Về Đào Tạo Cán Bộ, Công Chức Qlnn, Cán Bộ Quản Lý Doanh Nghiệp


- Chú trọng việc nghiên cứu và triển khai công tác xã hội hoá hoạt động xúc tiến du lịch để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng khách du lịch, đây chính là lực lượng cộng tác viên xúc tiến hiệu quả và nhanh chóng nhất thông qua việc thoả mãn nhu cầu của du khách, môi trường du lịch thân thiện để họ tuyên truyền, giới thiệu cho du lịch Lâm Đồng.

- Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy việc liên kết, phát triển du lịch thông qua việc nối kết tour tuyến với các địa phương và vùng du lịch để tạo ra những tuyến du lịch hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

3.2.3.5. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ mà các cơ quan QLNN liên quan đều phải thực hiện theo chức năng, quyền hạn của mình. Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch trên địa bàn sẽ giúp cho công tác QLNN của các cấp, ngành có biện pháp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề được kịp thời. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch, ở đây không phải khi có dấu hiệu vi phạm các quy định mới tiến hành kiểm tra, mà coi đây là công việc thường xuyên mà các cơ quan QLNN phải làm. Kiểm tra, kiểm soát một mặt phát hiện những sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục; mặt khác cũng phát hiện được những tổ chức, cá nhân có nhiều cách làm hay, hoạt động có hiệu quả để khen thưởng kịp thời và nhân rộng nhân tố mới. Do vậy, cần khắc phục bằng được quan niệm những vấn đề có dấu hiệu vi phạm mới tổ chức thanh, kiểm tra. Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trong thời gian tới nên tập trung vào các vấn đề chính như sau:

- Về nội dung: Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, các quy định của Nhà nước, của tỉnh có liên quan đến hoạt động du lịch. Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Kiểm tra tính thực thi trong việc xây dựng, ban hành và phối hợp tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của tỉnh.

- Về đối tượng: Kiểm tra các cơ quan QLNN liên quan đến hoạt động du lịch (các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã); các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch.

- Về kế hoạch: Cùng với kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, cơ quan QLNN các cấp có liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể.


3.3. Biện pháp bảo đảm thực hiện phương hướng hoàn thiện Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Tiềm năng du lịch Lâm Đồng rất lớn nhưng nhiều năm qua ngành này vẫn chưa phát huy được khả năng của mình. Những vấn đề chưa làm được có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng trong đó việc chưa phát huy được nguồn lực từ nội lực là vấn đề cần quan tâm trong thời gian đến. Để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Lâm Đồng kể từ năm 2010 trở đi; công tác QLNN về du lịch tỉnh Lâm Đồng cần tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp mang tính định hướng như sau:

3.3.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 22

Du lịch Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng chỉ thực sự lớn mạnh, cạnh tranh được với các quốc gia và các địa phương có ngành du lịch tiên tiến trong khu vực và thế giới khi chúng ta có trong tay nguồn nhân lực mạnh cả về lượng và chất, cũng như xây dựng, học hỏi, áp dụng hoàn chỉnh các quy trình quản lý tiên tiến.

Theo dự báo tại bảng 3.2 thì nhu cầu lao động của ngành du lịch đến năm 2010 là 59.280 người trong đó lao động trực tiếp 19.760 người, theo đó tương ứng cho các loại lao động của năm 2015 là 113.760 người và 37.920 người, năm 2020 là

187.380 người và 62.420 người. Theo số liệu thống kê thì năm 2006 lao động làm việc trong ngành du lịch là 19.511 người, trong đó có 10.318 lao động trực tiếp và tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 38,8%. Như vậy nhu cầu lao động cho ngành du lịch của những năm tới là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch thì chất lượng lao động phải được nâng lên; do đó dự kiến lao động ngành du lịch qua đào tạo đến năm 2010 đạt tỉ lệ 45%, đến năm 2015 đạt 60% và đến năm 2020 đạt 80%.

Một thực tế mà Lâm Đồng cũng như nhiều địa phương khác ở xa các trung tâm lớn là thiếu trầm trọng về đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi. Vấn đề đặt ra ở đây, không phải là không có đội ngũ cán bộ giỏi mà vấn đề là việc làm, thu nhập của đội ngũ cán bộ đó, chính sách "chiêu hiền nạp sĩ" như thế nào cho phù hợp. Nhiều năm qua, số sinh viên là con em của Lâm Đồng đi học tại các trường ở thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết không trở về Lâm Đồng; không những thế đội ngũ cán bộ hiện có của Lâm Đồng, nếu gọi là "đủ lông, đủ cánh" cũng tìm cách để đi khỏi Lâm Đồng, bởi Lâm Đồng chưa phải là vùng "đất lành chim đậu", mọi cơ chế,


chính sách còn trói buộc lẫn nhau. Để Lâm Đồng thu hút, chuẩn bị nguồn nhân lực cho thời gian đến, đặc biệt là sử dụng đội ngũ quản lý và chuyên môn có tầm nhìn chiến lược cho phát triển KT-XH nói chung và ngành du lịch nói riêng của tỉnh, thì phải có quan điểm nhận thức, tầm nhìn một cách khách quan, toàn diện hơn nhằm có những cơ chế, chính sách phù hợp để một mặt vừa đào tạo và giữ chân được đội ngũ cán bộ là con em của Lâm Đồng, vừa thu hút được cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi từ các nơi khác về với Lâm Đồng; cần thiết phải:

3.3.1.1. Về đào tạo cán bộ, công chức QLNN, cán bộ quản lý doanh nghiệp

- Ngoài chính sách hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng về đào tạo nguồn nhân lực nói chung, tỉnh Lâm Đồng cần thiết phải xem xét sửa đổi bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mà không trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính sách phải trên cơ sở khuyến khích người đi học đúng ngành nghề theo công việc đang làm và đào tạo chuyên sâu, đào tạo ở các bậc học cao; cấp uỷ và chính quyền các cấp cần có quan điểm và nhận thức đúng khi cử cán bộ đi học ở các bậc học cao, đồng thời cần xác định rõ đội ngũ cán bộ này chính là lực lượng dự bị tạo nguồn cán bộ quản lý các cấp của tỉnh.

- Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, đòi hỏi phải có quy hoạch đào tạo thật sát với nhu cầu sử dụng; việc cử chọn cán bộ, công chức đi học phải đúng đối tượng, tránh tình trạng những người không làm được việc thì cứ đi học, người làm được việc thì không thể tách công việc để đi học.

- Thu hút và tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có chất lượng cao còn thiếu kể cả đội ngũ cán bộ QLNN, quản lý kinh doanh và kỹ thuật đối với ngành du lịch. Để tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung nên tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Hàng năm sử dụng nguồn kinh phí nhất định từ ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các em học sinh thi đậu vào các trường đại học với số điểm cao, nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn (tài trợ trong suốt thời gian học tập); gia đình và sinh viên sẽ cam kết học tập đạt kết quả tốt và sau khi học xong về nhận công tác tại tỉnh.

+ Bố trí công việc hợp lý cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn cao; có chính sách tạo việc làm ổn định và phụ cấp ngoài chính sách tiền


lương hợp lý cho những cán bộ này, tránh tình trạng người có năng lực thực sự đóng góp nhiều cho sự phát triển cũng hưởng thu nhập như người không có năng lực trong công tác (thậm chí thu nhập ít hơn).

+ Cử đi đào tạo chính quy, đối với những cán bộ trẻ thực sự có năng lực, có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo gắn liền với sử dụng, bổ nhiệm cán bộ [68].

3.3.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Du lịch Lâm Đồng đang trên đà phát triển mạnh khi chúng ta có những lợi thế so sánh so với các địa phương khác. Thế nhưng, nhìn tổng quan, hiệu quả từ ngành du lịch mang lại chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chính khi chất lượng sản phẩm du lịch của chúng ta còn thấp, chưa đồng bộ, đội ngũ nhân lực còn yếu và thiếu, chưa ứng dụng kịp thời những quy trình quản lý bắt kịp trình độ phát triển của thế giới. Vấn đề này càng quan trọng hơn khi Việt Nam đã là thành viên tổ chức WTO, khi những doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các thương hiệu toàn cầu vừa giàu có về tiềm lực vừa có công nghệ quản lý, điều hành, phục vụ tiên tiến. Vì vậy đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển nguồn nhân lực; coi phát triển nguồn nhân lực là một điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch; do đó tỉnh cần quan tâm phát triển các cơ sở dạy nghề để tạo ra lực lượng lao động có trình độ, có kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành du lịch.

Hiện trên địa bàn tỉnh có các cơ sở đào tạo du lịch và nghề du lịch, đó là:

- Trường Đại học Đà Lạt trong những năm gần đây đã đào tạo thêm ngành du lịch bậc đại học, hàng năm chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 80-100 sinh viên.

- Trường Trung học nghiệp vụ du lịch được Tổng Cục du lịch thành lập tháng 9/2006, hiện nay đang đầu tư xây dựng cở sở vật chất và chuẩn bị các điều kiện dạy và học để tuyển sinh trong năm học 2008-2009.

- Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng thành lập năm 1999, trong những năm gần đây chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm 750 học sinh, trong đó chuyên ngành du lịch với quy mô đào tạo 250 học sinh.

- Trường Kỹ thuật Đà Lạt, thành lập từ năm 2000 (từ tháng 7/2007 là Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt) là một trong 15 trường trọng điểm của cả nước về đào tạo


nghề thuộc dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề của Ngân hàng châu Á. Trong các ngành nghề đào tạo có nghề kỹ thuật phục vụ khách sạn với thời gian đào tạo 18 tháng đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và 24 tháng đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; đào tạo nghiệp vụ bàn thời gian đào tạo 1,5 tháng, nghiệp vụ buồng thời gian đào tạo 1,5 tháng, kỹ thuật pha chế cooktail (Bartender) thời gian đào tạo 1 tuần, anh văn đàm thoại dành cho lái xe phục vụ khách du lịch thời gian đào tạo 2 tháng.

Nhìn chung các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện có trên địa bàn tỉnh có khả năng đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch của tỉnh và các địa phương lân cận như các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Nam Trung Bộ. Các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn rất thuận lợi cho những người đã có kinh nghiệm làm việc nhưng chưa qua đào tạo có điều kiện học tập giúp họ có nhiều cơ hội tham gia lao động trong các doanh nghiệp. Song hạn chế của các cơ sở đào tạo là đội ngũ giáo viên chưa tiếp cận được với công nghệ du lịch hiện đại của thế giới.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của Saigontourits [43] [44], công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Lâm Đồng cần tập trung vào những yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao tầm nhận thức sự quan trọng, cấp thiết của chất lượng sản phẩm du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng các quy trình quản lý nhất là trong giai đoạn du lịch Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh. Công tác này đòi hỏi phải có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của ngành du lịch, các cơ sở đào tạo, Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch.

Thứ hai, cần có sự thống kê các hình thức đào tạo tại chỗ đã và đang được áp dụng tại các doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, khoa học về hiệu quả của từng hình thức, kịp thời bổ sung, cập nhật những hình thức và kiến thức mới trong quá trình đào tạo tại chỗ.

Thứ ba, trong công tác đào tạo tại chỗ, bên cạnh nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp, cần có sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cơ quan QLNN, của Hiệp hội Du lịch trong công tác đào tạo, tái đào tạo. Đặc biệt là các cơ sở đào tạo và các


doanh nghiệp du lịch tại Lâm Đồng liên kết với Saigontourits trong việc tư vấn, giảng dạy, chuyển giao công nghệ điều hành, quản lý hiện đại.

Thứ tư, các cơ sở đào tạo và dạy nghề cần phối hợp với ngành du lịch và các cơ sở kinh doanh để nắm bắt nhu cầu và lĩnh vực đào tạo, ứng dụng công nghệ chuyên ngành để chuẩn bị giáo trình sát nhu cầu thực tế và phù hợp trình độ phát triển của du lịch thế giới.

Thứ năm, trong công tác đào tạo tại chỗ bên cạnh các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cần chú trọng đến việc trang bị trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, kinh doanh, quảng bá nhằm giảm chi phí, nâng cao tính tiện dụng, đạt đến hiệu quả cao nhất.

Thứ sáu, về đào tạo và giải quyết việc làm trước hết phải ưu tiên bảo đảm cho dân cư trong độ tuổi lao động tại các vùng bị thu hồi đất của các dự án nói chung và du lịch nói riêng có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với độ tuổi, trình độ, công việc họ đang làm. Để giải quyết vấn đề này, hàng năm UBND cấp huyện và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống kê toàn bộ lực lượng lao động trong vùng bị giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn huyện, tỉnh và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí đào tạo. Kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng này được tính vào kinh phí bồi thường của dự án và ngân sách tỉnh cân đối. Về giải quyết việc làm, tất cả các doanh nghiệp đầu tư đều phải cam kết sử dụng đội ngũ lao động tại địa phương, trong đó đặc biệt ưu tiên cho đối tượng bị thu hồi đất phục vụ cho dự án của chính doanh nghiệp.

3.3.2. Khai thác nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

Theo như dự báo vốn đầu tư tại bảng 3.2 thì nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2020 là 3.749 triệu USD, có nghĩa là trong 13 năm kể từ năm 2008-2020 cần khoảng 3.670 triệu USD (không tính vốn đã đầu tư 2 năm 2006-2007) cho đầu tư phát triển du lịch (kể cả đầu tư hạ tầng và cơ sở kinh doanh); trong đó giai đoạn 2008-2010 khoảng 430 triệu, giai đoạn 2011-2016 khoảng 1.260 triệu, giai đoạn 2016-2020 khoảng 1.980 triệu. Đây là con số khá lớn đối với một địa phương chưa


tự cân đối được ngân sách như tỉnh Lâm Đồng hiện nay, nhưng để kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực kể từ sau năm 2020 thì đây là mấu chốt để đột phá, tăng tốc đòi hỏi công tác QLNN phải năng động và có nhiều phương án cân đối vốn đầu tư để phát triển.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 151 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng vốn đăng ký 43.856 tỷ đồng. Lượng vốn do các doanh nghiệp trong nước đăng ký đầu tư mà chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng thực chất khoảng 60% nguồn vốn này có nguồn gốc nước ngoài (do các doanh nghiệp nước ngoài hoặc Việt kiều đầu tư thông qua các doanh nghiệp trong nước), do vậy lượng vốn đầu tư vào Lâm Đồng theo đăng ký là có tính khả thi cao. Nhưng vấn đề cần giải quyết nguồn vốn này có thật sự đầu tư vào Lâm Đồng hay không thì chúng ta cần xem xét các yếu tố sau đây:

