Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN


NGUYỄN HỒNG LÂM


HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ

ĐÔ THỊ (HUD)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 834 03 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VǛ THỊ KIM ANH

Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - 1


HÀ NỘI, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tôi xin TS. Vǜ Thị Kim Anh. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rò ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.

TÁC GIẢ


Nguyễn Hồng Lâm

MỤC LỤC

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp của đề tài 6

7. Kết cấu của luận văn 7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 8

1.1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 8

1.1.1. Bản chất và nguyên tắc của kiểm toán nội bộ 8

1.1.2. Nội dung kiểm toán nội bộ 12

1.1.3. Phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán nội bộ 15

1.2. Quy trình kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 26

1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nội bộ 27

1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ 31

1.2.3. Giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán nội bộ 33

1.2.4. Giai đoạn theo dòi thực hiện kiến nghị kiểm toán nội bộ 35

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - HUD 39

2.1. Tổng quan về Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 39

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 39

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty HUD ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán nội bộ 41

2.2. Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 48

2.2.1. Đặc điểm bộ máy kiểm soát, phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật kiểm toán nội bộ tại tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 48

2.2.2. Thực trạng triển khai quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 52

2.3. Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 65

2.3.1. Những kết quả đạt được 65

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 66

Tiểu kết chương 2 71

Chương 3. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - HUD 72

3.1. Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 72

3.1.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 72

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 74

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng

công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 75

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ 75

3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 77

3.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 78

3.3.1. Hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 79

3.3.2. Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 92

3.3.3. Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán 92

3.3.4. Hoàn thiện giai đoạn theo dòi, kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán 94

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp 95

3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 95

3.4.2. Đối với Tổng công ty HUD 96

Tiểu kết chương 3 98

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CPĐTXD: Chi phí đầu tư xây dựng

DN: Doanh nghiệp

ĐGRR: Đánh giá rủi ro HĐTV: Hội đồng thành viên KTNB: Kiểm toán nội bộ KTVNB: Kiểm toán viên nội bộ KTV: Kiểm toán viên KHKT: Kế hoạch kiểm toán KSNB: Kiểm soát nội bộ NLVL: Nguyên liệu vật liệu QTRR: Quản trị rủi ro QTDN: Quản trị doanh nghiệp RRTC: Rủi ro tài chính SXKD: Sản xuất kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định

XDCB: Xây dựng cơ bản

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 1.1: Phương án ứng phó rủi ro và Kiểm toán 20

Bảng 2.1. Chỉ tiêu thực hiện và kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2015- 2020 40

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thực hiện và kế hoạch (2017-2020 ...41

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 72

Bảng 3.2: Bảng tính điểm rủi ro theo tần suất và mức độ ảnh hưởng 81

Bảng 3.3 Ma trận rủi ro 82

Bảng 3.4: Kết quả xếp hạng rủi ro các đơn vị chọn mẫu 83

Biểu đồ

Biểu đồ 3.1. Giá trị đầu tư giai đoạn 2019 - 2025 73

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Chức năng đảm bảo của RIBA 17

Sơ đồ 1.2: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 27

Sơ đồ 1.3: Giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 31

Sơ đồ 1.4: Giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán nội bộ 33

Sơ đồ 1.5: Giai đoạn theo dòi việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán 36

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Công ty 44

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty 53

Sơ đồ 2.3: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty 54

Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện công tác kiểm tra chi phí đầu tư dự án 58

