud (2016) trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra tổ chức quy trình KTNB bao gồm 06 bước: (1) Know what and when to audit - Tổ chức xác định khi nào và kiểm toán như thế nào,
(2) Create an audit schedule - Tổ chức xây dựng lịch trình kiểm toán, (3) Pre- planning the scheduled audit - Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán, (4) Conducting the Audit – Tổ chức thực hiện kiểm toán, (5) Record the findings - Tổ chức ghi nhận kết quả kiểm toán và (6) Report the findings - Tổ chức báo cáo kết quả kiểm toán. Tác giả đồng thời cho rằng: trước khi tiến hành KTNB, kiểm toán viên (KTV) nên xác định chu trình nào sẽ được kiểm toán và kiểm toán khi nào. Hiểu phạm vi và mục tiêu của quy trình kiểm toán sẽ giúp KTV tạo lịch trình kiểm toán. KTNB nên được thực hiện dựa trên rủi ro của các quy trình. Rủi ro trong một lĩnh vực cụ thể của DN càng cao, KTV càng cần kiểm toán khu vực kinh doanh đó thường xuyên hơn [16].
Quy trình KTNB trong các DN được tổ chức bao gồm 04 bước: (1) Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán, (2) Tổ chức thực hiện kiểm toán, (3) Tổ chức tổng kết và lập báo cáo kiểm toán và (4) Tổ chức theo dòi các kiến nghị KTNB. Trong đó, giai đoạn tổ chức theo dòi các kiến nghị KTNB được đánh giá là sự khác biệt trong tổ chức quy trình KTNB so với kiểm toán độc lập (KTĐL). Về cơ bản, việc theo dòi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán được KTV thực hiện tùy thuộc vào mức độ quan trọng của nội dung được kiểm toán theo ý kiến đánh giá của ban quản lý đơn vị.
Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Bảo Việt”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính [11] đã đưa ra các giai đoạn trong tổ chức quy trình KTNB trong tập đoàn kinh tế dựa trên quy trình chung của kiểm toán bao gồm các bước công việc: Bước 1- Tổ chức chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, lập kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán. Bước 2 - Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán và việc thực các công việc trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán nhằm thực hiện các chức năng của kiểm toán. Bước 3 - Tổ chức lập báo cáo hay biên bản kiểm toán nhằm đưa ra kết luận của KTNB về đối tượng được kiểm toán. Bước 4 - Là một bước công việc mang đặc trưng riêng của KTNB đó là tổ chức theo dòi sau kiểm toán và giám sát việc thực hiện các kết
luận của KTNB. Đồng quan điểm đó, tác giả Vǜ Thu Hà (2016) với đề tài luận án “Tổ chức KTNB trong các tổng công ty thuộc tập đoàn VINACOMIN” cǜng chỉ ra việc tổ chức quy trình KTNB trong các DN cǜng bao gồm 04 bước [7].
Bên cạnh đó, tổ chức quy trình KTNB cǜng được đưa ra trong các giáo trình và sách chuyên khảo của các học giả trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Phú Giang và Nguyễn Trúc Lê (2017) trong sách chuyên khảo “Kiểm toán nội bộ” đã xác định các bước công việc được thực hiện trong quy trình KTNB trong các DN [8], bao gồm việc (1) lập kế hoạch kiểm toán, (2) thực hiện kiểm toán, kết thúc và
(3) lập báo cáo kiểm toán và (4) theo dòi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Đồng quan điểm đó, sách chuyên khảo “Kiểm toán nội bộ trong DN ” chủ biên tác giả Phan Trung Kiên (2017) [9] đã đưa ra quy trình KTNB gồm có 04 bước: (1) Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; (3) Lập báo cáo kiểm toán và (4) kiểm tra việc thực hiện kiến nghị KTNB.
Việc tổ chức quy trình KTNB có thể được chia nhỏ hoặc tổng hợp tùy theo quan điểm của các tác giả nhưng nhìn chung tổ chức quy trình KTNB được tổ chức thành 04 giai đoạn: tổ chức lập kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện thực hiện kiểm toán, tổ chức kết thúc và lập báo cáo và tổ chức theo dòi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB. Việc tổ chức quy trình KTNB có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm từng DN, từng đối tượng kiểm toán, tuy nhiên đều dựa trên các bước cơ bản của quy trình KTNB chung, trong đó nhấn mạnh về vai trò đặc biệt của KTNB ở bước thứ 4 - Tổ chức theo dòi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB. Với ý nghĩa tạo ra giá trị tăng thêm cho DN, KTNB thực hiện theo dòi việc thực hiện kiến nghị sau kiểm toán xét cho đến cùng, nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - 1
- Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt Động Của Kiểm Toán Nội Bộ
- Phương Án Ứng Phó Rủi Ro Và Kiểm Toán
- Giai Đoạn Lập Kế Hoạch Kiểm Toán Nội Bộ Trong Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu trong và ngoài nước tuy có những đề tài cấp ngành hoặc luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến quy trình KTNB tại các DN, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD. Mặt khác, do sự khác biệt về điều kiện hoàn cảnh, môi trường kinh tế, xã hội và môi trường pháp lý cǜng như tính ứng dụng của KTNB Việt Nam, dẫn đến việc nghiên cứu về quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD là khoảng trống cần thiết được giải quyết. Tuy nhiên, việc
thực hiện quy trình tại Tổng công ty HUD cần được cụ thể hóa hơn, đặc biệt một số chức năng về đánh giá rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán năm và kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình KTNB nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình KTNB của DN.
- Nghiên cứu thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD để đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế và phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan của các hạn chế về KTNB tại HUD.
- Từ những nghiên cứu thực trạng quy trình KTNB, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình KTNB, góp phần nâng cao hiệu quả KTNB tại Tổng công ty HUD.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về quy trình KTNB trong DN. Về thực tiễn, đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian: luận văn nghiên cứu tại Tổng công ty HUD.
Về thời gian: Số liệu của luận văn được tác giả khảo sát từ năm 2017 đến năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, luận văn sử dụng quan điểm duy vật biện chứng để xem xét quy trình KTNB trong mối quan hệ tác động qua lại với các bộ phận, chức năng khác trong DN, quan điểm thực tiễn để xem xét tính ứng dụng của quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD, quan điểm hệ thống để nghiên cứu quy trình KTNB trong tổng thể và quan điểm duy vật lịch sử để nghiên
cứu quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD trong tiến trình phát triển của KTNB tại Việt Nam. Vận dụng các phương pháp luận này, luận văn tổng hợp nhận thức về quy trình KTNB trong các DN nói chung và tổ chức KTNB tại Tổng công ty HUD nói riêng đảm bảo tính hệ thống, tính ứng dụng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
5.2. Phương pháp kỹ thuật
Trong luận văn, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như khái quát hóa, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp… các nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, đề tài các cấp, các khảo sát của Viện KTNB toàn cầu IIA, công trình nghiên cứu trước đây về KTNB và tổ chức KTNB trong DN, đặc biệt là việc vận dụng phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật KTNB, quy trình KTNB trong DN.
Để nghiên cứu thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD, tác giả sử dụng một số phương pháp kỹ thuật cụ thể như kỹ thuật tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh... một cách linh hoạt để thu thập thông tin, tài liệu và xử lý dữ liệu. Cụ thể như sau:
(*) Các phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
Luận văn thực hiện thu thập thông tin, tài liệu bằng các phương pháp như:
+ Đối với dữ liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp như các Thông tư, Nghị định của Chính phủ, hệ thống quy trình quy chế quy định nội bộ của Tổng công ty HUD, các kết quả kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra trong và ngoài HUD, các báo cáo phân tích, tổng hợp của Ban Kiểm tra - Kiểm soát HUD và báo cáo giám sát định kǶ, các công trình nghiên cứu, các bài báo, các website... vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao.
+ Đối với dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập thông tin về thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD bằng cách trực tiếp quan sát quá trình làm việc đồng thời thu thập tài liệu gồm hồ sơ kiểm toán, các tài liệu liên quan đến quy trình KTNB. Tác giả thực hiện nghiên cứu tình huống tại Tổng công ty HUD.
(*) Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu
Luận văn sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp thông tin, dữ liệu và thống kê các chỉ tiêu cần thiết. Trong phân tích diễn giải, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Đóng góp của đề tài
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa và làm rò về mặt lý luận về quy trình
KTNB trong DN.
Về thực tiễn: Luận văn mô tả, phân tích, làm rò thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD theo 4 bước cơ bản sau: (1) lập kế hoạch KTNB; (2) thực hiện các cuộc KTNB; (3) tổng hợp kết quả và lập báo cáo và (4) theo dòi thực hiện khuyến một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD, góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả của quy trình KTNB.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán nội bộ trong DN
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
1.1.1. Bản chất và nguyên tắc của kiểm toán nội bộ
1.1.1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ
Cùng với sự ra đời và phát triển rộng rãi của KTNB trên thế giới, có nhiều khái niệm về KTNB, mỗi khái niệm lại có những quan điểm nhìn nhận khác nhau về KTNB. Khái niệm KTNB của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “KTNB là một hoạt động đánh giá được lập ra trong DN như là một dịch vụ cho DN đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB” [12].
Khái niệm KTNB của Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh (ACCA): “KTNB là hoạt động kiểm tra và đánh giá được thiết lập trong một tổ chức nhằm mục đích quản trị nội bộ đơn vị. KTNB có chức năng kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống kế toán và KSNB”. Khái niệm này nội dung cǜng giống như khái niệm KTNB của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) [1].
Trong chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 610 - Sử dụng tư liệu của KTNB: “KTNB là một bộ phận trong hệ thống KSNB của một đơn vị, có chức năng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật và các quy định của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị đó” [2].
Ba khái niệm trên về KTNB tuy ở 3 nước khác nhau nhưng quan điểm về KTNB lại có nhiều điểm giống nhau, cụ thể: (1) KTNB là một bộ phận được thành lập bên trong đơn vị; chức năng của KTNB là kiểm tra và đánh giá; (2) Đối tượng của KTNB là tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB.
Tại Việt Nam, KTNB tuy ra đời muộn nhất so với Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập nhưng cǜng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về KTNB.
Khái niệm về KTNB trong giáo trình “Kiểm toán nội bộ” xuất bản năm 2014 của Học viện Tài chính: “KTNB là một bộ phận độc lập trực thuộc cấp l nh đạo cao nhất thông qua việc thực hiện vai t , quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình để kiểm tra, rà soát, đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực mọi
thông tin, số liệu, hoạt động trong đơn vị nhằm kiến nghị, tư vấn cho các cấp l nh đạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động quản trị và đảm bảo mục tiêu đơn vị đề ra” [14, Tr.27]. Theo khái niệm này thì KTNB có những đặc điểm sau: Thứ nhất, KTNB là một bộ phận độc lập với các bộ phận khác; Thứ hai, KTNB trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của đơn vị; Thứ ba, hoạt động của KTNB là kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn; Thứ tư, đối tượng của KTNB là tất cả các thông tin, số liệu và hoạt động trong đơn vị; Thứ năm, mục đích của KTNB là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu lực quản lý trong đơn vị.
Theo Phan Trung Kiên (2017) thì KTNB là một bộ phận của doanh nghiệp hay tổ chức thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi của đơn vị và phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ của đơn vị [8, tr.31].
Theo quan điểm của tác giả thì KTNB là một bộ phận được xây dựng độc lập trực thuộc cấp l nh đạo cao nhất, với chức năng kiểm tra, đánh giá toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các ý kiến tư vấn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đ đề ra.
Mỗi tổ chức đều đưa ra khái niệm riêng của mình về KTNB. Các khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng bản chất lại đồng nhất với nhau về mục tiêu và chức năng của KTNB, cụ thể:
* Mục tiêu của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
KTNB ra đời từ nhu cầu, đòi hỏi khách quan của quản lý, do đó để phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý điều hành tổ chức, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi ích cho DN thì tùy từng yêu cầu của nhà quản lý và tùy từng đơn vị mà mục tiêu của KTNB có thể khác nhau. Cụ thể, KTNB thường có những mục tiêu sau:
Kiểm tra thông tin tài chính của các hoạt động: KTNB kiểm tra chi tiết các giao dịch, số dư và thủ tục về tài chính của các hoạt động. Đồng thời đánh giá các phương pháp xác định, đo lường, phân loại và báo cáo thông tin tài chính đó.
Soát xét các hoạt động nghiệp vụ: KTNB có thể được giao việc soát xét tính
kinh tế, tính hiệu quả của các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị.
Giám sát kiểm soát nội bộ: KTNB có thể được giao trách nhiệm trong việc
soát xét các kiểm soát, giám sát hoạt động và đề xuất cải thiện liên quan đến KSNB.
Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định: KTNB kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật, các quy định và các yêu cầu bên ngoài khác, cǜng như tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
QLRR: KTNB có thể hỗ trợ nhà quản lý trong việc QLRR, bao gồm việc nhận diện, đánh giá khả năng xảy ra cǜng như thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đồng thời, tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro và giảm thiệt hại rủi ro.
Theo quan điểm truyền thống, KTNB tập trung vào công tác kiểm tra kế toán và các thông tin tài chính của công ty do đó đối tượng chỉ là các BCTC. Nhưng với quan điểm hiện đại thì đối tượng của KTNB được mở rộng hơn để phù hợp với mục tiêu của mình. Do đó đối tượng của KTNB bao gồm: (1) các báo cáo mà chủ yếu là BCTC và báo cáo quản trị; (2) thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định và (3) tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của các hoạt động.
* Chức năng của KTNB trong doanh nghiệp
Với mục đích và đối tượng của KTNB như trên thì ta có thể rút ra 2 chức năng cơ bản của KTNB là: Kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn.
Thứ nhất: KTNB với chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận:
Chức năng này được cụ thể và chú trọng trong từng loại hình kiểm toán khác nhau, với từng tổ chức khác nhau. Chức năng này thực chất là trình tự tác nghiệp của KTNB. Trước tiên với chức năng kiểm tra, KTNB sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu kế toán, tính tuân thủ pháp luật của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị; tính hiệu lực, hiệu quả và kinh tế của các hoạt động. Thông qua kiểm tra, KTVNB đánh giá tính tin cậy của các thông tin, việc tuân thủ pháp luật và tính kinh tế của các hoạt động. Cuối cùng, KTVNB xác nhận thực trạng các thông tin đã kiểm tra, việc chấp hành chế độ luật pháp và tính hiệu lực của các hoạt động.
Thứ hai: KTNB với chức năng tư vấn:
Chức năng này đóng vai trò quan trọng khi mà mong muốn cuối cùng của nhà quản lý khi thiết lập bộ phận KTNB đó chính là tư vấn cho nhà quản lý để hoàn thiện mọi hoạt động của DN. Trên cơ sở đánh giá công tác QTRR của hệ thống