- Từ đầu năm 2003 đến cuối năm 2007 trong số 151 dự án đầu tư thì hiện chỉ có 17 dự án đã đầu tư đưa vào khai thác kinh doanh nhưng với quy mô nhỏ (đầu tư khoảng 600 tỷ đồng/753 tỷ đồng theo đăng ký), 19 dự án đang triển khai đầu tư và đi vào hoạt động trước năm 2010 với vốn đăng ký khoảng 947 tỷ đồng. Phần lớn các dự án còn lại đầu tư với quy mô lớn nhưng hiện tại đang triển khai các thủ tục đầu tư, hoặc do năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế, hoặc chủ đầu tư chiếm giữ dự án để chờ cơ hội. Nếu tính chung về dự án đầu tư trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện nhỏ và vừa, dịch vụ, xã hội mà nhà đầu tư đăng ký đầu tư trực tiếp (không tính các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách hoặc của các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty của Nhà nước), thì tỉnh Lâm Đồng hiện có 399 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 73.000 tỷ đồng; trong đó có 233 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 34.739 tỷ đồng. Như vậy tỉ trọng vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch chiếm khoảng 60% tổng vốn đăng ký đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, điều này có nghĩa các nhà đầu tư rất quan tâm đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng và đồng nghĩa với việc chính sách phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực là hoàn toàn phù hợp. Mặt khác nguồn vốn các nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài du lịch như công nghiệp, nông nghiệp, thủy điện, xã hội chiếm 40% tổng vốn đăng ký xét về mặt tổng thể cũng là một phần đầu tư gián tiếp cho du lịch.


- Để thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp kinh doanh của các doanh nghiệp đăng ký và đầu tư vào lĩnh vực du lịch, Nhà nước phải đầu tư một khoản ngân sách tương đối lớn để bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất và đầu tư hạ tầng đến chân hàng rào dự án các khu du lịch lớn. Như vậy nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 là rất lớn, nếu thực hiện đầu tư đúng như đăng ký thì đáp ứng được nhu cầu vốn theo dự báo để đầu tư tạo bước tăng tốc, đột phá phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 2010 trở đi. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ dựa trên cơ sở đăng ký đầu tư của các chủ đầu tư, còn việc đầu tư nhanh hay chậm và đầu tư bao nhiêu vốn

sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư vào Lâm Đồng sôi động hay không, nghĩa là hiệu ứng dây chuyền doanh nghiệp này đầu tư sẽ kéo theo doanh nghiệp khác đầu tư để tạo thành thị trường và đa dạng các sản phẩm với quy mô lớn để thu hút du khách. Các khu du lịch lớn được đầu tư sẽ kéo theo các dự án vệ tinh ở vùng phụ cận sẽ đầu tư theo; đặc biệt là khu du lịch tổng hợp Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch hồ Tuyền Lâm các dự án này khởi động sẽ tạo được niềm tin về thị trường khách, về quy mô và sản phẩm du lịch của Lâm Đồng, kể cả về cơ chế, chính sách để các nhà đầu tư khác yên tâm đầu tư.

- Chính sách, cơ chế của Nhà nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng có thuận lợi, có khuyến khích, có thông thoáng hay không. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong dự án có tiến hành được thuận lợi hay không.

- Cơ sở hạ tầng trong đó đặc biệt là hệ thống giao thông của tỉnh Lâm Đồng và liên vùng có được đầu tư nhanh, đáp ứng được nhu cầu phát triển không. Đây chính là vấn đề mà các nhà đầu tư lo ngại khi quyết định đầu tư nhanh hay chậm, mà trong đó dự án tuyến giao thông huyết mạch là quốc lộ 20 (đường cao tốc) nối thành phố Hồ Chí Minh với Đà Lạt được triển khai đầu tư nhanh hay chậm.

Để giải quyết những yếu tố trên tạo thuận lợi để các nhà đầu tư tập trung nguồn lực đầu tư nhanh và sớm đưa dự án vào khai thác kinh doanh từng phần hoặc toàn bộ dự án, tác giả đề nghị tỉnh Lâm Đồng thực hiện các vấn đề sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2022