Sơ đồ 2.5: Giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty 60

Sơ đồ 2.6: Giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán nội bộ 62

Sơ đồ 2.7: Giai đoạn theo dòi việc thực hiện các kiến nghị KTNB tại HUD 64

Sơ đồ 3.1: Quy trình quản trị rủi ro tài chính 86

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm toán nội bộ (KTNB) đã không ngừng phát triển và trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Trong một đơn vị, một tổ chức hay một doanh nghiệp (DN), KTNB là một chức năng đánh giá độc lập đối với những hoạt động khác nhau của DN như là một sự trợ giúp đối với tổ chức, thể hiện qua việc thực hiện chức năng đảm bảo và tư vấn đối với mọi hoạt động trong DN. Với chức năng đảm bảo, KTNB tiến hành kiểm tra, xác nhận từ đó đưa ra sự đảm bảo về tính đầy đủ phù hợp và hiệu quả của các quy trình, bộ phận trong DN, trong đó bao gồm kiểm soát nội bộ (KSNB), quản trị rủi ro (QTRR) và quản trị DN (QTDN) và các chức năng quan trọng khác. Từ đó, giúp nhà quản trị nhận biết được việc tổ chức vận hành các chức năng, nhiệm vụ, bộ phận trong DN đã mang lại hiệu quả hay chưa. Với chức năng tư vấn, khi hiệu quả tổ chức vận hành chưa cao, KTNB phát huy chức năng tư vấn, cung cấp những ý kiến cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình, hoạt động trong DN. Với việc phát huy vai trò trợ giúp đó, KTNB trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Tại các quốc gia phát triển, KTNB được tổ chức trong hầu hết các DN có quy mô lớn với nhiều mô hình đa dạng. Hoạt động hiệu quả của bộ phận này đã trợ giúp đắc lực cho nhà quản lý không những đảm bảo độ tin cậy của thông tin kinh tế tài chính mà còn đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, quy định, nội quy cǜng như nâng cao tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu năng trong các hoạt động chức năng khác nhau của DN .

Để có thể tồn tại và phát triển an toàn trong kinh doanh, từng DN cần hình thành và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, trong đó có KTNB. Các DN ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế, xây dựng và vận hành một bộ phận KTNB có hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay chưa có nhiều đề tài lý luận cǜng như ứng dụng nghiên cứu chuyên sâu về KTNB cho các DN ở Việt Nam. Hệ thống các văn bản pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan chức năng để DN có thể thiết lập và xây dựng bộ phận KTNB hiệu quả còn ít, chưa cụ thể và đồng bộ. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sâu hơn về KTNB cho các DN có những đặc điểm hoạt động riêng trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết và thực sự phù hợp để góp phần hoàn thiện hơn nữa các vấn đề lý luận liên quan.


Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) được tổ chức theo hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và KTNB nói riêng đã được thiết lập tại HUD và bước đầu đã có được những đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý cǜng như hoạt động kiểm soát nói chung của Tổng công ty. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thực trạng KTNB tại Tổng công ty thì KTNB vẫn còn có những vấn đề cần phải khắc phục và hoàn thiện để có thể tiến hành KTNB một cách khoa học và hiệu quả, phát huy được hai chức năng cơ bản của KTNB trong công tác quản trị của Tổng công ty. Nhất là trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, khi mà mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty ngày càng khắc nghiệt, các chính sách tài khóa, tiền tệ không thuận lợi cho sự phát triển, quy mô phát triển của Tổng công ty ngày càng mở rộng cả về giá trị và địa bàn hoạt động... Tất cả các vấn đề đó khiến cho việc xây dựng KTNB trở thành vấn đề phải quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý tại Tổng công ty HUD, trong đó việc xây dựng quy trình KTNB phải thực sự trở thành phương sách quản lý hiệu quả đối với các hoạt động khác nhau của Tổng công ty HUD. Vì vậy, đây là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan

Quy trình KTNB là việc tổ chức, sắp xếp các bước công việc theo trình tự cụ thể. Như vậy quy trình kiểm toán chính là trình tự các bước công việc thực hiện kiểm toán. Nghiên cứu về quy trình KTNB không có nhiều sự khác biệt giữa các tác giả trong và ngoài nước.

Nghiên cứu về tổ chức quy trình KTNB của Robert (2009) đã chỉ ra các bước bao gồm: (1) tổ chức các công việc trước kiểm toán - Internal Audit Preparatory Activities, (2) bắt đầu kiểm toán - Starting the Internal Audit, (3) phát triển và chuẩn bị chương trình kiểm toán - Developing and Preparing Audit Programs, (4) thực hiện kiểm toán - Performing the Internal Audit và (5) kết thúc kiểm toán - Wrapping Up the Field Engagement Internal Audit. Các bước công việc trong quy trình đã được tác giả minh họa cụ thể, tuy nhiên theo quan điểm này, giai đoạn theo

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí